Hôm nay,  

Sinh Hoạt Cộng Đồng: Đêm Hội Ngộ Và Lời Cám Ơn - Người Tỵ Nạn Vn Wollongong

16/11/200800:00:00(Xem: 2090)

Sinh hoạt Cộng Đồng: Đêm Hội Ngộ và Lời Cám Ơn -  Người tỵ nạn VN Wollongong

Đêm hội ngộ 13/09/2008 đã quy tụ hơn ba trăm đồng hương Người Việt tỵ nạn cùng với trên sáu mươi quan khách thuộc các cơ quan sở bộ (di trú, giáo dục, từ thiện...) đã trực tiếp giúp đở người tỵ nạn VN khi họ đặt chân ngày đầu tiên tới thành phố biển Wollongong 30 năm về trước. Tất cả mọi người được chào đón thân mật trong bửa cơm gia đình có phụ diển văn nghệ tình nguyện, người người vui mừng thăm hỏi, trao đổi kỷ niệm buồn vui trong khung cảnh một nhà ăn rộng lớn, đơn sơ và lịch sự được biến cải từ hội trường thân thương Ribbonwood Dapto.
Sự hưởng ứng và tham dự của đồng hương thật nồng nhiệt, việc tổ chức và phục vụ thật chu đáo với các món ăn ngon miệng, phần văn nghệ phong phú hòa hợp giữa các màn trình diển thiếu nhi, hợp ca, đơn ca... Bài hát Que sera sera do cô ca sĩ Ái-Phương trình diển đã gợi nhớ cho không ít người về sự lo lắng bất định ở buổi ban đầu cuộc đời tỵ nạn; Slide show về hình ảnh Hành Trình đi tìm tự do thật đáng ca ngợi, nó đã nói lên được ý nghỉa cuộc đời tỵ nạn phải trốn chạy cộng sản để chọn đời lưu vong, nó giúp cho quan khách Úc hôm đó nói riêng cũng như cộng đồng dân chúng Úc nói chung hiểu rõ thêm phần nào bộ mặt chính trị giả dối và tàn bạo của nhà nước CSVN ngày nay, và hơn hết nó nhắc nhở cho mỗi người chúng ta, đừng vì sự thành công của cá nhân và gia đình ở Úc (hay có thể ở VN") mà quên đi thân phận ty nạn của mình.
Tụ hội nhau về trong tình thân ái tay bắt mặt mừng, kể lể nhau nghe bạn bè ai còn ai mất trong hơn 30 năm kể từ ngày dắt díu nhau lánh nạn cộng sản, đặt chân đến vùng đất phương nam này lập nghiệp, nhưng đó chưa phải là chủ đề chính cho Đêm Hội Ngộ đặc biệt này. Kỷ niệm 30 năm định cư của Người Việt Tỵ Nạn tại Wollongong còn là dịp để tất cả chúng ta cùng chính thức nói lời tri ân đối với những vị ân nhân củ của chúng ta, ngày đó, họ là những vị trung niên đầy thiện chí và lòng vị tha. Nỗi lo lắng về tương lai, sự băn khoăn về cuộc sống càng lúc càng dâng cao trong lòng đoàn người tỵ nạn khi chuyến xe bus chở họ dừng lại trước sân trung tâm định cư Fairy Meadow. Chính những vị ân nhân này là những người đã xóa tan đi nỗi lo sợ của chúng ta bằng nụ cười rạng rở, bằng cái bắt tay thông cảm khi cánh cửa chiếc xe bus đón chúng ta từ phi trường về, rộng mở. Sau bao tang thương trong chiến tranh, bao nhục nhằn của đời tỵ nạn vô tổ quốc, chúng ta lại tìm thấy niềm tin về tình đồng loại, tìm thấy ý nghỉa của cuộc sống qua những vòng tay ôm nồng ấm của quý vị ân nhân này.
Trong diển từ chào mừng quan khách và đồng hương hiện diện, chị Trần Hương Thủy, Chủ Tịch CĐ/NVTD/Wollongong, đã thay mặt tất cả người Việt tỵ nạn nói lên lời cám ơn chân thành với nhân dân và chánh phủ Úc Đại Lợi cùng với các cơ quan từ thiện địa phương đã tích cực giúp đở mọi mặt trong việc định cư thành công người Việt tỵ nạn từ năm 1978 và những năm kế tiếp. Chị cũng hoan nghênh và chào đón những đồng hương một thời đã sinh sống tại thành phố này đã không quản ngại đường xa tụ hội về, sự hiện diện của những khuôn mặt tình nghĩa này càng làm cho lời cảm ơn của chúng ta thêm phần ý nghĩa. Nhìn những ánh mắt rưng rưng của những ân nhân chúng ta mà nay là những cụ già da mồi tóc bạc, chúng ta tin tưởng, lòng họ chắc vui lắm vì biết rằng những cây trơ trụi lá năm xưa khi đem về trồng ở thành phố này nay đã trổ bông một phần nhờ bàn tay họ vun sới.


