Hôm nay,  

Ngang Trái Cuộc Đời

09/01/200600:00:00(Xem: 6020)
- (Để tưởng nhớ đến những liệt sĩ Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch)

Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 20 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết!

Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ hai mươi của các anh, tôi bùi ngùi nhớ lại. Vào khoảng tháng 12 năm 1985, nhân khi rảnh rang tôi mở truyền hình lên xem và hết sức bàng hoàng khi nghe cô xướng ngôn viên người Mỹ loan tin “một số người Việt từ hải ngoại về nước âm mưu lật đổ chính quyền Cộng Sản Việt Nam và bị bắt giữ ...”. Tuy nghe tiếng được tiếng mất nhưng tôi cũng hiểu đa số các anh từ Pháp trở về. Thế là ngày này qua ngày khác, tôi luôn theo dõi tin tức vào buổi tối và được biết thêm tên tuổi và xuất xứ của các anh: Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch v.v...

Qua truyền hình tôi thấy Cộng đồng người Việt (CĐNV) ở trong nước và ở hải ngoại, đặc biệt là tại Pháp và thân nhân của các anh đã tìm cách nhờ chính quyền Pháp và thế giới tự do can thiệp đòi Cộng Sản Việt Nam (CSVN) trả tự do cho các anh. Oái ăm thay, chẳng ai biết rõ các anh - những người trai anh dũng thuộc tổ chức kháng chiến nào (") nhưng giống như anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ lên đoạn đầu đài vào năm 1930, các anh đã bị cộng sản tuyên án tử hình và bị hành quyết vào ngày 08.01.1986.

Hôm nay, nhân ngày giỗ 20 năm tôi xin được dành vài giây phút tưởng nhớ các anh, vinh danh sự hy sinh cao cả của các anh, rồi lại suy tư ...

Anh Bá, anh Quân, anh Bạch...! Tôi biết các anh là cựu sinh viên, là những người đang có một tương lai đầy xán lạn nhưng các anh không màng, đã bỏ hết tất cả để đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Than ôi, chí cả không thành nên các anh đành sa cơ thất thế và hy sinh cho lý tưởng khi tuổi đời còn quá trẻ, nhưng tên tuổi của các anh mãi mãi được vinh danh trong công cuộc đấu tranh với chế độ CS bạo tàn.

Giờ đây, nghĩ đến các anh tôi lại xót xa khi nhìn thấy đồng hương của các anh, đồng hương của tôi - những người một thời đã bị CSVN bạc đãi phải liều mình bỏ nước ra đi, những “ngụy quân, ngụy quyền“ đã từng bị cộng sản giam cầm, bắt học tập lâu năm tại các vùng Bắc Việt hẻo lánh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Cổng Trời ..., cũng như một số sinh viên một thời cùng đứng chung với anh trên một chiến tuyến, nay đã và đang sắp hàng xin phép cộng sản để được trở về du lịch Việt Nam sau khi họ có một đời sống ổn định, sung túc tại những quốc gia cho phép họ đến tị nạn và định cư sau tháng tư đen 1975.

Họ đã chóng quên, ngày nào họ đã bị chính quyền cộng sản cầm tù, truất quyền công dân, bị xếp vào thành phần phản quốc, phản cách mạng, ngụy quân, ngụy quyền khi còn ở trong nước; rồi sau đó được cộng sản liệt vào thành phần “đĩ điếm, trây lười lao động“ khi họ may mắn đào thoát được đến bờ tự do vào thập niên 80. Đến nay họ bỗng dưng trở thành “những Việt kiều yêu quê hương xứ sở Việt Nam” (") cũng từ miệng lưỡi của những kẻ một thời đã buộc tội họ!

Nếu các anh còn sống chắc các anh cũng sẽ như tôi lắc đầu ngao ngán khi nhìn thấy những nghịch cảnh này. Chắc chúng ta sẽ tự hỏi, tại sao những người này, một thời (đứng trước anh em sinh viên du học thời VNCH) đã to tiếng vỗ ngực bảo “chỉ có chúng tôi, những người vượt biên, vược biển mới là những người tị nạn chân chính”, nay họ lại có thể nhắm mắt, quay mặt (180 độ!) làm ngơ để trở về Việt Nam vui chơi trong khi biết bao đồng hương khác ở VN: già có, trẻ có đang gào thét vì đói, đang lớn tiếng tranh đấu cho đạo pháp, cho tự do tại quê nhà, thậm chí có nhiều người đã tự thiêu và đang sẵn sàng chết cho một nước Việt Nam tự do dân chủ"""

Cái khôi hài là hiện vẫn còn nhiều sinh viên du học thời VNCH sau khi xin “tị nạn chính trị“ ở các quốc gia Nhật, Úc, Đức, Pháp, Hoa Kỳ ... dầu số người này có đầy đủ điều kiện (từ địa vị cho đến tài chánh) để “áo gấm về làng“ nhưng số sinh viên VNCH này vẫn còn chút sĩ khí, vẫn ngạo nghễ không chịu khuất phục hạ mình “đệ đơn xin CS cấp chiếu khán về du lịch VN“ theo cơ chế “XIN-CHO” của CSVN và họ vẫn chấp nhập cuộc sống lưu vong kể từ khi CS cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam cho đến ngày nay.

