Hôm nay,  

Đối Ngoại Của Mỹ: Một Đồng Một Cốt

05/10/200400:00:00(Xem: 4851)
Sau cuộc tranh luận tuần trước, Tổng thống Bush có thể thất cử, nhưng sau đó, liệu chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ có gì thay đổi chăng"
Trên cột báo này từ tháng Sáu năm ngoái, người viết có tiên đoán ngược với đa số dư luận khi đó, rằng nếu bị thất cử như thân phụ ông, Tổng thống Bush sẽ thất cử vì đối ngoại hơn là vì kinh tế. Việc đó nay có thể là thực tế sau khi ông bị thua trong cuộc tranh luận tối Thứ Năm. Ông bị thua vì phong cách hơn là vì nội dung. Ngược lại, Nghị sĩ John Kerry thu hẹp khoảng thua kém sau hai Đại hội đảng nhờ phong cách hơn vì nội dung.
Với đà thắng lợi ấy, nếu Kerry giữ được ưu thế trong hai cuộc tranh luận tới (tối Thứ Sáu mùng tám và Thứ Tư 13), ông có hy vọng là Tổng thống. Nếu điều đó xảy ra, dù sao với xác suất còn thấp, Bush phải lãnh trách nhiệm chớ không thể đổ lỗi cho ai khác.
Trong suốt cuộc tranh luận, ông đã 11 lần nói đến chữ “hard work” (xin tạm dịch là “việc khó”), và ba lần liền nội trong có một câu!
Chống khủng bố hay Thánh Chiến Hồi giáo là việc khó, làm tổng thống thời chiến là việc khó. Như cụ Cố Hồng của Vũ Trọng Phụng đã than: “biết rồi, khổ lắm, nói mãi, đừng mà lỵ!”, người dân Mỹ cũng biết vậy. Họ chờ đợi những lý giải của người lãnh đạo về đường hướng khắc phục nỗi khó ấy. Ông Bush có ưu thế của tổng thống đương nhiệm nhưng cũng có khó khăn khi phải bảo vệ thành quả trước một đối thủ có lợi thế là phủ nhận thành tích ấy đồng thời hứa hẹn một giải pháp chưa được kiểm chứng. Đấy là quy luật khách quan mà ông Bush và ban tham mưu tranh cử phải thấy.
Điều đáng chú ý là sau cuộc tranh luận, ban tranh cử của Bush lại xoáy vào một chủ trương của Nghị sĩ John Kerry “Khi nước Mỹ lâm nguy, Tổng thống Mỹ phải có quyền tấn công trước, nhưng quyết định tấn công này phải vượt qua được cuộc thử nghiệm toàn cầu (hay tổng quát) – “global test”). Lý luận đả kích này của phe Bush hàm ý là khi Hoa Kỳ lâm nguy, Kerry xin phép quốc tế, Bush thì không.
Thực ra, sau khi thiên về cánh phản chiến (bài diễn văn bốn điểm về Iraq ông đọc tại Đại học New York ngày 20 tháng Chín), Kerry đã lấy rủi ro lớn về lập trường khi đồng ý với nguyên tắc “tấn công trước”, tiên hạ thủ. Đấy là một nhược điểm của Kerry mà ban tham mưu của Bush không - hoặc chưa - khai thác: Kerry gây thất vọng cho phe phản chiến, khiến họ sẽ ngồi nhà hoặc sẽ bầu cho Ralph Nader.
Nhưng, sâu xa hơn thế, nếu theo dõi kỹ nội dung tranh luận, người ta còn thấy là Kerry và Bush thực ra không có nhiều khác biệt quan điểm như dư luận có thể nghĩ.
Chúng ta phải mất công tìm hiểu lại về các chủ trương đối ngoại trong chính trường Mỹ trước khi thấy ra những tương đồng bất ngờ giữa Kerry và Bush, căn cứ trên cuộc tranh luận về đối ngoại (sau này, nếu ông Kerry thay đổi lập trường nữa thì mình không tính!).
