Hôm nay,  

Phóng Sự - Lao Động Việt: Đời Sống Phiêu Linh Của Xóm Ba-đờ-ghe Sông Hàn

26/03/201300:00:00(Xem: 6081)
Sông Hàn thơ mộng với những chiếc cầu đang cố vươn mình làm nên dấu ấn lịch sử kiến trúc, làm nên đặc trưng văn hóa của một giai đoạn lãnh đạo và kiến tạo thành phố Đà Nẵng. Nhưng, cách những chiếc cầu hoành tráng kia không bao xa là những mái nhà tội nghiệp, những số phận lênh đênh sông nước và những bữa cơm đạm bạc không còn gì để đạm bạc hơn của những gia đình bị gắn cái tên đầy miệt thị: Ba-đờ-ghe!

Ba-đờ-ghe, cái tên này bị chết danh không biết từ bao giờ mà người trên bờ, dân có tiền, có đời sống ổn định dùng để ám chỉ những người vạn chài sống lênh đênh, không nhà, không ngày mai trên sông Hàn, Đà Nẵng. Ba-đờ-ghe, ngoài nghĩa trên, nó còn ám chỉ sự nghèo khổ đến độ bần hàn, không may mắn nhận được sự chia sẻ của cộng đồng.

Năm 1997, khi thành phố Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà nẵng và nâng cấp lên thành phố trực thuộc trung ương, những ngôi nhà chồ làm tạm bợ bằng tre nứa, cừa, dừa của dân xóm chài Mân Thái cũng bị chú ý đặc biệt, họ bị dẹp ra khỏi tầm mắt của các nhà lãnh đạo thành phố, chẳng biết về đâu.

Sau một thời gian vác đơn từ cửa này sang cửa nọ, xóm chài Mân Thái được cấp cho mỗi hộ gia đình một căn hộ chung cư. Nói là căn hộ chung cư nhưng thực chất, nó được xây dựng một dãy nhà dài, lợp tôn, có vách ngăn, mỗi gia đình chín, mười người được sinh hoạt, quay quần trong không gian rộng chưa tới 16 mét vuông. Trong một nghĩa nào đó, nó giống như khu vực tị nạn hoặc là trại tế bần.

Đời sống vốn khó khăn của dân vạn chài càng thêm khó mọi bề vì không gian chật hẹp, dơ dáy, thiếu mọi tiện nghi và khó khăn trong đi lại làm ăn. Ông Lê Văn Tâm, 78 tuổi, vẫn đang là ngư dân đánh bắt xa bờ, nói: “Ngày xưa ở nhà chồ thoải mái hơn ở nhà tập thể bây giờ, chú nhìn thấy đó, toàn bộ cả cái nhà mình ở giống một cái chuồng bò hơn là nơi ở của con người, cả cái dãy nhà này nếu chịu nhìn kĩ, nó giống một cái trại tâm thần hoặc một dãy chuồng ngựa trong phim Trung Quốc. Khổ, chúng tôi còn rất khổ!”
hinh_ldv_dan_xom_ba_do_ghe_kiem_com_giua_dong
Dân xóm Ba-đờ-ghe lêng đênh kiếm cơm giữa dòng. (HÌNH LĐV)
Khi chúng tôi hỏi ông Tâm trong tập thể có ai bị thất nghiệp, ông trả lời: “Thất nghiệp thì không, vì có ai nghề ngỗng gì ngoài chuyện đi câu mực thuê, đi đánh lưới đâu mà bảo là thất nghiệp. Nghề này nguy hiểm hơn bao giờ hết, cả một tập thể hơn hai trăm hộ dân mà có đến hơn một trăm nhà có người chết ngoài biển, thử hỏi ai dám đi làm nghề này mà... Thật ra là cùng đường mới đi câu mực thuê, đi đánh bắt xa bờ trên những chiếc thuyền công suất nhỏ, thúng rái, cái chết luôn cận kề như vậy...”

Anh Tin, 45 tuổi, là chủ của một gia đình sáu đứa con, đứa đầu 15 tuổi, đứa út 6 tuổi, người vợ bán cá ngoài ngã ba đường, quanh năm suốt tháng đầu tắt mặt tối, các con anh dần dần bỏ học và đứa đầu đang tập tọ câu mực cùng với cha trong những chuyến gần bờ. Hỏi về đời sống của khu tập thể, anh nói: “Ở đây, chuyện có con vào đại học là chuyện hy hữu, học hết lớp 9, biết cái chữ để đếm tiền, mua cân gạo là may mắn lắm rồi, cái ăn còn chưa đủ, lấy chi mà nói cái học!”

