Hôm nay,  

Âu Châu - Hồi Giáo: Mâu Thuẫn Mở Rộng

03/02/200600:00:00(Xem: 5528)
-Truyền thông Âu châu và thế giới Hồi giáo đang đào sâu dị biệt giữa hai nền văn hóa gắn bó với nhau trên nhiều mặt.

Bài diễn văn về Tình hình Liên bang của Tổng thống George W. Bush đã được truyền thông Âu châu "tha".

Họ không có dịp bới móc những lập luận đầy tính chất khiêu khích hoặc những mâu thuẫn trên bề mặt trong bài diễn văn quan trọng nhất năm của Tổng thống Hoa Kỳ vì đang bận với một vụ khác trên tay. Đó là việc một số báo đã đi những bức hý họa của tờ báo Đan Mạch (Denmark) Jyllands-Posten có nội dung châm biếm đấng tiên tri Mohammed của đạo Hồi. Biến cố sau cùng là việc đài BBC - vốn không thể được coi là chống Hồi giáo hoặc thân Mỹ, ngược lại đằng khác - cũng đã đi mấy tấm hình đó, trong khi dư luận Hồi giáo khắp nơi đang thổi lên phong trào chống Âu châu.

Nội vụ từ đâu"

Nội vụ xảy ra từ lâu, nhưng mới được các lãnh tụ Hồi giáo tại Âu châu hâm nóng và tạo cơ hội cho các nước Hồi giáo lên tiếng.

Ngày 17 tháng Chín năm ngoái, tờ Politiken của Đan Mạch loan tin là nhà văn Kaare Bluitgen than phiền rằng không tìm ra người diễn họa cuốn sách về cuộc đời của Mohammed vì các nghệ sĩ sợ bị dân Hồi giáo cực đoan ám hại. Để trả lời, tờ báo thuộc khuynh hướng trung hữu Jyllands-Posten mới yêu cầu các nghệ sĩ vẽ hình Mohammed theo cảm nghĩ của họ và cuối cùng đã đăng 12 bức hý họa về đấng Tiên tri của đạo Hồi, trong đó có những hình không làm sáng danh Mohammed, có những tấm thì rõ ràng là châm biếm, kể cả một tấm mà khăn đội đầu của Mohammed là một quả bom.

Trong suốt tháng 10, một số lãnh tụ Hồi giáo tại Đan Mạch đã lên tiếng phản đối và yêu cầu tờ báo phải xin lỗi. Tờ Jyllands-Posten giữ nguyên lập trường. Qua tháng 11 rồi tháng 12, một nhóm lãnh tụ Hồi giáo tại Đan Mạch mới đem bộ hình qua Trung Đông để rỉ tai, truyền bá, kèm trong đó là nhiều tấm hình khác không do tờ Jyllands-Posten đăng tải. Ngày 14 tháng 11, nhóm Jamaat-e-Islami tại Pakistan bắt đầu lên tiếng phản đối.

Ngày 10 tháng Giêng, tờ báo Công giáo của Na Uy (Norway) Magazinet đăng lại các bức hý họa Đan Mạch và ngày 26, chính quyền Saudi Arabia triệu hồi Đại sứ tại Đan Mạch và bắt đầu mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Đan Mạch. Hôm sau, hàng ngàn dân Iraq cũng phản đối việc xúc phạm đấng Tiên tri Mahommed của họ. Từ đấy, phong trào tranh đấu lan rộng, cờ Đan Mạch bị đốt, Âu châu khiếu nại việc tẩy chay với Tổ chức Thương mại WTO, các lãnh tụ Hồi giáo khác, kể cả Afghanistan hay Egypt, Syria, Lybia đã đả kích hoặc kêu gọi phong trào tẩy chay toàn cầu. Cao điểm là khi các tay súng Palestine phá phách văn phòng Liên hiệp Âu châu tại đây vào các ngày 30 và mùng hai.

Trong khi ấy, nhiều báo Âu châu tại Áo (Austria), Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hoà Lan, Hung (Hungary) đã đăng một phần hay toàn phần của bộ hý họa. Thứ Tư mùng một Tháng Hai, nhật báo France Soir rất nổi tiếng tại Paris đi lại nguyên bộ hình, chủ nhân tờ báo đang sắp phá sản này là một doanh gia người Egypt bèn cách chức viên chủ tịch tờ báo và đề cử người khác lên thay; hôm sau, chính người được lên thay cũng từ chức. Đài BBC tường thuật nội vụ rồi cũng đăng lại trên web một số hý họa để dư luận phán đoán. Nhật báo Le Monde đi ngay một bức hý họa khác có hình người mà râu và khăn là hàng chữ: "tôi không được vẽ hình Mahommed!" Tổ chức Phóng viên Không biên giới lên tiếng bênh vực quyền tự do ngôn luận của báo chí.

