Hôm nay,  

Bình Dương Hậu Biểu Tình: 60.000 Công Nhân Mất Việc; Cán bộ bán bauxite rẻ, lỗ bi đát; Tiền FDI vào Sài Gòn tăng 400%

27/05/201400:00:00(Xem: 3219)

SAIGON -- Có tới 60.000 người bị ảnh hưởng sau vụ đập phá ở Bình Dương, theo bản tin VnExpress.

Bản tin này viết, “Đây là lần đầu tiên Bảo hiểm xã hội (BHXH) phải giải quyết quyền lợi cho công nhân lao động với số lượng nhiều đến như vậy.

Ngày 26/5, trao đổi với VnExpress ông Bùi Hữu Phong, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan này đang tập trung trả sổ BHXH cho các doanh nghiệp để lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sớm nhận được sự hỗ trợ theo quy định.

Uớc tính có khoảng 60.000 lao động tại Bình Dương chịu ảnh hưởng do các doanh nghiệp chưa thể hoạt động trở lại ngay. Trong số này, có khoảng 40.000 người đủ điều kiện xem xét hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, 20.000 lao động được xem xét lãnh nhận BHXH một lần.”

Trong khi đất nước bị đập phá cố ý như thế, các quan chức kinh doanh vẫn rủ nhau đốt tiền ở bauxite.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn trong bài phân tích “Khi kinh doanh không đùa với niềm tin!” cho biết qua phân tích của chuyên gia Phan Minh Ngọc rằng, thua lỗ là do các quan chức cố ý bán rẻ hơn giá thành:

“Với tư duy làm dự án mang tính chủ quan, duy ý chí, dựa vào niềm tin và quyết tâm chính trị nhiều hơn là những tính toán lỗ lãi về kinh tế, nên nhiều dự án đã và đang thua lỗ nặng nề, dường như không lối thoát. Dự án bauxite là một trường hợp điển hình...

Theo báo cáo đánh giá của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như đại diện của Chính phủ là Bộ Công Thương là dự án “có hiệu quả, cho dù không cao”. Về phía Bộ Công Thương, họ đưa ra những lý lẽ minh chứng tính hiệu quả của dự án một cách khá dễ dãi. Ví dụ, “sản phẩm alumina sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó”. Đương nhiên là nếu bán rẻ thì sẽ tiêu thụ hết ngay. Có gì để nói lên tính hiệu quả ở đây?

Vì giá tiêu thụ của alumina Việt Nam ở thời điểm này (và cả trước đó) chắc chắn thấp xa so với mức giá có lãi khi lập dự toán (hiện giá alumina giao ngay FOB từ Úc là 316 đô la Mỹ/tấn vào ngày 16-5, và trung bình là 323 đô la/tấn trong năm tháng đầu năm 2014, 327 đô la/tấn năm 2013, so với giá mà TKV ước tính có lãi là 362 đô la/tấn) nên dù có biện bạch rằng dự án này có hiệu quả ở mặt nào đi chăng nữa thì về mặt kinh tế phải nói đó là một dự án không hiệu quả.”

Xin ghi nhận: giá bán có lãi là 362 đô la/tấn, vậy mà các quan bán 323 đô la/tấn trong năm tháng đầu năm 2014...

Nghĩa là, chịu lỗ tới 40 đôla/tấn? Thực sự có lỗ hay không, hay chỉ là giả bộ bán lỗ để được lấy huê hồng bỏ túi?

Dù vậy, tình hình càng căng thẳng, tiền FDI (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) vẫn ào ạt vào Sài Gòn.

Báo Seatimes ghi nhận rằng, trong 5 tháng đầu năm, vốn FDI vào TP SG tăng gần 400%.

Bản tin này nói, vào sáng 26/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP SG cho biết, trong 5 tháng đầu năm TP SG có 120 dự án được cấp phép, giảm gần 7,7% nhưng tổng số vốn đăng ký tăng hơn 356%.

Bản tin nói:

“Theo đó, tổng số vốn FDI được đăng ký của 120 dự án trên là 724 triệu USD.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.