Hôm nay,  

Một Mùa Giáng Sinh Mới

25/12/200800:00:00(Xem: 3618)

MỘT MÙA GIÁNG SINH MỚI

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Năm qua (2007) tôi đã viết về "Ông già Noel mới" với kết luận: Ông già Noel không có thật. Thế nhưng con người được tưởng tượng ra đó lại biểu lộ một sự thật vô cùng vĩ đại. Đó là tình thương bao la của tuổi già đối với biết bao trẻ em bất hạnh còn ở tuổi ấu thơ. Tôi tin ông già Noel sẽ còn mãi mãi, bất diệt hàng triệu năm nữa, cho đến khi nào loài người không còn tồn tại trên Trái Đất nhỏ bé này. Năm 2008 tôi bỗng thấy có lý do đặc biệt phải viết tiếp cho đoạn cuối đó.
Qua năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ có Tổng Thống người da đen. Barack Obama làm Tổng Thống không còn là chuyện lạ, người ta đã nói đến hơi nhiều. Nhưng chuyện lạ là câu hỏi "Obama có thật là người da đen hay không"" Ông là con một phụ nữ da trắng ở Kansas và một người da đen, gốc Mỹ-Kenya, có thể gọi là nửa trắng nửa đen. Tuy nhiên Obama từ trước khi đắc cử cho đến nay vẫn nói: "Tôi là người gốc Phi Châu - tôi vẫn được đối xử và được coi như vậy. Tôi hãnh diện về tình trạng đó". Câu này cho thấy Obama không có cách lựa chọn nào khác hơn là "da đen" với hàm ý những người da đen đã bị đối đãi như thế nào qua biết bao thế hệ ở Mỹ. Thế nhưng vào lúc Obama biết thân phận của mình, thời thế đã đổi thay.
Trên toàn thế giới ngày nay, những cuộc hôn nhân giữa các chủng và sắc tộc đã làm mờ dần sự kỳ thị và sự định nghĩa khác biệt từ thời xa xưa của loài người. Marty Favor ở Dartmouth (Gia Nã Đại) giáo sư nghiên cứu về người Phi Châu và Mỹ gốc Phi, tác giả cuốn sách "Da đen xác thực" viết: "Năm 1903 Sử gia Mỹ Du Bois nói vấn đề của Thế kỷ 20 là ranh giới mầu da. Bây giờ thế kỷ 21 là thời chúng ta dẫm chân qua đường ranh giới đó". Bà Rebecca Walker, một nữ sĩ có mầu da hơi nâu, bà là gốc của các thế hệ quá khứ gồm có Nga, Phi, Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan và cả người gốc bản xứ Mỹ được gọi là "người da đỏ". Bà cho biết bà thường tự xưng là "gốc con người", vì bà là sản phẩm của hai gốc hay nhiều gốc. Bởi vậy bà Walker nói: "Cố nhiên Obama là người gốc da đen, nhưng ông cũng không phải là da đen thuần túy. Ông là người có cả gốc da trắng, nhưng ông lại không phải là da trắng. Người thường coi ông là thế đó... Sự thật ông thuộc đủ mọi thứ gốc nhưng các gốc đó lại không loại trừ lẫn nhau..."
Dân biểu Mỹ G.K. Butterfield, con của một gia đình da đen ở thị trấn Wilson, North Carolina, lại có mầu da trắng chỉ vì những dòng tổ tiên của cả cha mẹ ông đều có pha trộn gốc da trắng. Ông sống trong cộng đồng da đen, thời trẻ đã từng đi đầu các đám biểu tình đòi hỏi quyền công dân cho người gốc da đen. Ông nói: "Con người chỉ là sản phẩm của kinh nghiệm, Tôi là một dân biểu Mỹ, và tôi cảm thấy không được thoải mái đứng trong một nhóm người toàn là da trắng. Chúng tôi không có chung một thế giới quan, kinh nghiệm của chúng tôi khác nhau". Thời xưa khi cán cân trắng đen còn quá bập bềnh bất trắc, dân Mỹ da trắng thứ thiệt vẫn có lệ chơi ngông "nhỏ một giọt". Một giọt đây là một "giọt máu", khi họ lén lút vào khu dành riêng cho các cô nô lệ da đen để tìm thú vui xác thịt, vì họ tin chắc rằng chẳng bao giờ giọt máu đó sẽ trở thành một công dân Mỹ. Đến ngày nay sự đậm lạt giữa các mầu da Mỹ gốc Phi châu - dù cho cả cha mẹ đều là gốc Phi thứ thiệt - đã là bằng chứng cho thấy có sự vung vãi của các giọt da trắng từ thời xa xưa.


