Hôm nay,  

Gene Và Lòng Vị Tha

15/02/200000:00:00(Xem: 5380)
“Chính những gene di truyền của người mẹ được sao chép một cách chính xác sang người con đã tạo nên những động lực huyền bí khiến người mẹ sẵn sàng hy sinh để cứu con. Trạng thái hy sinh và vị tha của người mẹ thực sự chỉ là trạng thái vị kỷ hóa thân đòi hỏi một gene ở thế hệ tương lai phải được bảo vệ bởi một gene ở thế hệ trước đó.” - Richard Dawkins.

Trong số những tác phẩm tìm hiểu về những bí mật của sự sống ở thế kỷ 20, ta không thể không kể đến tác phẩm nhan đề The Selfish Gene được phát hành tại Anh trong đó trình bầy những quan điểm hoàn toàn táo bạo và mới lạ của nhà khoa học Richard Dawkins về những bí hiểm và những nhiệm mầu của sự sống qua sự phát triển của gene di truyền. Trong tác phẩm, nhà khoa học Richard Dawkins đã cho rằng toàn bộ cái gọi là sự sống trong cơ thể của con người thực tế chỉ là một dạng thể hoàn toàn vật chất có tính cách máy móc được cấu tạo theo một dạng thể nhất định trong mục đích nuôi dưỡng và bảo vệ một sự sống có tính cách bất tử kéo dài hàng triệu triệu năm. Sự sống bất tử đó chính là những gene di truyền, một cơ cấu bất tử duy nhất của sự sống được tồn tại qua sự chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kể từ ngày tác phẩm The Selfish Gene xuất hiện trên thị trường văn hóa Tây Phương cho đến nay, người ta ghi nhận đã có hàng trăm ngàn độc giả trên thế giới viết thư cho Richard Dawkins bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với ông về những điều táo bạo ông đã trình bầy trong tác phẩm. Hơn thế nữa, những quan điểm của ông đã tạo nên những thay đổi quan trọng về nếp nghĩ của con người đối với sự sống, khả năng di truyền cũng như sự hình thành cá tính và những sợi dây liên lạc huyền bí giữa những người có cùng huyết nhục. Sau đây, chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng độc giả một số những quan điểm của Richard Dawkins(1) qua bài phỏng vấn ông dành cho phóng viên Thomas Bass.

* * *

T.Bass: Ngài có thể cho biết toàn bộ tư tưởng của ngài về thuyết gene di truyền đã phát triển như thế nào và đã có những ảnh hưởng gì về quan niệm của ngài đối với thế giới"

R.Dawkins: Có thể nói nền tảng khởi thủy của toàn bộ học thuyết về gene di truyền của tôi chính là thuyết tiến hóa của Darwin(2). Chính nhờ thuyết tiến hóa này nên tôi đã nhận thức được cơ cấu có tính cách căn bản nhất của một con người là tế bào mà đặc tính cốt lõi nhất của tế bào chính là gene, một cấu trúc tồn tại song hành trong trứng của người đàn bà và trong tinh trùng của người đàn ông.

Theo tôi nghĩ thì chỉ có gene là cơ cấu duy nhất trong cơ thể con người được nhìn nhận là bất tử và được truyền thụ, tiếp nhận từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, nếu như nhìn vào thực tế khoa học của nhân loại trong thời gian trên dưới một thế kỷ qua, chúng ta phải nhận thấy ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, nhà sinh vật học người Đức tên là August Weistmann đã là người đầu tiên nhìn nhận sự hiện hữu của sự sống trong hai dạng thể hoàn toàn riêng biệt: Dạng sinh thể và dạng di truyền.

Trong khi sự sống ở dạng sinh thể phải trải qua trạng thái sinh trưởng, phát triển và hủy diệt thì trái lại sự sống trong dạng thể di truyền hoàn toàn không mất đi mà được tiếp nối liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nói cách khác, chính gene trong cơ thể của một con người đã được cấu trúc hoàn toàn chính xác trên căn bản sao chép qua nhiều thế hệ và tiếp tục tồn tại trong trạng thái bất biến.

Vì nhận thức sự hiện hữu của gene như vậy nên tôi có quan niệm, cơ thể con người chỉ là chiếc xe hơi trong trạng thái hữu sinh có tính cách giai đoạn và tạm thời mà bên trong chiếc xe hơi đó là sự hiện hữu có tính cách vĩnh cửu của gene. Khi chiếc xe hơi đó già nua và tàn tạ cùng năm tháng thời gian thì gene sẽ được chuyển hóa sang một chiếc xe khác trẻ trung hơn, dồi dào sinh lực hơn. Toàn bộ quá trình chuyển hóa của gene được nhìn nhận trong cuộc sống của con người là quá trình thụ thai và sinh sản.