“Ở đây, sinh ra là bám thuyền đi làm biển, lo cái ăn, lo kiếm tiền, dựng vợ gả chồng rồi đẻ con, cứ như vậy mà làm, học thì lấy tiền đâu mà học, chỗ ở cắm dùi chưa yên đã thấy người ta bắt mình đi chỗ khác, trước đây ông bà mình cắm dùi dưới lòng sông, giờ nhà nước bắt dời chỗ, về đây, mọi thứ đảo lộn lên hết, lưới không có chỗ để mà móc, mà sửa, ghe thì đậu đâu cũng bị xua đuổi, giờ nhà cửa của mình cũng sắp bị di dời tiếp, sau này người ta sẽ lấy đất này làm khu dân cư cao cấp, chia lô...”

“Bà con của hơn hai trăm hộ này lại chuyển vào chung cư. Chúng tôi là dân lao động, phương tiện là ghe, lưới, mang vào chung cư thì bỏ đâu? Lấy chi để sống? Mấy người bạn tôi sống ở chung cư Nguyễn Cao, không có chỗ để thúng rái, để lưới, khóc ròng bên kia kìa!”

Ông Tâm mời chúng tôi vào nhà chơi, tôi vào nhà ông mươi phút rồi đi thăm những căn nhà khác. Nói là nhà bởi trong mỗi ngăn chứa một gia đình chứ thật lòng thì chẳng biết nên gọi nó là gì, nhìn lên thì thấy mái tôn mục nát, xà nhà làm bằng cây bạc hà non đã bị mọt ăn, bụi bay lả tả, nhìn ra trước hiên thì bếp núc, củi lửa ngổn ngang... Chẳng biết nói như thế nào cho phải!
hinh_ldv_ngu_dan_ba_do_ghe_moc_luoi
Hôm nay có chỗ để móc lưới, mai mốt nhà nước lấy mất đất rồi. (HÌNH LĐV)
Một bà cụ có thâm niên bán cá hơn 40 năm nói: “Quá bất công, tôi sống qua hai thời kì, hai chế độ, trước năm 1975, người ta đối xử có tình người hơn, nhà nước luôn tạo điều kiện cho dân nghèo, thậm chí cho đất, cho nhà, cho cái ăn, cái mặt, gởi bánh mì cho hằng kỳ, dân cần gì có nấy... Chứ có đâu mà nhà nước cứ chực hờ chỗ nào đất rộng, dân nghèo đói, thiếu cái chữ là đến ép đuổi đi, người ta có đất đai đường hoàng, tự dưng bắt dồn lên chung cư. Vô lý, đất này là đất của trời sinh ra, của tạo hóa chứ của gì thằng cha chủ tịch, thằng cha địa chính, thằng cha đảng, càng không phải của ông nội hắn đẻ ra, để lại, sao hắn cứ ép dân?!”

Anh Tin xua tay, cố làm cho không khí nhẹ bớt: “Thôi thôi, bác hơi nóng nảy rồi, chuyện này dài dòng lắm, có lẽ do người ta bận bịu, không tới chỗ khỉ ho cò gáy này được. Dân ở đây cần một sự công bằng, cần công lý, mà công lý thì xa với kẻ nghèo nên vậy thôi bác ơi! Chúng tôi cũng tính rồi, với đà cứ ép dời hết chỗ này đến chỗ khác, chưa kịp ở nóng chỗ như vậy thì còn nước mà biểu tình. Nghiệt nỗi biểu tình thì càng bị bóp chết. Cuối cùng cũng bế tắt à! Chúng tôi cần công lý, mà công lý ở xa quá!”

Câu nói của anh Tin làm tôi liên tưởng đến cái khoảng cách tuy rất gần về địa lý nhưng lại quá xa về tâm lý giữa cư dân thành thị với dân ba-đờ-ghe. Nó xa đến độ họ đang sống ngay trong thành phố nhưng nếu hỏi ai đó về dân ba-đờ-ghe, người ta sẽ lắc đầu không biết hoặc trả lời rằng đi hết cầu Thuận Phước, nhìn xuống chân cầu, thấy một bãi đất cỏ mọc hoang vu, đất đá lỏm chỏm, giữa bãi cỏ hoang có một dãy nhà lợp tôn cũ, màu xám xịt, trông na ná một trại tâm thần cũ, đó là nơi ở của họ, nơi ở của nhưng cư dân thành thị nhà không số, phố không tên.

GHI CHÚ: Bài này, bởi Hồng Hạc, thuộc chuỗi bài phóng sự của Lao Động Việt để nói lên tiếng nói của những người lao động thấp cổ bé miệng. LĐV là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước, gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.(Lao Động Việt: chao@laodongViet.org)

- Hết-

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.