Hôm nay,  

Tài Liệu Chiến Sử Việt Nam, Hiệp Định Genève, 50 Năm Nhìn Lại

04/09/200400:00:00(Xem: 6190)
TƯỚNG HINH, TỔNG TM TRƯỞNG XUNG ĐỘT VỚI THỦ TƯỚNG DIỆM
Kỳ 17
LTS. Trong tinh thần tưởng niệm 50 năm ngày đất nước chia đôi theo Hiệp định Genève, VB giới thiệu đến bạn đọc loạt bài chiến sử "Vĩ tuyến 17, Hiệp định Genève, 50 năm nhìn lại", đăng vào số báo thứ Bảy hàng tuần. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955 (Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH); Đông Dương Hấp Hối của cựu Đại tướng Quân đội Pháp Henri Navarre; hồi ký của các cựu Tướng lãnh VNCH: cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu Đại tướng Cao Văn Viên; Việc từng ngày 1945-1964 của tác giả Đoàn Thêm; tài liệu riêng của VB.
*Trung tướng Nguyễn Văn Hinh,Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, chống lại Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Tháng 9/1954, Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm đặt lên hàng đầu việc thương thuyết với Pháp để buộc Pháp phải trao trả ngay tức khắc tất cả các chủ quyền quân sự và hành chính thuộc mọi lãnh vực, nhưng sự thương thuyết này bế tắc vì Pháp chỉ chấp thuận giao dần dần lại cho VN. Từ cuối năm 1954, tuy không có 1 thỏa hiệp chính thức nào được ký kết nhưng Pháp theo đường lối của mình dần dần chuyển giao lại cho Việt Nam.
Theo tài liệu phổ biến trong Quân sử VNCH do Khối Quân sử /Phòng 5/Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH biên soạn, song song với việc đòi chuyển giao gấp rút, Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã ký một nghị định buộc Trung tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng đi công cán ở Pháp với thời hạn 6 tháng. Với nghị định này, Thủ tướng Ngô Đình Diệm muốn sử dụng toàn quyền quân sự do Quốc trưởng giao phó, để loại bỏ ảnh hưởng của Pháp ngay trong Quân đội Quốc gia, điển hình là Trung tướng Nguyễn Văn Hinh, vưà có quốc tịch Pháp, vưà giữ chức vụ trọng yếu trong Quân đội với chức danh Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc Gia Việt Nam. Phản ứng lại, Trung tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu chấp nhận quyết định của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, lấy lý do là chức vụ mà ông đang giữ là do Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định.
Trung tướng Nguyễn Văn Hinh dựa vào hậu thuẫn là Pháp và một số sĩ quan cao cấp trong Quân đội Quốc gia VN, công khai sử dụng Đài phát thanh Quân đội phản kích lại Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Lúc này Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ nên phe nhóm của Trung tướng Nguyễn Văn Hinh dù có lực lượng trong tay vẫn không dám mạo hiểm làm cuộc binh biến lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Sự việc này, sau đó đã được dàn xếp tại Pháp: vào ngày 20-11-1954, Trung tướng Nguyễn Văn Hinh nhận được lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại sang trình diện, và khi đi, giao chức vụ Tổng tham mưu trưởng cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ, Tổng thanh tra Quân lực, xử lý thường vụ.
Từ sự kiện trên, nội tình của Quân đội lúc đó bị chi phối bởi các ảnh hưởng bên ngoài. Tại miền Nam Trung Việt, một lực lượng khoảng 700 người dưới quyền điều khiển của Thiếu tá Thái Quang Hoàng, Tiểu khu trưởng Ninh Thuận, ly khai chống Trung tướng Nguyễn Văn Hinh để hậu thuẫn cho Chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Lực lượng ly khai này đa số thuộc Tiểu đoàn 83 VN, một số thuộc các Tiểu khu Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và một số khác khoảng 50 Bảo chính đoàn và Công an thuộc tỉnh Ninh Thuận của Trưởng ty Công an Ninh Thuận Nguyễn Văn Hay. Ngày 27-11-1954, Lực lượng ly khai này ra khu chiến cách thành phố Phan Rang 10 km, tại vùng tỉnh Ninh Thuận, vào lúc mà tình hình giưã phe ủng hộ Trung tướng Hinh và Chính phủ căng thẳng nhất. Cuối cùng Quốc trưởng Bảo Đại dàn xếp bằng cách cách chức Trung tướng Nguyễn Văn Hinh, nhưng lại có ý giao chức Tổng tham mưu trưởng cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ ở lại Việt Nam. Thế nhưng Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã cấp thời chỉ định Thiếu tướng Lê Văn Tỵ giữ chức Tổng tham mưu trưởng thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh.

