Hôm nay,  

Tội Ác: Những Cô Dâu Bị Giết Trong Bồn Tắm

15/01/200800:00:00(Xem: 3291)

Trong lịch sử tội phạm xứ Anh Cát Lợi, George Joseph Smith được liệt kê là một trong những tay tàn độc nhất. Mặc dù bị người đời mô tả là có tính tình nhỏ mọn, đầy thủ đoạn mánh lới, hung hiểm và xấu trai, Smith đã rất thành công trong việc thuyết phục, dụ dỗ một số phụ nữ kết hôn với hắn. Tất cả những cô gái dại dột này đều chịu nhiều đau khổ sau khi vướng vào vòng tình ái với tên Smith. Phần lớn chỉ bị mất tiền hoặc tài sản, nhưng có một số phải trả giá rất đắt cho sự khờ dại của họ, đó là mạng sống.
George Smith sinh ngày 11/1/1872 tại số 92 đường Roman Road, Bethnal Garden, thuộc vùng East End thủ đô Luân Đôn, nước Anh. Từ nhỏ hắn đã có nhiều thành tích bất hảo, khi mới lên chín bị giam vào trại tế bần ở vùng Graves End cho đến khi tròn 16 tuổi. Vào ngày 7/2/1891 hắn bị Tòa Án Cảnh Sát vùng Lambeth xử sáu tháng lao công khổ sai vì tội trộm xe đạp. Sau đó hắn đăng lính và phục vụ ba năm trong Lữ Đoàn Northamptonshire. Đến năm 1896 hắn lại bị Tòa Án North London phạt một năm khổ sai chung thân vì tội trộm cắp và oa trữ đồ gian. Lúc này hắn rất thủ đoạn: chính mình không ra tay trộm đạo mà lại nhờ một số tình nhân ngây thơ "làm việc" thay mình. Hắn còn biết dùng tên giả là George Baker thay vì tên thật để dễ dàng qua mặt cảnh sát và các nạn nhân.

LÀM ĂN THẤT BẠI

Năm 1897, sau khi mãn hạn tù, George Smith về vùng Leicester mở lò bánh mì, ở số 26 Russell Square, với số vốn 115 đồng Bảng Anh. Chính vào lúc này hắn gặp một cô gái trẻ mới 18 tuổi tên Caroline Beatrice Thornhill. Cô Caroline lúc đó là người giúp việc cho một gia đình giàu có. Chỉ sau vài lần hò hẹn, George Smith đã nhanh chóng thuyết phục Caroline nhận lời cầu hôn của hắn, mặc cho cha cô phản đối. Hai người chính thức thành hôn vào ngày 17/1/1898. Trong giấy hôn thú, chú rể khai tên là George Oliver Love.
Khoảng sáu tháng sau, vì làm ăn thất bại, George sinh ra buồn bực, nóng tính rồi "giận cá chém thớt", hắn bắt đầu đánh đập vợ để... giải sầu. Khi vợ hắn chịu không nổi bỏ đi về ở vùng Nottingham, hắn lại mò theo, có lẽ vì George xem Caroline như nguồn tài chính duy nhất trong lúc đang túng thiếu. George khéo dùng ba tấc lưỡi, giới thiệu, tâng bốc để đưa Caroline vào làm người giúp việc tin cẩn cho các gia đình giàu ở Luân Đôn, Brighton, Hastings và Hover. Mỗi lần như vậy George buộc Caroline phải ăn trộm nhà chủ của cô.
Tục ngữ có câu "đi đêm lắm thế nào cũng có ngày gặp ma", cuối cùng Caroline Thornhill bị bắt, trong khi đang bán một số muỗng bạc mà cô đã ăn cắp của chủ, tại Hastings vào mùa thu 1899. Caroline bị tòa tuyên án mười hai tháng tù ở.
Chắc vì rất thù ông chồng "cà chớn" chủ mưu mà lại được tự do trong khi mình bị trừng phạt, khi ra tù Caroline tố cáo George Smith tội bày kế, xúi dục, tổ chức trộm cắp và tẩu tán của gian. Vào ngày 9/1/1901 George bị bắt và bị kết án hai năm tù tại Hastings với tội danh chứa chấp đồ ăn trộm.
Khi được tha vào năm 1903, George Smith tức khắc về Leicaster để tìm "người vợ phản bội". Khôn ngoan, Caroline đã di cư qua Gia Nã Đại khi chồng còn đang ở tù. Mặc dù đã chia cách, bà "Love" vẫn được pháp luật công nhận là người vợ chính thức duy nhất của George Smith.
Trước đó vào năm 1899, khi Caroline còn đang bị giam cầm vì tội trộm, George Smith đã bắt đầu sự nghiệp "đa thê". Hắn cưới một bà chủ nhà trọ tuổi đã sồn sồn. Chẳng bao lâu sau, "ông chồng đào mỏ" đã bòn rút hết tiền của, vàng bạc của vợ và bỏ đi biệt tích.