Việc vinh danh quý ân nhân của Cộng Đồng chúng ta cũng như việc gây quỷ (cho tổ chức tiêu biểu St V.de Paul) tuy đơn giản, khiêm tốn nhưng đã nói lên được bản chất trọng tình trọng nghỉa và có trách nhiệm của người tỵ nạn VN đối với xã hội đã cưu mang giúp đở mình. Đúng như lời chị Chủ Tịch CĐNVTDW phát biểu, “Ba mươi năm trước, người tỵ nạn VN tới đây với đôi bàn tay trắng và nổi thống khổ mất quê hương, mất thân nhân của cải, mất tự do và mất cả quyền làm công dân... Chính nhờ sự trợ giúp vô bờ bến từ định cư, phúc lợi, giáo dục, hướng nghiệp... của quý vị ân nhân lúc đó; cùng với ý chí sinh tồn và lòng hy sinh kiên trì ở người tỵ nạn, hôm nay chúng ta có được một cộng đồng tuy nhỏ bé nhưng hội nhập thành công vào mọi lảnh vực xã hội Úc. Ân huệ này sẽ được người tỵ nạn VN ghi nhớ mải như một động lực hội nhập đóng góp để cùng phát triển và sinh tồn".
Thực tế, trong quá trình sinh hoạt, CĐ/NVTD/Wollongong đã tích cực tham gia chung sức vào nhiều lảnh vực sinh hoạt xã hội cộng đồng và từ thiện, công cũng như tư tại địa phương dưới những hình thức cục bộ. Riêng đêm nay, lần đầu tiên CĐNVTDW đã chính danh gây quỷ với sự hợp tác của hầu hết thành viên tỵ nạn Việt Nam tại Wollongong để bày tỏ sự biết ơn của mình. Số tiền trên mười hai ngàn đóng góp cho hội St. Vincent de Paul chỉ là một đóng góp khiêm tốn, tuy nhiên nó khẳng định được sự suy nghỉ và dấn thân tổ chức của BCH/CĐNVTDW. Chúng ta đã đi tiên phong trong việc ghi nhớ Wollongong là một thành phố di dân và tỵ nạn và thành phố này luôn hoan hỉ đón nhận mọi đóng góp từ họ để xây dựng và phát triển.
Tất cả thành viên tham dự, ‘người ban ơn, kẻ nhận ơn’ đều cảm kích và hảnh diện vì cộng đồng tỵ nạn Việt Nam Wollongong đã không những trân quý sự trợ giúp mà còn biết nuôi dưởng bồi đắp .Trong phản hồi dư luận, chúng ta nhận nhiều lời khen thưởng thật chân tình và khích lệ, qua báo chí hay trực thoại, ở cả người Việt lẩn người Úc. Một nhận định chung từ nhiều thành phần quan khách Úc: “Thành phố Wollongong đã tiếp nhận di dân và tỵ nạn từ thế chiến I & II, nhưng ngoại trừ những đóng góp cá nhân, chưa có một đoàn thể sắc tộc nào nói và làm nên ý nghỉa một đêm hội ngộ và cám ơn cảm động như người tỵ nạn VN”.  Thật đáng mừng, đó chính là giá trị của sự tồn tại và tiến bước của CĐ/NVTD/ Wollongong cũng như sự hửu hiệu của BCH cộng đồng.
Sau hết, chúng ta cũng muốn nhắc đến một nhân tố quan trọng đã góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh và thành công của cộng đồng người tỵ nạn Việt Nam tại Wollongong, đó là sự hy sinh kiên trì của quý vị cha mẹ và các con em trong gia đình tỵ nạn tại thành phố này, họ luôn biết chấp nhận mọi khó khăn kinh tế, xã hội, văn hóa, biết chịu khó học hỏi, cật lực làm việc, con em biết đón nhận sự dạy dổ và vâng lời, chăm chỉ học hành đến nơi đến chốn. Chính nhân tố này đã giúp hình thành một thế hệ tỵ nạn VN trẻ, có kiến thức chuyên môn để nối tiếp con đường phục vụ sinh hoạt cộng đồng và xã hội. Hôm nay, kỷ niệm “30 năm hội ngộ và cám ơn”, chúng ta xin được phép nới rộng lời cám ơn đến với tất cả các bậc cha mẹ và con em gia đình tỵ nạn đã âm thầm làm tròn trách nhiệm bảo tồn và xây dựng Cộng Đồng Người Việt Tự Do Wollongong ngày một tốt đẹp hơn.
Ghi nhận chút thành quả và tiếng thơm tốt đẹp trên đây nhằm chia sẻ đến mọi thành viên tỵ nạn VN niềm hảnh diện khiêm nhường của một tập thể con người tuy bất hạnh (vì phải trốn chạy cộng sản) nhưng luôn học hỏi cầu tiến trong mọi hoàn cảnh và sẵn sàng đóng góp cho lợi ích chung khi có cơ hội, ở đây chính là sự phối hợp tổ chức tuyệt vời giữa BCH/CĐNVTDW, các hội đoàn và đoàn thể, cộng đoàn Công giáo, Tin Lành, Phật Giáo và quý anh chị em thiện nguyện đã giúp chúng ta vượt qua các trở ngại về thời gian, điạ diểm và nhân sự, giúp quy tụ được đông đảo người tỵ nạn Wollongong hưởng ứng, tham dự và hơn hết giúp cho lời cám ơn của chúng ta được truyền đạt hiệu quả trong cộng đồng dân chúng Wollongong.
Xin cho một tràng pháo tay hoan hô BCH/CĐNVTDW, một BCH giàu khả năng, nhiều thiện chí và thừa tinh thần phục vụ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.