Hôm nay,  

Cử Tri Thiểu Số

16/06/201200:00:00(Xem: 13845)
TT Obama là một người Mỹ gốc Phi châu. Do gốc gác của mình và số phiếu người Mỹ gốc Phi châu kỷ lục dành cho Ông trong cuộc bầu cử 2008, Ông lại là ứng cử viên tại chức, nhiều tiền, nhiếu thế hơn; nên Ông mở chiến dịch vận động khối cử tri thiểu số trước và mạnh nhứt so với đối thủ của Ông là Ô Romney.

Mỹ là một hiệp chủng quốc, một xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc. Người Mỹ gốc Phi Châu, gốc Á châu, gốc Latino thuộc khối thiểu số và người Mỹ Da Trắng là khối đa số. Khối cử tri thiểu số, tiếng thì nói thiểu số, nhưng vô cùng quan trọng trong các cuộc bầu cử liên bang theo nguyên tắc mỗi người dân cử tri một lá phiếu. Nhứt là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bốn năm một lần, tòan quốc bầu, cử tri đảng này, không đảng có quyền bầu cho ứng cử viên đảng khác vì đây là cuộc phổ thông đầu phiếu.

Trước nhứt nói về khối thiểu số Mỹ gốc Latino. Năm 2008, Ô. Obama đắc cử tổng thống, với 10 triệu cử tri Latino bỏ thăm cho Ông - con số kỷ lục Latino bầu tổng thống Mỹ. Người Mỹ gốc Latino, nói tiếng Hispanic (Tây ban nha) tuy nói là thiểu số nhưng rất đông ở Mỹ. Có một số tiểu bang dân Mỹ gốc Latino đã thành đa số của dân số của tiểu bang. Hiện Mỹ có khoảng hơn 21 triệu người gốc Latino có quyền bầu cử vào tháng 11, tập trung đông nhứt ở TB Colorado và Florida, và kế là TB Illinois, Iowa, North Carolina và Virginia. Nhưng theo phân tích của báo New York Times, đến nay chỉ có hơn 10 triệu trong số này ghi danh đi bầu, và số người thật sự đến phòng phiếu sẽ còn ít hơn rất nhiều.

Ủy ban vận động của Ô. Obama đã khởi sự ba chương trình quảng cáo bằng tiếng Tây Ban Nha, trên các đài truyền hình địa phương ở bốn tiểu bang, và mở các chiến dịch vận động ghi danh đi bầu trong các khu xóm có đông đảo người Latino sinh sống.

Ban tranh cử của ông Romney cũng thu hút cử tri Latino bằng cách vạch ra chính sách kinh tế sai lầm của ông Obama khiến người Latino bị thiệt hại. Tuần qua, phe Romney cũng khởi sự việc quảng cáo bằng tiếng Tây Ban Nha trên trang mạng của ban tranh cử.

Tiếp theo là người Mỹ gốc Phi Châu hay tiếng dân dã gọi là Mỹ Đen cũng là dân thiểu số dù có mặt ở Mỹ hàng mấy trăm năm rồi. Người Mỹ gốc Phi châu là vấn đề lương tâm làm cho nước Mỹ phải trải qua cuộc nội chiến qua việc cởi bỏ qui chế nô lệ cho người Mỹ gốc Phi Châu.

TT Obama đã bắt đầu mở cuộc vận động khối cử tri Mỹ gốc Phi châu này trên truyền thông đại chúng Mỹ rồi. Quảng cáo nói trên phát thanh “Bốn năm trước đây, chúng ta đã làm nên lịch sử. Bây giờ là thời điểm tiến tới và hòan tất những gì chúng ta đã cùng nhau bắt đầu.” Thật nghe ngọt như mía lùi. Nhưng theo phân tích của nhiều tổ chức sẽ trình bày sau, có 30% người Mỹ gốc Phi Châu than phiền đảng Dân Chủ và TT Obama không làm đủ để tranh thủ quyền lợi cho sắc tộc này khác với các đời tổng thống Mỹ Trắng có ban hành nhiều “biện pháp nâng đỡ” cho người thiểu số gốc Phi châu.

Như đã biết trong cuộc bầu cử 2008, Ô. Obama chiếm nhiều phiếu của cử tri Mỹ Đen hơn Ô McCain. Và trong kỳ bầu cử 2012 này, Ô. Obama cũng tin sẽ thắng Ô Romney trong số phiếu của người Mỹ gốc Phi châu. Nên phe Obama tiên hạ thủ vi cường, bắt đầu vận động người Mỹ Đen trên truyền thông trước.


