Hôm nay,  

Quan Nông Lâm Thành Chúa Đất Bóc Lột Công Nhân

24/10/199900:00:00(Xem: 6069)
Công nhân lâm trường bị đầy vào cảnh 4 không: không lương, không đất, không vốn, không nhà.
Tại VN hiện có khoảng 473 nông trường quốc doanh (NTQD) quản lý 1,2 triệu ha đất nông nghiệp và 412 lâm trường quốc doanh (LTQD) quản lý khoảng 6,2 triệu ha rừng, đất lâm nghiệp. Theo báo trong nước, những năm qua thực hiện chính sách đổi mới của Nhà nước CSVN, các nông-lâm trường quốc doanh (NLTQD) bước đầu sắp xếp lại và đã giao lại cho các địa phương trên 400.000 ha đất nông nghiệp, 2-3 triệu ha đất rừng chưa sử dụng. Nhưng tình trạng các trùm nông lâm trường tự coi mình là “chúa đất” đã khiến chính sách giao đất chỉ là trò nửa vời.

Sau đây là các chi tiết do báo trong nước ghi nhận:
Thực hiện Nghị định 01/CP của Chính phủ, tính đến nay các NLT đã giao khoán khoảng 0,5 triệu ha đất có vườn cây cho hàng chục vạn hộ nông dân. Và, thí điểm bán 2.900 ha vườn cây ở 38 nông trường quốc doanh.
Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể việc sử dụng đất đai, lao động, vốn của các NLT QD hiệu quả còn thấp. Tuy đã có nghị định của Chính phủ nhưng các NLT còn nhiều lúng túng trong đổi mới cơ chế quản lý. Nhiều “ông chúa đất” cố tình nhập nhèm giữa bán và khoán. Một số đơn vị khoán nửa vời, thiếu dứt khoát, mức thu sản phẩm cao, nhiều khoản phụ thu lạm bổ làm giảm tác dụng khuyến khích người lao động.
Ngày 8/9/92 tỉnh Nghệ An ra Quyết định 1586 về giao đất bán vườn cây cho cán bộ công nhân viên lao động NLT nhưng khoán tới 3 loại quĩ: quĩ phát triển sản xuất, quĩ phúc lợi, quĩ phí quản lý cho bộ máy NLT với mức thu 10% giá trị sản phẩm thu được từ vườn cây người lao động đã mua. Đến năm 1995 mặc dù, đã có Nghị định 01/CP của Chính phủ, nhiều “ông chủ đất” đã vì quyền lợi cục bộ nhằm tăng thu phí cho bộ máy quản lý NLT vẫn giữ lấy và làm theo quyết định của tỉnh, đẩy phần thua thiệt về người lao động.


Thời gian qua TCTy chè VN đã tiến hành giao đất ổn định 50 năm cho các hộ nhận khoán, nhưng theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Đảng uỷ xã Trần Phú (Văn Chấn, Yên Bái) thì Công ty chè Trần Phú cư xử với công nhân không ổn. Vì giá chè công ty mua quá thấp (tháng 7/99: 1.200 đ/kg búp tươi). Ngược lại, với phân bón, công ty buộc công nhân mua quá cao. Hiện công ty giao khoán cho công nhân phấn đấu đạt năng suất 8 tấn chè/ha, người đạt năng suất cao vẫn không được thưởng, không khuyến khích sản xuất. Đặc biệt hơn một năm nay người trồng chè lại phải nộp thêm 25% thuế nông nghiệp, trong đó 10% dùng để tái đầu tư sản xuất; 10% dùng để đầu tư hệ thống giao thông, thuỷ lợi; 5% dùng để chi phí quản lý.
Hơn một năm nay cơ sở vật chất của nông trường không hề được sửa chữa, nâng cấp. Việc nộp thêm 25% thuế nông nghiệp làm cho các gia đình nhận khoán bất bình.
So với công nhân lâm trường thì công nhân nông trường còn “sướng” hơn. Vì họ còn có đất để sản xuất. Còn đối với công nhân lâm trường, ở nhiều nơi khoán đồng nghĩa với “thả nổi”.
Tại lâm trường Chợ Đồn (Bắc Cạn) có chị Nguyễn Thị Sơn năm nay hơn 30 tuổi, ngày 1/9/84 vào làm công nhân lâm trường ở đội Khuổi Tàu (cách thị trấn Chợ Đồn 10 km). Năm 1990 khi không còn kế hoạch trồng rừng và khai thác lâm sản, lâm trường chuyển sang hướng giao đất khoán rừng, chị bị “thả nổi”. Trước hết, không còn được hưởng lương công nhân bậc 2. Năm 1994 chị nhận hợp đồng khoán nuôi bảo vệ 4,66 ha rừng mỡ, vầu, nứa trong thời gian 5 năm. Đơn giá giao khoán 40.000 đ/ha/năm. Năm 1996 chị nhận bảo vệ thêm 5,1 ha rừng 327, đầu tư vốn 400.000 đồng với chỉ tiêu cho khai thác bán vầu được 1 triệu đồng. Trừ chi phí 400 ngàn đồng còn 600 ngàn đồng. Như vậy, trong 5 năm chị thu được gần 2 triệu đồng với các hợp đồng lâm trường giao khoán. Tính ra, bình quân 1 năm 400 ngàn đồng, 1 tháng 33 ngàn đồng (chưa đầy 3 đô la Mỹ).
Như vậy, từ một công nhân chị Sơn bị đẩy xuống làm nông dân. Nhưng, nông dân cũng không phải nốt. Nói theo lời của chị, cũng như nhiều người công nhân ở Lâm trường Chợ Đồn, chị hiện là người của “4 không”: không lương, không ruộng đất, không vốn và không nhà(!).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.