RA ĐI BIỆT DẠNG VỚI TÀI SẢN CỦA NÀNG

Nạn nhân kế của Smith là một quá phụ, bà Florence Wilson. George thành hôn với bà Florence vào tháng Sáu năm 1908 tại Luân đôn, sau một cuộc tình chớp nhoáng. Vài hôm sau George bảo vợ rút hết số tiền bà đã chắt chiu dành dụm được khoảng 30 Bảng Anh trong trương mục tiết kiệm bưu điện rồi đưa cho hắn. Bỏ tiền vào túi xong, George đưa vợ đi xem triển lãm ở White City, Luân Đôn vào ngày 3/7/1908. Xem đồ trưng bày được một lúc, George bảo vợ ngồi nghỉ mệt và chờ hắn đi mua báo một chút sẽ trở lại. Lợi dụng lúc vợ đang chờ đợi, ông chồng bất nhơn này trở về chỗ hai người đang ở tại vùng Camden, dọn dẹp hết tài sản rồi dông tuốt.
Với số tiền thu được sau khi cầm bán đồ lấy cắp được của vợ, Smith mở một của hiệu bán đồ cổ tại Gloucester road, Bristol. George đăng báo quảng cáo tìm người coi nhà. Cô Edith Mabel Pegler, 28 tuổi, đến xin việc và được nhận. Chẳng bao lâu cô Edith bị sa vào mê hồn trận của tên cáo già Smith và nhận lời kết hôn với hắn vào ngày 30/7/1908.
Vì làm nghề bán đồ cổ, George và cô vợ mới phải thường xuyên đi khắp nơi để thu mua hàng. Hai người đi qua vùng Bedford, Luton, Croydon, Luân Đôn và South End. Thường khi Smith du hành một mình. Trong một chuyến viếng thăm thành phố Southampton vào năm 1909 Smith gặp một cô gái độc thân tên Sarah Freeman. Smith cho Sarah biết tên mình là George Rose.
Giống như các cô gái nhẹ dạ khác, chẳng bao lâu Sarah bị hắn hớp hồn và trở thành cô dâu thứ tư của George Smith.
Cặp vợ chồng mới cưới dời nhà lên Luân Đôn, theo lời đề nghị của chú rể. Vì thương chồng và muốn giúp chồng đạt được ước mộng mở cửa hiệu đồ cổ như vẫn thường được nghe Smith tâm sự, Sarah rút trọn số tiền tiết kiệm 260 Bảng Anh và bán hết số chứng khoán của mình đưa cho chồng làm vốn. Để gọi là tỏ ý biết ơn, ngày hôm sau George đưa Sarah đi dạo phố chơi. Bổn cũ soạn lại, dạo chơi được một lúc, George bảo vợ ngồi nghỉ mệt chờ hắn đi mua báo một chốc sẽ trở lại. Hắn chạy thẳng về nhà, dọn sạch đồ đạc tư trang của cả hai rồi trốn đi mất biệt. Với tổng số tiền vừa "lấy" được, George mua một cửa hiệu bán đồ cũ ở South End.
Cho đến thời điểm này, George Smith đối xử với các nạn nhân tương đối còn "nhân đạo", vì họ chỉ mất tiền chứ không mất mạng. Người vợ kế không được may mắn như thế. Cha của Beatrice (Bessie) Constance Annie Mundy là một giám đốc ngân hàng vừa qua đời, để lại cho cô con gái duy nhất của mình một di sản khá lớn vào thời đó bao gồm một số cổ phần chứng khoáng trị giá 2,500 Bảng Anh. Chú của Bessie đứng ra trong nom công việc tài chính cho cháu và trả cháu mình một số tiền phụ cấp hàng tháng là tám Bảng Anh.
Một hôm, khi đang dạo chơi trong vùng Cliffton, Beatrice gặp Smith và nói chuyện thấy rất tâm đầu ý hợp. Lúc ấy Smith lấy tên giả là Henry William và tự nhận là chuyên gia tu bổ tranh cổ. Vài ngày sau, Beatrice khám phá ra mình đã bị "tiếng sét ái tình". Hai người liền dọn vào ở chung như vợ chồng tại số 14 Rodwell Ave, Weymouth được một thời gian ngắn trước khi làm hôn thú chính thức tại Phòng Hộ Tịch vào ngày 26/8/1910.