Bốn múi đối ngoại
Khách quan mà nói, từ hơn nửa thế kỷ vừa qua (sau Thế chiến và suốt thời Chiến tranh lạnh), lần đầu tiên Hoa Kỳ mới ở vào vị trí đệ nhất siêu cường không có đối thủ, sau ngày Giáng Sinh 1991, khi Mikhail Gorbachev khai tử Liên bang Xô viết. Từ đó đến nay, tức là trải qua ba cuộc tranh cử (1992-1996-2000), chưa khi nào giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ có cơ hội thảo luận hay xác định về đường lối đối ngoại của mình. Họ vẫn bơi giữa đại dương, với tấm hải bàn được vẽ ra từ 1947-1948.
Osama bin Laden và al Qaeda phá vỡ cái trật tự bất ổn đó với vụ tấn công 9-11, nhưng lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn chưa xác định lại về chủ trương đối ngoại của một nước Mỹ độc bá, lại gặp một đối thủ độc ác chưa từng thấy.
Nhược điểm của ông Bush, người không may lèo lái con thuyền quốc gia trong cơn bão tố hy hữu này, là không giải thích được là trong hoàn cảnh của thế giới sau Chiến tranh lạnh và lại gặp một đối thủ mới, Hoa Kỳ phải quan niệm thế nào về chánh sách đối ngoại và quyền lợi an ninh hay kinh tế của Mỹ. Ban tham mưu của ông có thừa trí tuệ để đề ra quan niệm mới mà ông Bush không trình bày được cho rõ, trong khi thế giới bất bình về thế độc bá của Mỹ.
Nếu có thể tóm lược, với nhược điểm tất yếu của việc đơn giản hoá, lịch sử ngoại giao của Mỹ cho thấy bốn xu hướng chính về đối ngoại: tự cô lập, quốc tế hữu vi, thực tiễn và sau cùng, quốc tế lý tưởng.
Phe “cô lập”, tiêu biểu là Ross Perrot và Pat Buchanan thuộc cánh hữu, chủ trương quyền lợi Mỹ phải là ưu tiên, căn cứ trên lý luận là hệ thống chính trị và kinh tế Mỹ là ưu việt. Vì vậy, Hoa Kỳ chỉ cần bảo vệ thành lũy được che chắn bởi hai đại dương và không lý vào thiên hạ sự là đủ. Quan niệm đó cũng hàm ý bảo hộ mậu dịch và coi thường các định chế quốc tế. Lý luận tự cô lập này đang trở thành thiểu số tuyệt đối và không giải quyết được các vấn đề thực tế của thế giới toàn cầu hóa.
Phe thứ nhì, “quốc tế hữu vi”, là kết tinh của quan niệm lý tưởng và chủ trương can thiệp của đảng Dân chủ. Lý tưởng theo Woodrow Wilson hay John Kennedy và can thiệp theo lối be bờ chống cộng của Harry Truman. Phe này tin rằng Hoa Kỳ có sứ mệnh gieo rắc hạt mầm dân chủ và phải có tiếng nói trên diễn đàn quốc tế. Thất bại tại Việt Nam khiến phe này chột dạ, có khi chống lại chuyện can thiệp, có khi ra tay can thiệp, nhưng vì lý tưởng hơn là vì quyền lợi. Sự lúng túng của Kerry phản ảnh sự lúng túng của xu hướng này.
Phe thứ ba là trường phái “đối ngoại thực tiễn” có tư tưởng can thiệp và có phản ứng quốc tế hữu vi như xu hướng thứ hai ở trên, nhưng động lực can thiệp là quyền lợi thực tế của Mỹ. Nhân quyền hay diệt chủng là chuyện đã có, ai cũng biết, nhưng chẳng vì vậy mà Mỹ phải can thiệp, nếu những điều đó không đe dọa quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ. Khi tranh cử năm 2000, ông Bush đả kích chính quyền Clinton về việc vào Kosovo vì lúc đó, ông cũng tin vào “lý luận đối ngoại thực tiễn”.