Dĩ nhiên, tôi cũng thừa nhận sự sống còn của một gene cũng còn tùy thuộc lớn lao vào cơ thể nơi gene cư ngụ. Một khi cơ thể đó phát triển điều hòa tạo những điều kiện thích nghi cho gene có thể tự sao chép và chuyển hóa những đặc tính sang những cơ thể khác thì ta có thể coi sự hiện diện và tồn tại của gene đó là một sự thành công. Bằng không gene đó sẽ bị kết thúc sau khi khả năng sinh sản của cơ thể đó bị hủy diệt.

T.Bass: Tại sao ngài lại gọi những gene di truyền là một cơ cấu có tính ích kỷ"
R.Dawkins: Tôi có thể gọi những gene di truyền là một cơ cấu có tính ích kỷ vì một nguyên nhân căn bản như sau. Tất cả những gene di truyền đều có khuynh hướng tạo nên những động lực ngấm ngầm một cách hoàn toàn vô thức điều khiển cơ thể của người cũng như của loài vật phát triển và thích nghi với môi trường sống trong mục đích duy trì nòi giống cũng như sự tồn tại của chính mình.

Thông thường từ xưa đến nay một khi chúng ta chứng kiến một con gà mẹ liều chết bảo vệ cho một đàn gà con khỏi móng vuốt diều hâu, hay một người mẹ sẵn sàng xả thân cứu con mình khỏi sự hiểm nguy... chúng ta thường cho đó là biểu hiện của lòng vị tha, của sự hy sinh cao qúy.
Tuy nhiên, nếu như nhìn nhận hành động bảo vệ con của thú cũng như của người như là một hành động vị tha và là một sự hy sinh cao qúy thì quả thực chúng ta đã bị xã hội hóa và luân lý hóa trong tư duy mà quên đi chính yếu tố căn bản nhất trong gene di truyền đã là động lực kiểm soát khuynh hướng tình cảm của con người hay của loài vật đối với thế hệ hậu duệ của chính mình.

Nói cách khác, chính những gene di truyền của người mẹ đã được sao chép một cách chính xác và chuyển hóa sang người con đã tạo nên những động lực huyền bí khiến người mẹ sẵn sàng liều chết để cứu con. Thực tế toàn bộ trạng thái được coi là hy sinh và vị tha này chỉ là một trạng thái vị kỷ hóa thân đòi hỏi một gene ở thế hệ tương lai phải được bảo vệ bởi một gene ở thế hệ trước nó.

Trong chiều hướng đó, tôi có thể đi đến kết luận toàn bộ trạng thái tình cảm giữa cá nhân với cá nhân có cùng chung huyết nhục và được coi là biểu hiện của vị tha thực sự chỉ là những hóa thân của lòng vị kỷ được kiểm soát một cách âm thầm và vô ý thức bởi chính gene di truyền mà thôi.

T.Bass: Khi nào thì ngài thực sự cho rằng chính gene di truyền là động lực chính chi phối toàn bộ sự sống của nhân loại"

R.Dawkins: Khi tôi làm luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nikolaas Tinbergen(3) vào năm 1966. Khi đó tôi nhớ là giáo sư có yêu cầu tôi trình bầy một luận án nào đó và tôi quyết định chọn đề tài giải thích về nguyên nhân gì khiến cho loài vật có khả năng tạm gọi là vị tha sẵn sàng hy sinh bảo vệ tính mạng các con khi con gặp hiểm nguy.

Hiển nhiên, trong trường hợp con người, sự hiểu biết, phong tục tập quán cùng trình độ giáo dục khiến con người có thể nhận thức được những điều nên làm và phải làm để có thể bảo vệ con một khi con lâm nguy. Nhưng đối với loài vật, chúng ta không thể nào coi hành động liều chết bảo vệ con của một con gà mái là một hành động vị tha có tính cách xã hội như con người.
Chính những suy tư này đã khiến tôi đi tìm câu trả lời cho hành động vị tha của loài vật trong vấn đề kiểm soát của gene di truyền. Nói đúng hơn, chính những mã số trong gene di truyền đã được cấu trúc trong một chiều hướng hoàn toàn chính xác sau khi sao chép khiến cho mỗi cơ thể nơi gene di truyền cư ngụ có khuynh hướng chiến đấu bảo vệ sự hiện hữu của chính mình được hóa thân trong một cơ thể khác được mệnh danh là con của nó.
Tôi nghĩ khuynh hướng này chẳng phải chỉ có trong loài vật mà có ngay cả trong loài người và khuynh hướng này thường chỉ phát triển theo chiều thuận chứ ít khi theo chiều nghịch. Đó là lý do khiến cha mẹ có khuynh hướng bảo vệ con cái trong khi con cái ít có khuynh hướng xả thân bảo vệ cha mẹ ngoại trừ những ràng buộc có tính cách luân lý và lễ giáo.
T.Bass: Trong phần cuối cùng của tác phẩm The Selfish Gene ngài đã trình bầy về một khuynh hướng của não bộ cho phép con người có thể thoát khỏi những ràng buộc có tính cách độc đoán của gene di truyền. Ngài có thể giải thích thêm về quan niệm này được không"

R.Dawkins: Não bộ của con người là một bộ phận quan trọng của toàn bộ cơ thể được xử dụng trong nhiều mục đích trong đó có mục đích duy trì nòi giống tiếp nối sự hiện hữu của những gene di truyền. Tuy nhiên trong tiến trình thích nghi với môi trường sống cũng như gia tăng khả năng sinh tồn của gene di truyền, não bộ của con người thường tích lũy được những khả năng mới cho phép con người có thể thoát khỏi những bản năng có tính cách di truyền mà gene di truyền ngự trị.