Theo tôi biết, ngày xưa trong số các anh đã có người đến bờ tự do này bằng máy bay để rồi bỏ tất cả, âm thần băng rừng, vượt núi tìm đường trở về quê mẹ hầu giải phóng quê hương ... Cũng một lối đi, các anh đi bằng máy bay, trong khi đó, nhiều người đồng hương của chúng ta trước đây đã phải vượt qua bao nhiêu hiểm nguy, băng rừng, vượt biển để được đến định cư tại các nước tự do. Cũng một lối về, nhưng các anh đã hiên ngang chọn đường về gian khổ. Còn đồng hương tị nạn (") của các anh nay lại trở cờ đã đốt giai đoạn chọn đường về (đường nào cũng dẫn tới La Mã mà!), ung dung ngồi máy bay trở về quê hương, nơi họ đã bỏ lại đàng sau thân nhân, bạn bè, tài sản để đi tìm sự sống; nơi mà chính họ đã từng bị cướp đoạt quyền làm người, bị đấu tố, bị đưa đi vùng kinh tế mới hay bị CS chiếm đoạt tài sản v.v...

Nhiều kẻ mà khi các anh còn sống đều nghe biết như ông tướng tàu bay (bỏ chạy trước 30.4.1975) một thời nắm vận mạng quốc gia VNCH hay ông nhạc sĩ khá nổi tiếng, vài nhà văn, mấy ông trí thức v.v... bỗng dưng la lên rằng họ “nhớ nhà, thương nước“ cũng quay lưng “về quê“. Chưa hết đâu các anh nợ, thay vì biết điều tốt nhất nên im lặng, mấy ông “1 thời chống cộng thứ thiệt này” lại tán tận lương tâm sẵn lòng đóng vai cò mồi tuyên bố ngợi khen CSVN rùm beng nữa mới đáng nói chứ, nghe sao mà nghịch nhĩ quá. Cuộc đời và lòng người chỉ vì vài quyền lợi nho nhỏ đã đổi trắng thay đen ...

Cá nhân tôi đôi khi tự hỏi, các anh đã hy sinh cho ai". Những người khác, sau các anh cũng cùng chung số phận như Võ Hoàng, Tướng Hoàng Cơ Minh v.v... đã hy sinh cho ai" Riêng đối với những kẻ trở cờ, đi “công tác về VN” xong ra lại nước ngoài khen nức nỡ, không ngượng miệng là bây giờ bia ôm uống hết sẩy, toàn mấy em trẻ đẹp ngon lành thì không biết có phải họ là số người mà CSVN đã (chơi chữ, đánh phủ đầu) ám chỉ là thành phần “đĩ điếm, trây lười lao động”" (lí do đơn giản CS nói và định nghĩa như thế, trước trốn chạy ra nước ngoài nguyền rủa CSVN, bây giờ họ lại âm thầm làm đơn xin CS cho về du lịch VN thì còn gì nữa để phân bua, nếu CS (nhếch môi cười khẩy) nửa đùa nửa thật có nói, thấy chưa những gì đảng và nhà nước nói đâu có sai, thì thành phần này cũng đành “miệng tuy ngậm bò hòn mà vẫn phải khen ngọt!”.

Hỏi thì đã hỏi, nhưng (có thể vì tế nhị) chúng tôi vẫn chưa tìm ra được một câu trả lời chính xác!

Tôi cũng muốn tâm sự cùng các anh là cộng đồng người Việt chúng ta chỉ có một số ít thành phần trở cờ nêu trên. Tôi hy vọng và hết sức tin tưởng vì đây đó tôi vẫn còn thấy những khuôn mặt trẻ đầy nhiệt tình, đang hăng say nối bước các anh để tiếp tục con đường mà các anh chưa trọn bước...

Đâu đó, tôi vẫn còn nghe vang vọng tiếng hát:

Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi,

Các anh đi, biết bao giờ trở lại"

Dù các anh không bao giờ trở lại nữa nhưng hình bóng các anh lúc nào cũng hiện hữu trong tim chúng tôi, trong lòng những người thuộc thế hệ đàn em vẫn còn giữ vững lập trường, niềm tin cũng như đang cố gắng sống “thật lòng” với chính mình - những người mang đúng ý nghĩa tư cách tị nạn chính trị! (Xin các vị nào nói rằng tôi là kẻ tị nạn chính trị mà đi đi về về VN như đi chợ (dù bất cứ dưới hình thức nào) đừng lạm dụng những từ này, theo định nghĩa của công ước quốc tế).

Tôi chưa bao giờ quen biết các anh, chưa một lần hội kiến hay nghe các anh nói chuyện khi các anh còn sống, nhưng lòng can đảm, sự hy sinh cao cả của các anh đã làm cho tôi và bao nhiêu người khác đem lòng ngưỡng mộ.

Pháp, nơi ngày xưa các anh cư trú, nay đang là mùa Đông buốt lạnh. Tết Dương Lịch đã qua, cộng đồng người Việt chúng ta trong và ngoài nước đang chuẩn bị chào đón Xuân Bính Tuất. Chắc chắn rằng cũng có một số người “tị nạn” đang chuẩn bị về Việt Nam vui chơi ăn Tết – nơi mà các anh đang nằm yên đâu đó! Tôi chạnh lòng nghĩ đến các anh và tự hỏi, hẳn các anh có yên giấc nghìn thu hay không"

Anh Bá, anh Quân, anh Bạch ..., xin được gởi đến các anh một nén hương và những giòng tâm sự này của tôi, một kẻ tha hương đang sửa soạn đón Xuân Bính Tuất buồn tẻ, ảm đạm nơi xứ người nhân ngày giỗ lần thứ hai mươi của các anh, những người trai anh dũng, những liệt sĩ đã hy sinh cho lý tưởng TỰ DO!

T.H (08.01.2006)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.