Phe thứ tư, với quan điểm “quốc tế lý tưởng”, là hiện tượng tương đối mới. Nó kết hợp lý luận hữu vi vì lý tưởng của đảng Dân chủ, của Wilson, với thực tế phũ phàng của phe “thực tiễn”: Hoa Kỳ không thể can thiệp ở mọi nơi vì đạo lý con người, mà phải có chọn lựa, trên cơ sở của quyền lợi chiến lược. Ông Bush ngả dần theo lý luận này, mà nhiều người cho là lý luận của trường phái “tân bảo thủ” trong chính quyền của ông.
Lý do của sự xoay chuyển lập trường của Bush chính là vụ khủng bố 9-11.
Độc bá gặp bá đạo
Hoa Kỳ hiện đang là đệ nhất siêu cường trong một thế giới hết là lưỡng cực (giữa hai phe tự do và cộng sản) mà cũng chưa là đa cực (vì chưa có một cực nào nổi lên giữ thế đối trọng với Mỹ), lại bị quân khủng bố tấn công dưới lá cờ Hồi giáo cực đoan. Trong hoàn cảnh đó, đâu là chánh sách đối ngoại đúng đắn nhất"
Phe tự cô lập thì cho rằng ưu tiên của Mỹ phải là lui về bảo vệ lãnh thổ, đằng sau hai đại dương bát ngát. Khốn nỗi, al Qaeda đã lọt qua và còn có thể lọt qua sự phòng vệ này. Phe quốc tế lý tưởng muốn Hoa Kỳ phải cùng vận động quốc tế mở ra mặt trận toàn diện chống khủng bố. Khốn nỗn, quốc tế không có khả năng đó và còn ghét vị trí độc bá của Mỹ hơn là thương hoàn cảnh của nước Mỹ bị khủng bố tấn công. Phe thực tiễn, đa số nằm trong chính quyền George H. Bush (ông Bush cha), cũng không xác định được một đường lối đối ngoại thích hợp nên bị phân hoá về lập trường đối với vụ Iraq, vừa muốn đánh (khủng bố) vừa muốn đàm (với đồng minh). Sau cùng, phe quốc tế lý tưởng đang có vẻ thắng thế trong chính quyền Bush với lý luận là phải diệt trừ khủng bố nhưng đồng thời triệt tiêu mọi mầm mống khủng bố bằng nỗ lực dân chủ hoá toàn cầu, trước hết là thế giới Hồi giáo, là Afghanistan và Iraq.
Điều đó giải thích vì sao, từ bài diễn văn mươi ngày sau vụ 9-11 (ngày 20 tháng Chín 2001) đến bài diễn văn về Tình hình Liên bang (ngày 29 tháng Giêng, 2002) tới bài diễn văn đọc tại trường West Point ngày một tháng Sáu, 2002 đến các phát biểu gần đây, đọc tại Anh quốc hồi tháng 12 năm ngoái và trong các cuộc vận động bầu cử năm nay, ông Bush ngày càng nói rõ hơn mối quan hệ giữa nhu cầu chống khủng bố và việc phát huy dân chủ trên thế giới. Trong bài diễn văn đọc trước Đại hội đảng Cộng hoà tại New York, ông nói về lý tưởng của Mỹ không khác gì Tổng thống Dân chủ Woodrow Wilson, nhưng với lý luận riết ráo về quyền lợi rất đặc thù của cánh hữu đảng Cộng hoà.
Sai lầm của Bush – hay của ban tham mưu – là không trình bày tư tưởng đó cho mạch lạc, để giải thích vì sao cuộc chiến chống khủng bố đã từ Afghanistan chạy qua Iraq và còn qua nhiều xứ khác nữa.
Nhưng, càng có hy vọng thắng cử và càng phải trau chuốt lập trường đối ngoại cho khả tín, Kerry cũng đang có những lập luận không khác gì Bush.