Trong vụ này, chúng ta có một bên là truyền thông báo chí với truyền thống tự do và thói quen châm biếm mọi lãnh tụ, kể cả tôn giáo; bên kia là người theo đạo Hồi với niềm tin vào tính siêu phàm của Mahommed và không cho bất cứ ai được vẽ hình đấng Tiên tri của họ, huống hồ lại vẽ trong tinh thần châm biếm. Bị kẹt ở giữa là giới lãnh đạo Âu châu và Hồi giáo, kể cả hai Tổng thống Karzai và Mubarak của Afghanistan và Egypt.

Khoảng cách Âu - Mỹ

Theo Thiên chúa giáo (Tin Lành và Công giáo) Âu châu là nơi có nhiều di dân theo đạo Hồi nhất và xưa nay vẫn có tinh thần bao dung chấp nhận những dị biệt tôn giáo sau nhiều cuộc chiến vì tôn giáo tong nội bộ. Bản chất chính trị của Âu châu là "gạt tôn giáo ra khỏi chính trị", các chính quyền đều thuộc loại theo "thế quyền" không bị thần quyền chi phối. Đó là kết quả của phong trào tự do dân chủ hồi thế kỷ 18 và cuộc cách mạng chính trị trong thế kỷ 19 đã chấm dứt vai trò thống trị của Giáo hội Công giáo. Xu hướng chung của các xã hội Âu châu là người dân ngày càng ít thiết tha đến tôn giáo và không sùng đạo như đa số dân Mỹ.

Tại Âu châu, người ta có thể gia nhập quốc tịch trở thành công dân một nước Âu châu mà vẫn sống ở ngoài vòng "ý thức Âu châu", ngược với Hoa Kỳ là nơi người ta trở thành công dân Mỹ khi đồng ý với Hiến pháp và "ý thức Hoa Kỳ".

Sự khác biệt rất tinh tế này thực ra lại quan trọng trong vụ khủng hoảng với Hồi giáo.

Nền dân chủ Âu châu thành hình từ ý thức quốc gia, trong đó chủ quyền quốc gia được coi là nền tảng, người công dân được quốc gia bảo vệ. Nền dân chủ Hoa Kỳ thành hình từ một tập hợp đa chủng đồng ý với nhau về nguyên tắc là dân quyền, mỗi công dân là một lá phiếu và có quyền ngang nhau, bất kể xuất xứ (tôn giáo hay sắc tộc).

Hai khác biệt ấy dẫn tới hai xu hướng khác nhau: người Âu châu xem cái "Âu tính" - ý thức Âu châu - căn cứ trên màu da, sắc tộc, và chấp nhận nhưng không đồng hóa công dân Âu châu có xuất xứ khác. Riêng tại Pháp, công dân Pháp theo đạo Hồi có mọi quyền công dân nhưng vẫn sống riêng trong thế giới của mình, thực tế là có khi bị tẩy chay, nhẹ nhất là bị lãng quên, coi thường.

Tại Hoa Kỳ, người ta trở thành dân Mỹ vì cùng chia sẻ ý niệm công dân hay "dân quyền" hơn là ý niệm chủng tộc. Vì vậy, dù sự hội nhập có thể gặp khó khăn nhưng mọi người đều chấp nhận lẫn nhau và coi nhau là công dân một nước. Tại Hoa Kỳ, dân Hồi giáo được mọi người khác coi là người Mỹ, trước khi để ý đến khía cạnh Hồi giáo của họ. Nói chung, họ không bị tẩy chay hoặc gạt sang bên lề của xã hội. Nhờ vậy, họ cũng không có phản ứng tự vệ, tức là đào sâu sự khác biệt tôn giáo giữa Hồi giáo với Thiên chúa giáo.

Dù sao, tại cả hai nơi, người Hồi giáo vẫn có nhiều quyền hạn dân sự hơn là ngay giữa thế giới Hồi giáo như ở tại Trung Đông. Một người Egypt vẫn có thể là chủ một nhật báo lớn tại Paris chứ một người Pháp hay Anh, Đức không thể có những quyền tương tự tại Saudi Arabia hay Egypt, vốn là những nước Hồi giáo ôn hòa và thân Tây phương.

Khủng hoảng Âu-Hồi

Các nước Âu châu đã sống quá lâu bên thùng thuốc súng mà không ý thức được nguy cơ khủng hoảng của mình.

Trước hết, Âu châu gặp vấn đề vì càng mở rộng càng phải tự vấn "bản sắc mình là gì""

Dân Âu châu "cũ" (chủ yếu là Tây Âu) bắt đầu hoài nghi và kỳ thị dân Âu châu "mới" (các nước Đông Âu) đang gia nhập Liên hiệp Âu châu và giành mất quyền lợi kinh tế trong ngân sách Âu châu hay ngay trong thị trường đang mở rộng của họ. Người Ba Lan, Hung, Tiệp có thể "cướp" mất việc làm của dân Âu châu cũ, tại Pháp, Bỉ, Hòa Lan. Cái "Âu tính" vẫn chưa đủ mạnh để hòa đồng những dị biệt thực ra phải coi là rất nhỏ.