TRANH GIÀNH DI SẢN VỚI ÔNG CHÚ VỢ

Sau khi sống với cô vợ mới Smith viết thư nhã nhặn yêu cầu chú của Bessie phải gửi trả tức khắc cho cô một phần số di sản mà ông đang trong coi hộ cháu. Mặc dù còn phân vân lưỡng lự, nghi ngờ không biết ông chồng mới của cháu mình có ý đồ gì đây, nhưng ông vẫn gửitra" Beatrice 135 Bảng Anh vào ngày 13/12/1910 với đầy đủ chứng từ. Đây là tổng số tiền lời trong một năm của toàn bộ số chứng khoán ông đang giữ.
Smith tự nhận biết mình đã gặp phải tay "kỳ phùng địch thủ", khó lòng gạt ông chú già dặn, đầy kinh nghiệm sống của Beatrice để lấy hết toàn bộ số di sản được, hắn liền cuốn gói bỏ đi sau khi bỏ túi số tiền lời kể trên. Smith còn để lại một bức thư trêu chọc nạn nhân một cách tàn nhẫn.
Dưới đây chỉ trích một đoạn, nội dung như sau: "Beatrice yêu quý, em đã lây bệnh dương mai sang anh rồi em có biết không"! Một cô gái trẻ, con nhà gia giáo như em mà lại mắc phải căn bịnh tình dục dơ bẩn như vậy thì em đâu có còn trong trắng, trinh nguyên khi khăn gói về nhà chồng sống với anh. Nay khám phá ra tình cảnh đau đớn nhục nhã này, anh buộc phải bỏ đi để hàn gắn vết thương lòng. Mong em thông cảm và bảo trọng lấy thân. Vĩnh biệt. Người chồng đau khổ của em! Henry William cẩn ký".
Trong phần tái bút, Smith tiết lộ là hắn sẽ về Luân Đôn để tầm thầy trị bệnh, nhưng thật sự thì hắn trở về chung sống với Edith Pegler ở Bristol.
Vào tháng Ba 1912, ngẫu nhiên Beatrice lại đụng đầu Smith trong khi đang viếng thăm Weston Super Mare. Nhẹ dạ dễ tin, chẳng bao lâu sau, vì không chống nổi lời đường mật dụ dỗ của Smith, Beatrice tha thứ hết những chuyện "hiểu lầm" trong quá khứ và dọn về ở với ông chồng cũ. Sau khi lưu lạc nay đây mai đó được một thời gian, hai người quyết định tái xây tổ uyên ương tại một ngôi nhà nhỏ ở số 80 đường High Street, Herne Bay. Vì muốn chứng tỏ mình là một người vợ chung thủy và biết chiều chồng, Beatrice sốt sắng tán thành khi nghe chồng đề nghị hai người đi gặp luật sư để làm di chúc, phòng khi có chuyện không may xảy ra cho một trong hai, thì người phối ngẫu còn sống sót sẽ thừa hưởng hết di sản của người kia.