Một đồng một cốt
Đi từ chiến thuật lên chiến lược, ông Kerry đả kích Bush là đã vào Iraq rồi mà lại lùi tại Fallujah và nhiều nơi khác. Như vậy là bật tín hiệu xấu cho quân khủng bố. Kerry chê là Bush không đủ cứng tại Iraq. Rất đúng về lý luận, khi cho tàn dư đảng Baath của khối Sunni một ưu thế sẽ làm khối Shia bất bình, vì vậy mới có vụ An Najaf. Nhưng John Kerry bỗng thoát xác thành diều hâu.
Lên tới phạm vi chiến lược, Kerry khẳng định là trong lịch sử, Tổng thống Hoa Kỳ luôn luôn dành cho mình quyền tấn công trước nếu sự an nguy bị đe doạ. Lý luận “tiên hạ thủ” của Bush bị đả kích nặng nề nhất ở trong và ngoài Hoa Kỳ, Kerry lại đồng ý với lý luận đó.
Chưa hết, ông nhắc lại nguyên tắc ấy trong thời Chiến tranh lạnh, là điều chưa hẳn đã đúng. Thời đó, nếu Mỹ lại tiên hạ thủ bằng võ khí nguyên tử thì Thế chiến cuối cùng của nhân loại đã xảy ra rồi. Nhược điểm chủ chiến và bất cẩn về đối ngoại của Kerry không được Bush khai thác, nhưng phải làm thế giới giật mình: con người đó mà lãnh đạo Hoa Kỳ thì dù chẳng có khủng bố thế giới có khi cũng loạn to.
Cũng về chủ trương tiên hạ thủ, Kerry thận trọng đề nghị một nỗ lực thuyết phục quốc tế trước, là điều Bush đã làm mà không thành, từ tháng Hai năm 2002 đến tháng Ba 2003, trước khi tấn công Iraq với hậu quả là cho chế độ Saddam Hussein biết trước cả năm mối nguy sẽ bị tấn công. Ông Bush đả kích việc Nghị sĩ Kerry đòi xin phép quốc tế trước khi tự vệ mà không rọi đèn vào quan điểm của Kerry với vụ võ khí nguyên tử của Bắc Hàn hay Iran.
Kerry đòi tiếp tục đường lối đàm phán song phương với Bắc Hàn trong khi Bush chủ trương tiếp tục kế hoạch thảo luận giữa sáu nước (Nam-Bắc Hàn, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga): Kerry đòi song phương, Bush muốn đa phương, y hệt như với vụ Iran, trong khi đả kích Bush là đơn phương tiến vào Iraq.
Thành thử, chúng ta phải kết luận là lãnh đạo Hoa Kỳ, ở trong cả hai đảng, đều đang tìm ra một chủ trương đối ngoại thỏa đáng cho một hoàn cảnh bất thường, là đệ nhất siêu cường và gặp một mối nguy chưa từng có. Trong mùa tranh cử hay trong thực tế của tình hình, cả hai người đều phải cố thử nghiệm ngần ấy giải pháp để tìm ra chủ trương thích hợp. Dù là người phản chiến, Nghị sĩ Kerry cũng thấy là Hoa Kỳ có khi phải sử dụng võ lực, đó là điều đáng mừng cho thành phần cử tri e sợ khủng bố, nhưng chưa chắc là điều đáng mừng cho phe phản chiến. Và cho cả các quốc gia không muốn Mỹ đơn phương giải quyết chuyện thế giới theo quan điểm quyền lợi của Mỹ.
Trong cuộc tranh luận, ông Kerry bỗng thành diều hâu chủ chiến, có khi đòi xử lý đơn phương, có khác gì ông Bush. Huống hồ, về kinh tế đối ngoại, ông còn muốn hạn chế tự do mậu dịch hoặc ngăn cản các doanh nghiệp Mỹ làm gia công ở ngoài, một lập trường rất đơn phương về đối ngoại...
Ông Bush không làm sáng tỏ được những điều ấy thì có thất cử cũng đúng, còn phàn nàn gì"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.