Có 40 triệu người Mỹ Đen theo cuộc kiểm kê dân số năm 2010, chỉ còn chiếm 12.3 % dân số Mỹ, tỷ lệ giảm so với năm 2000 là 14.8%. Tuy nhiên người Mỹ gốc Phi châu vẫn là khối thiểu số đứng hàng thứ hai ở Mỹ trong đầu thế kỷ 21.

Trong cuộc bầu cử 2008, TT Obama được 43% phiếu của người Mỹ Trắng và Ô. McCain được 55%. Nhưng có một điều lạ là 54% cử tri người Mỹ Trắng ủng hộ Ô. Obama và Ô McCain chỉ được 44% người Mỹ Trắng trẻ ủng hộ. Nhưng theo AP, 96% cử tri người Mỹ Đen ủng hộ Ô. Obama.

Còn khối thiểu số người Mỹ gốc Á châu cũng hơi buồn, không thấy các ứng cử viên ngó ngàn đến. Một bài phân tích của đài VOA, tiếng nói của chánh quyển Mỹ, cho biết theo thăm dò, số phiếu của khối cử tri Mỹ gốc Á châu có thể thay đổi cán cân trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Trong 10 năm thôi,dân số của khối thiểu số này tăng 46% và bây giờ có hơn 17 triệu người trên nước Mỹ. Lake Research cho biết trong cuộc bầu cử 2008, người Mỹ gốc Á chiếm 2% số cử tri, và 48% đi bầu, coi như là khối cử tri mẫn cán.

Theo khảo sát, trong hơn 3 người Mỹ gốc Á thì có 1 người có xu hướng nhận mình thuộc đảng Dân chủ. Nhưng theo thăm dò Đảng Dân Chủ trong hai năm qua chỉ tiếp xúc với 23% người Mỹ gốc Á, còn Cộng Hòa thì chỉ tiếp xúc 17% thôi.

Riêng tại tiểu bang California, nơi người Mỹ gốc Việt trong khối người Mỹ gốc Á châu, theo khảo sát của Giáo Sư Junn, số lượng cử tri Mỹ gốc Á Châu chiếm 13% tổng số những người đi bầu cử của California.

Tổ chức NAAC có mở một cuộc thăm dò đích thân hỏi từng người trong một lễ hội Asian Cultural Festival ở San Diego, thì 56% thích Romney và 44% thích Obama. Nhưng theo thăm dò của New York Times/CBS, 46% thích Romney và 43% thích Obama.

Truyền thuyết cho rằng khối sắc tộc thiểu số thường theo đảng Dân Chủ và Mỹ Trắng đa số theo Cộng Hòa; truyền thuyết đó đã lỗi thời rồi.

Các nhà chánh trị học nhận thấy khuynh hướng hiện tại của người Mỹ thiểu số, nhứt là lớp trẻ hòa nhập sâu sát vào dòng chính chánh trị Mỹ, lơ là với chánh đảng, không thiên về chánh đảng nào và có cái tật ít đi bầu. Người Mỹ gốc Latinos và gốc Á châu thấy đề cương của hai chánh đảng Mỹ không thích hợp với nguyện vọng của hai khối thiểu số này. Đa số lơ là với chánh đảng, lơ là với chánh trị bầu cử.

56% người gốc Latinos và 57% gốc Á châu ghi mình là độc lập hay không đảng. Hơn 30% người Mỹ gốc Phi châu thấy đảng Dân Chủ không lo cho quyên lợi họ.

Thiểu số ngày hôm nay không còn là thiểu số của ngày hôm qua nữa Thiểu số ngày hôm nay hòa nhập sâu sát vào dòng chánh chánh trị không coi đảng chánh trị là phương tiện tạo thế đứng nữa. Ứng cử viên nào coi đảng viên thiểu số của mình quyết định lá phiếu theo ý đảng là có thể sai lầm lớn. Càng sai lầm lớn hơn nếu có lối mòn suy nghĩ thiểu số là theo Đảng Dân Chủ. Thực tế và thực sự cử tri sắc tộc quyềt định lá phiếu theo quyền lợi thiết thực của cá nhân, gia đình và cộng đồng của mình.

Như người Mỹ gốc Việt coi chánh nghĩa đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN quan trọng hơn tính đảng Dân Chủ, Cộng Hòa hay không đảng nào cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.