Trong cuốn sách "Người da đen và chỗ đứng của họ trong Lịch sử Thế giới", Tiến sĩ Leroy Vaughn còn lập luận có 5 vị Tổng Thống Mỹ trong quá khứ - Thomas Jefferson, Andrew Jackson, Abraham Lincoln, Warren Harding và Calvin Coolidge - đều có tổ tiên là người da đen. Và bây giờ Barack Obama là người thứ 6. Sự pha trộn dòng máu của những người ở Nam-Bắc Mỹ châu, kể cả người Da đỏ bản xứ và những người Á châu trong mấy Thế kỷ qua, nay xứng đáng được có một sự thử nghiệm DNA để phân biệt cho rõ các mầu da trộn lẫn. "Nồi súp hầm nhừ" sắc tộc đã làm việc quá hiệu quả. Thời và thế đã khác trước.
Đến thập niên 70 Thế kỷ 20 khi có cuộc kiểm tra dân số (census) ở Mỹ, những người Mỹ gốc la-tinh được ghi là nhóm thiểu số, không phải là sắc tộc khác. Sau cuộc kiểm tra năm 1990, nhiều người dân than phiền rằng 4 loại sắc tộc - trắng, đen, Á và Mỹ da đỏ/Alaska - không đủ để họ khai nguồn gốc. Chính phủ bèn cho phép người khai chấm dấu thêm hơn là một mục sắc tộc (có thêm cả một mục ghi người gốc Hawaii và Thái Bình Dương). Theo một cuộc kiểm tra mới nhất, 6 triệu dân, tức 2% dân số ngày nay nói họ thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Khoảng 19 triệu người, tức 6% dân số, nói họ thuộc các sắc tộc khác ngoài 5 mục sắc tộc có ghi sẵn để khai.
Thêm 30 năm sau, khi Obama chỉ mới bắt dầu vận động tranh cử, những người dân thiểu số đang trên đà đông hơn người gốc da trắng thuần túy, người ta đã thấy viễn tượng sẽ có sự xác định lại nền văn hóa nổi bật của người da trắng. Trong ký ức của ông, Obama nói ông đã bị ảnh hưởng nặng khi ông đọc thấy Malcom X,người dân tộc da đen đã trở thành một nhà tranh đấu cho quyền của con người nói chung, một khi loại bỏ được chất da trắng trong dòng máu của ông. Obama viết: "Đi theo con đường tự trọng, dòng máu trắng sẽ không bao giờ làm cho tôi rút vào lãnh vực trừu tượng. Tôi chỉ còn ngỡ ngàng tự hỏi tôi sẽ cắt bỏ được cái gì nếu tôi để mẹ tôi và ông bà ngoại của tôi rơi vào một ranh giới không xác định ở chỗ nào".
Vào đầu Thế kỷ 21, loài người bắt đầu hướng về một chân trời hoàn toàn mới lạ, ở đó những chữ như mầu da, sắc tộc, chủng tộc không còn có nghĩa gì hết. Con người chỉ có một, đó là một loài siêu việt làm chủ Trái Đất. Vậy ông già Noel năm 2008 là da trắng da đen, da vàng, da đỏ hay da nâu" Nếu ông có mầu da nào là tùy ở niềm tin của mỗi sắc tộc trên cõi thế này. Mầu da của ông chỉ là cái vỏ bề ngoài cũng như hình dạng hay bộ trang phục truyền thống của ông. Nhưng ông có một thứ muôn đời không bao giờ thay đổi nằm ở trái tim ông. Đó là tình thương, một tình yêu bao la vĩ đại cho cả loài người. Rồi đây Trái Đất chỉ là một căn làng đông đúc. Một căn làng trên lý tưởng được bảo vệ bằng tình người, trên thực tế được bảo vệ bằng một bức tường thành vô cùng kiên cố. Đó là khí quyển và từ trường bao quanh Trái Đất. Trên thượng tầng không khí có khí ozone giống như một mái nhà vô hình, bảo vệ Địa Cầu chống lại các tia quang tuyến X của Mặt Trời có sức xuyên phá rất mạnh có hại cho mọi loài sinh vật, trong đó có loài người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.