Beatrice cảm thấy rất hạnh phúc và muốn chia sẻ niềm vui của mình với ông chú thân yêu, liền nhờ vị luật sư làm di chúc viết thêm dùm một bức thư thông báo cho chú biết, đại ý: "Ông bà William đã giải quyết xong những hiểu lầm đáng tiếc trong quá khứ và nay lại chung sống hạnh phúc với nhau, vài hàng tin cho ông rõ , khi có dịp gặp lại hai người sẽ giải thích kỹ hơn".
Ông chồng thâm hiểm cũng nhân dịp này viết một bức thư "tạ tội" gửi kèm để trấn an ông chú và bà con thân quyến của vợ: "Tôi thề từ rày đến chết sẽ lợi dụng từng giây từng phút trong cuộc đời hèn mọn của tôi để chứng tỏ cho Bessie và bà con họ hàng thấy rằng, tôi là một người chồng xứng đáng, hết tình hết nghĩa với vợ và sẽ thương yêu, trân quý vợ hiền cho đến ngày răng long đầu bạc, con cháu đầy đàn. Tôi thề nếu sinh không cùng bữa, chết tôi sẽ chết trùng ngày với vợ, vì nếu Bessie đã mất, cuộc tôi đời sẽ trở nên vô vị và không đáng sống nữa".

NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM BỆNH THƯỜNG XUYÊN

Ngày thứ Tư 10/7/1912 Smith đưa vợ đi khám bịnh tại phòng mạch của một vị bác sĩ trẻ mới ra trường. Smith báo cho vị bác sĩ thiếu kinh nghiệm này biết vợ hắn bị bệnh kinh phong, hay lên cơn co giật dữ dội, nhưng khi gặp Beatrice xin bác sĩ làm ơn tránh đề cập đến căn bệnh này để bà khỏi bị xấu hổ và chỉ buồn thêm. Thật sự lúc đó Beatrice chỉ bị nhức đầu và chảy mồ hôi tay, có lẽ vì thời tiết quá nóng ẩm. Khi về nhà, Smith xúi vợ viết thư báo cho chú biết tình trạng sức khoẻ suy yếu của mình và nhắc Beatrice phải nức nở khoe với chú là có ông chồng biết lo lắng, chăm sóc tận tình cho sức khoẻ của vợ!
Sáng sớm ngày thứ Sáu, Smith lại khẩn cấp gọi bác sĩ French, vị bác sĩ mới ra nghề kể trên, đến nhà chữa bệnh cho Beatrice, vì bà lại mới làm kinh nữa. Khi khám bệnh, bác sĩ French nhận thấy tình trạng sức khoẻ của bà khá bình thường, không có vẻ gì là mới lên cơn kinh phong cả, nhưng thấy ông chồng tỏ vẻ lo lắng quá cỡ, vị bác sĩ mới cho Beatrice uống thuốc ngủ dưỡng thần, để trấn an hai người.
Vào khoảng bảy giờ sáng ngày thứ Bảy 13/7/1912, theo lời đề nghị ân cần của chồng, Bessie quyết dịnh tắm một cái cho khoẻ người. Một giờ sau Smith gửi giấy cấp báo đến phòng mạch bác sĩ French, nội dung: "Yêu cầu bác sĩ đến ngay tức khắc. Tôi e rằng vợ tôi bị chết đuối". Khi đến hiện trường, bác sĩ French thấy xác Beatrice còn nằm trong bồn tắm, đầu bị chìm dưới nước.
Lập tức ông báo cảnh sát. Cảnh sát tức tốc đến phỏng vấn hai người, lấy khẩu cung. Đến trưa, Smith đánh điện khẩn báo cho bà con của Beatrice biết tai nạn mới xảy ra, rằng: "Bessie mới chết sáng hôm nay, vì bị làm kinh". Ngay sau đó Smith gửi tiếp một bức thư trần tình: "Tôi không thể mô tả nổi sự đau đớn kinh khiếp đang cấu xé tâm hồn tôi vì sự mất mát lớn lao này."
Sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng, bác sĩ trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm này vội xác nhận, "Bessie chết vì ngộp thở hậu quả của tình trạng lên cơn kinh phong co giựt trong bồn tắm, chẳng may đầu bị chìm dưới nước".
Cuộc điều tra chính thức của cảnh sát cũng đi đến kết luận tương tự vì trong bản báo cáo đề ngày 15/7/1912, phần nguyên nhân gây nên cái chết được ghi là: Tai nạn bất thường! Vào lúc 2 giờ 30 phút chiều ngày hôm sau, Smith chôn xác vợ trong một nghĩa trang từ thiện, rẻ tiền.
Tuy thân nhân của Beatrice có ra tòa xin xét lại điều kiện trong tờ di chúc của cô, vì nghi có chuyện mờ ám, bất công đang xảy ra; cuối cùng Smith vẫn được tòa cho phép hưởng gần hết tổng số gia tài 2,500 Bảng Anh của vợ để lại. Smith tức khắc dùng số tiền kếch xù này mở một loạt trương mục ngân hàng, mua ba bốn căn nhà ở vùng Briston và thành lập một quỹ hưu trí cho chính mình.
Một lần nữa, Smith lại trở về chấp nối tình cũ với Edith Pegler ở Briston. Nhưng đến tháng Mười 1913 hắn bỗng bỏ đi biệt dạng, lang thang rày đây, mai đó đánh hơi tìm "mồi" mới. Khi dừng chân tại vùng SouthSea, hắn gặp cô Alice Burnham, người sau này sẽ là cô dâu thứ sáu trong "sự nhgiệp săn gái" của Smith. Alice Burnham là một nữ y tá trẻ, thân người nhỏ nhắn, khuôn mặt bầu bĩnh, mới tròn 25 tuổi. Cha của cô là một trại chủ nhỏ, chyuên trồng cây ăn trái ở vùng Buckinghamshire.
Smith nhanh chóng dùng lời ngon, tiếng ngọt dụ dỗ Alice lấy hắn làm chồng. Hai người chính thức thành hôn tại Phòng Hộ Tịch Portsmouth vào ngày 4/11/1913 và đi hưởng tuần trăng mật ở khu nghỉ mát BlackPool. Trong giấy hôn thú, không hiểu sao lần này Smith lại dùng tên thật và mô tả mình là một người đàn ông độc thân với một nguồn lợi tức độc lập.
Trước ngày cưới mấy hôm, Smith đã dàn xếp sẵn để bảo hiểm nhân mạng cho Alice với số tiền bồi thường lên đến 500 Bảng Anh. Chẳng bao lâu sau khi cưới, Smith thuyết phục vợ chuyển số tiền cô dành dụm được khoảng 28 Bảng Anh vào chung trương mục của chồng đứng tên. Smith còn xúi Alice mượn cha 104 Bảng Anh để hai người làm vốn buôn bán. Tuy hơi thắc mắc không tin tưởng ý đồ của thằng rể mới, nhưng vì thương con, ông bố cũng đành bóp bụng gửi tiền theo như lời yêu cầu. Số tiền này cũng được bỏ vào trương mục "chung" của hai vợ chồng, do Smith đứng tên.
Kế tiếp Smith thuyết phục vợ làm di chúc, trong đó có ghi rõ, nếu chẳng may có chuyện bất hạnh xảy ra, người thừa kế sẽ là người phối ngẫu còn sống sót.
Mọi việc giấy tờ sắp đặt xong xuôi, vào ngày thứ Tư 10/12/1913, cặp vợ chồng son dọn nhà đến ở tại số 16 đường Regent rd, BlackPool. Cùng ngày hôm đó, bỗng nhiên Alice bị lên cơn nhức đầu. Smith, vì "quá thương" vợ, nhất mực đòi tự mình đưa nàng đến phòng mạch bác sĩ, mặc cho cô vợ trẻ thoái thác hết lời vì sợ phiền lòng ông chồng yêu quý.  Bác sĩ Billings khám thấy sức khoẻ của Alice vẫn bình thường, nhưng vì ông thấy chồng lo lắng quá, liền chích cho Alice một liều thuốc an thần để ngủ cho lại sức và cũng là cách dùng để trấn an "ông chồng quá cưng vợ".