Chính khuynh hướng có tính cách xã hội và giáo dục này đã khiến cho con người đôi khi thoát khỏi những ràng buộc mà gene di truyền đã huấn thị trong quá trình truyền giống khiến con người đôi khi có những hành động nhẫn tâm hoặc những hành động hoàn toàn cao thượng được coi là “lý trí ngự trị tình cảm” như trong chính trị hay trong tôn giáo chẳng hạn…

T.Bass: Nói như vậy có nghĩa là thay vì truyền giống duy trì sự vĩnh cửu của những gene di truyền qua sự sinh sản, đôi khi con người cũng có khuynh hướng gieo rắc những tư tưởng và truyền bá đức tin"

R.Dawkins: Hoàn toàn đúng như vậy! Nói chính xác hơn thì một con người trong những hoàn cảnh nhất định, môi trường nhất định hay sự giáo dục nhất định có thể có khuynh hướng thích dâng hiến toàn bộ cuộc đời cho việc truyền bá tư tưởng, đạo nghĩa hay niềm tin của mình hơn là việc gây dựng nòi giống theo bản năng thuần túy của gene di truyền.

T.Bass: Theo ngài thì liệu có phải việc phát minh ra những phương thức hạn chế sinh sản là một bằng cớ chứng tỏ con người đã có khả năng chống lại những bản năng có tích cách di truyền của gene hay không"

R.Dawkins: Thực tế trong đời sống tự nhiên không hề có chuyện hạn chế sinh sản ngoại trừ sự tương sinh tương khắc của muôn loài [loài này ăn thịt loài khác] cùng những ảnh hưởng của thời tiết và tự nhiên tạo nên sự quân bình trong sự sống. Yếu tố được coi là quan trọng nhất trong gene di truyền để cho gene có thể tồn tại và phát triển chính là khả năng kích động những khoái cảm có tính cách bản năng đòi hỏi sự thỏa mãn của tính dục dẫn đến sự thụ thai và truyền giống.

Chính yếu tố quan trọng này khiến cho sự tồn tại của muôn loài được duy trì một cách hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên chính những phương thức chống thụ thai của con người đã khiến con người có thể thỏa mãn những đòi hỏi của thể xác trong khi không phải duy trì sự phát triển nòi giống. Và tôi nghĩ sự phá vỡ nhu cầu có tính cách tự nhiên này sẽ dần dần khiến cho khoái cảm trong chăn gối của nhân loại sẽ dần dần suy giảm trong tương lai một vài thế kỷ hoặc một vài thiên niên kỷ nữa…


CHÚ THÍCH:

(1) Richard Dawkins sinh năm 1941 trong một gia đình nông gia bình thường tại Anh Quốc và lớn lên trong khung cảnh vừa thơ mộng vừa hiếu học của vùng Oxford để rồi trong những năm tháng sau này, Richard Dawkins trở thành sinh viên đồng thời là giáo sư của viện đại học danh tiếng nhất thế giới. Với một khả năng thông minh ngoại hạng, một tài năng thiên bẩm về đời sống tự nhiên và một đam mê không ngừng nghỉ đối với sự tiến hóa muôn loài, Richard Dawkins đã trở thành một trong những người có uy tín vào bậc nhất thế giới có khả năng giải đáp những bí ẩn cùng những huyền diệu của sự sống. Hiện tại ly dị và là cha của một người con gái duy nhất, Richard Dawkins sống tuy hiu quạnh lẻ loi một thân một mình trong một tòa nhà đối diện ngay quang cảnh thời Trung Cổ của Viện Đại Học Oxford nhưng ông vẫn say mê trong sứ mạng tìm tòi và khám phá những bí mật của đời sống tự nhiên.

(2) Charles Robert Darwin (1809 - 1882), nhà sinh vật học cha đẻ của thuyết tiến hóa và là tác giả của tác phẩm gây chấn động thế giới nhan đề “Nguồn Gốc Các Loài” xuất bản năm 1859.

(3) Nikolaas Tinbergen là khoa học gia người Anh chuyên nghiên cứu về tâm sinh lý của loài vật và được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao giải thưởng Nobel vào năm 1973 sau khi ghi nhận những công lao to lớn của ông trong lĩnh vực nghiên cứu đời sống tự nhiên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.