Đã thế, tính "giáo hữu" cũng hết còn là chất keo sơn gắn bó đồng đạo với nhau. Hai nước cùng là Công giáo, Ba Lan và Pháp, chưa chắc đã có ý thức "chung" mạnh hơn ý thức "riêng". Vai trò tôn giáo giảm sút đã dẫn tới tranh chấp quyền lợi giữa hai nước Công giáo, là điều mà dư luận ngoài Âu châu lại không để ý tới.

Chính nỗi lo sợ về kinh tế và bản sắc ấy đã dẫn đến khủng hoảng năm ngoái khi dân Pháp và Hòa Lan bác bỏ dự thảo Hiến pháp Âu châu. Và toàn khối Âu châu nghi ngờ việc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), một nước có đa số theo Hồi giáo ôn hòa, có thể trở thành hội viên Liên hiệp Âu châu.

Bây giờ, dân Âu châu mới nhìn lại vào ruột gan của mình và bàng hoàng nhận ra một thực tế nhân khẩu khác.

Dân Âu châu sinh đẻ ngày một ít hơn, xã hội bị "lão hóa" - với tỷ lệ cao niên ngày một tăng trong dân số - nên mặc nhiên mở cửa đón nhận di dân. Đa số di dân đến từ miền Nam, là Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi dân Bắc Phi và Phi Châu. Dân Hồi giáo chiếm đa số trong thành phần di dân ấy, lấy quốc tịch bản xứ nhưng giữ nếp sống cũ trong khu vực sinh hoạt của mình. Và họ sinh đẻ rất mạnh, chiếm tỷ lệ dân số ngày một cao hơn.

Tại miền Nam Hoa Kỳ, dân Latino vào nước Mỹ (hợp pháp hay không) đều mong sẽ có ngày trở thành công dân Mỹ và càng tiến xa họ càng bước cao hơn vào chính trường Mỹ, cái ý thức di dân hay Latino phai lạt dần vì họ tự nghĩ rằng mình là người Mỹ, có đóng góp và trách nhiệm trong xã hội Mỹ. Tại Âu châu, người Hồi giáo không nghĩ như vậy.

Trong hoàn cảnh ấy, bất cứ một biến cố nhỏ nào cũng có thể gây ra khủng hoảng như nước Pháp đã trải ba tuần nội loạn mùa Thu vừa qua vì vụ cánh sát bắn chết hai em nhỏ Hồi giáo.

Năm 1989, cả Âu châu đã cố giữ im lặng trước việc Giáo chủ Khomeiny - từ Pháp về Iran làm cách mạng - ban "giáo luật" ra lệnh ám sát nhà văn người Anh gốc Ấn Salman Rushdie vì một tác phẩm người Hồi giáo cho là báng bổ. Salman Rushdie không chết nhưng nhiều tay Hồi giáo quá khích đã giết một số người phiên dịch hay xuất bản cuốn "The Satanic Verses" này. Năm 2004, một tay Hồi giáo quá khích khác đã giết nhà điện ảnh Theo Van Gogh người Hòa Lan vì một cuốn phim về nạn hành hạ phụ nữ trong xã hội Hồi giáo.

Biến cố này khiến các nước Âu châu thuộc loại ôn hòa nhất, như Hòa Lan hay Bắc Âu cũng phải giận dữ, nhưng Âu châu "cũ" vẫn cố dĩ hòa vi quý. Vả lại, thời ấy, quỷ dữ đáng phê phán chính là Hoa Kỳ và vụ Iraq.

Bây giờ, chuyện nhỏ bỗng thành to.

Âu châu có truyền thống tự do ngôn luận, truyền thống ấy đụng phải bức vách cực đoan của đạo Hồi, trong khi người dân Âu châu ngày càng khó chịu về sự cực đoan ấy.

Hàng năm, Liên hiệp Âu châu vẫn chi cho chính quyền Palestine 900 triệu Mỹ kim và luôn luôn bênh vực phe Palertine chống lại lập trường của Hoa Kỳ và Do Thái. Bây giờ các lãnh tụ Hồi giáo lại đổ dầu vào lửa trong khi báo chí Âu châu chất thêm củi cho đám cháy bốc to!

Báo chí Âu châu đã có truyền thống đấu tranh cho quyền tự do nên sẽ không nhượng bộ, lãnh đạo các nước sẽ phải vất vả tìm cách hạ nhiệt nhưng biến cố này là một hồi chuông cảnh báo cho nhiều cuộc khủng hoảng tất yếu trong tương lai.

Bên cạnh thế giới Hồi giáo đang sôi sục, Âu châu không thể mãi sống như cũ. Dù có ông Bush hay không!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.