Tiếp đến, ngày 2 tháng 12-1954, một biến cố nhỏ xảy ra, tuy rằng tính chất sự kiện không lớn, nhưng lại ảnh hưởng sâu xa về quyền chỉ huy trong quân đội. Biến cố này là việc Trung tá Nguyễn Quang Hoành, Tiểu khu trưởng Bình Thuận, không cho một đoàn xe thiết giáp của Pháp về Sài Gòn dù có lệnh của Bộ Tổng Tham mưu lúc đó còn rất đông sĩ quan Pháp chi phối, với lý do là đã nhận lệnh của Chính phủ không cho đoàn xe này về Sài Gòn. Bộ Tổng tham mưu trước thái độ của Trung tá Nguyễn Quang Hoành, chỉ còn biết trình Bộ Quốc Phòng để tuỳ nghi giải quyết, và cũng kể từ hành động này, thực quyền chỉ huy quân đội bắt đầu thuộc vào quyền điều khiển của Thủ tướng Chính phủ.
* Chính phủ giải tán các bộ chỉ huy lực lượng giáo phái
Như đã trình bày trong kỳ trước, kế hoạch sát nhập binh đội và quân nhân các lực lượng giáo phái tại miền Nam vào Quân Đội Quốc gia VN được đề cập từ trước Hiệp định Genève vài tháng, nghĩa là từ khi nội các của Thủ tướng Ngô Đình Diệm bắt đầu thành hình. Theo quan điểm của Bộ Quốc phòng Quốc gia VN, việc sát nhập này nhằm vào các lực lượng võ trang giáo phái của Hòa Hảo và Cao Đài, là hai lực lượng giáo phái chính yếu. Chính phủ Quốc gia muốn kết hợp tất cả mọi lực lượng võ trang vào một mối, dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Quốc gia VN. Việc sát nhập được ấn định bởi dụ số 24 QP ngày 10-4-1954, nhưng kế hoạch này chỉ được xúc tiến từ sau ngày đình chiến.
Sau khi ấn định những đặc khoản này, Chính phủ Quốc gia Việt Nam ban hành lệnh sát nhập kể từ ngày 1-8-1954 các binh đội của giáo phái:
1 binh đội thuộc lực lượng Cao Đài của Trung tướng Nguyễn Thành Phương: 3 ngàn người.
1 binh đội thuộc lực lượng Hòa Hảo của Trung tướng Trần Văn Soái: 3 ngàn người.
1 binh đội thuộc lực lượng Hòa Hảo của Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ: 3 ngàn người.
Với những thành phần giáo phái này, những trung đoàn giáo phái sau nay đã được thành lập:
-Trung đoàn 58 thành lập 1-8-1954.Nguồn gốc: binh đội 3 ngàn quân thuộc lực lượng Cao Đài của Trung tướng Nguyễn Thành Phương
-Trung đoàn 59 thành lập 1-8-1954.Nguồn quân số: binh đội 3 ngàn quân của lực lượng Hòa Hảo của Trung tướng Trần Văn Soái
-Trung đoàn 57 thành lập ngày 1-8-1954 Nguồn quân số: binh đội 3 ngàn quân của lực lượng Hòa Hảo của Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ.
6 tháng sau, vào mùa Xuân 1955, thêm 1 binh đội 2,600 người thuộc lực lượng Cao Đài của Tướng Trịnh Minh Thế về hợp tác với Chính phủ Quốc gia, một trung đoàn giáo phái được thành lập, đó là Trung đoàn 60 thành lập ngày 1-2-1955. Cuối tháng 3/1955, một binh đội khác gồm 5 ngàn người thuộc lực lượng củaTrung tướng Nguyễn Thành Phương về hợp tác, và Trung đoàn giáo phái thứ 5 được thành lập vào ngày 1-4-1955. Vào đầu tháng 8/1955, Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ hợp tác chặt chẻ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Một binh đội gồm 2 ngàn quân sĩ thuộc lực lượng của Tướng Nguyễn Giác Ngộ lại được chấp thuận gia nhập Quân đội Quốc gia Việt Nam thêm 1 Trung đoàn nữa, đó là Trung đoàn giáo phái thứ 6 được thành lập với danh hiệu Trung đoàn 63.
Trong một văn thư phổ biến vào tháng 7/1955, Chính phủ Quốc gia Việt Nam kêu gọi các lực lượng giáo phái phải sớm hoàn tất việc sát nhập trước ngày 1-10-1955. Sau thời hạn này, chỉ có Quân đội Quốc gia Việt Nam mới có quyền mang binh phục, những người nào mang trái phép sẽ bị bắt và truy tố trước pháp luật.
Ngày 1-8-1955, Chỉnh phủ giải tán các bộ chỉ huy và cơ cấu trực thuộc các giáo phái, để vấn đề thống nhất quân sự được thực hiện dễ dàng. Riêng đối với vấn đề sát nhập, Chính phủ Quốc gia Việt Nam và Phái bộ Quân sự Hoa Kỳ đã chấp thuận một quân số phụ trội 10,000 người dành riêng để thu nhận quân nhân thuộc các lực lượng giáo phái, và ở ngoài quân số ấn định 150,000 quân nhân của Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Ghi nhận chung, trong thời gian từ tháng 8/1954 đến tháng 8/1955, Chính phủ đã tiến hành các đợt sát nhập các lực lượng giáo phái vào hệ thống chỉ huy của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc gia VN (Kỳ sau: Lực lượng Bình Xuyên).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.