LẠI CHẾT TRONG BỒN TẮM!

Vì bị phản ứng phụ của thuốc an thần, ngày hôm sau Alice cảm thấy trong người uể oải, mệt mỏi, đầu óc lừ đừ, khó chịu, mắt mở không muốn lên. Smith thấy vậy liền đề nghị, hai vợ chồng đi bát phố vào buổi tối để thay đổi không khí. Trước khi đi, Smith còn nhờ bà Crossley, chủ nhà trọ, chuẩn bị sẵn sàng một bồn bước nóng để cô vợ quý của mình tắm cho tỉnh người khi cả hai đi dạo phố về.  Vào lúc tám giờ mười lăm phút đêm hôm đó, trong khi đang ăn bữa tối, gia đình bà Crossley để ý thấy nước từ từ thấm ướt trần nhà và chảy xuống dọc theo bốn bức tường của phòng ăn. Suy nghĩ một chút bà chủ nhà trọ đi đến kết luận, rõ ràng là nước bồn tắm ở phòng trên đang bị chảy tràn khắp nơi. Cùng lúc bà thấy Smith ló đầu vào phòng ăn tuyên bố, hắn mới đi mua hai trái trứng về để chiên cho vợ ăn "tẩm bổ".  Khi được báo có nước chảy từ phòng mình, Smith vội chạy lên xem. Phút chốc sau bà con trong nhà nghe hắn gào lên: "Cấp cứu! Cấp cứu! Làm ơn gọi bác sĩ gấp, vợ tôi bị mê man bất tỉnh".
Chẳng bao lâu bác sĩ Billings đã có mặt tại hiện trường nhưng không giúp đỡ được gì vì Alice đã chết chìm trong bồn tắm. Bà chủ nhà trọ là một người từng trải, sành đời và ngay từ đầu đã cảm thấy ghét Smith vì cặp mắt nhận xét sắc bén của bà dễ dàng nhìn xuyên qua được cái vỏ bề ngoài chải chuốt, đầy giả dối để thấy rõ bộ mặt thực của hắn.
Vì vậy, khi sự việc nêu trên xảy ra, bà rất nghi ngờ, đây không phải là một tai nạn, mà có thể có chuyện mờ ám gì đó. Nhưng vì không có bằng chứng gì chứng tỏ Smith có liên can đến việc vợ hắn chết, bà chỉ biết nhớ kỹ chi tiết nội vụ để trình tòa sau này khi cần thiết, chứ không dám ra mặt tố cáo Smith. Tuy nhiên, nhờ vậy sau này khi tội ác của Smith bị vạch trần trong tòa án, bà chủ nhà trọ sẽ là một trong những nhân chứng quan trọng nhứt trong việc kết tội tên lường gạt giết người này.
Cũng như lần trước, cảnh sát điều tra xong đi đến kết luận, đây là cái chết vì tai nạn, không có gì đáng nghi. Smith được phép chôn xác vợ vào ngày thứ Hai 15/12/1913. Sau đám táng, Smith quyết định dời nhà về ở vùng SouthSea. Khi hắn ra đi, bà chủ nhà trọ chửi thầm tống tiễn: "Đồ đạo đức giả, rồi có ngày mày sẽ bị quả báo cho coi, lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt con ạ".         (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.