Hôm nay,  

Theo Đường Minh Hoàng: Trung Thu, Du Nguyệt Điện

12/09/200500:00:00(Xem: 6624)
- (Viết tặng GS.Phạm Duy Nghiệp, Hội Trưởng Hội Giáo Chức Tại Honolulu.)

Ngày 23 tháng 10 năm 2001,con tàu không gian thăm dò Hỏa Tinh của Hoa Kỳ mang tên Odyssey, được phóng từ mũi Canaveral sau sáu tháng du hành, đã tới được điểm hẹn. Cuộc phiêu lưu lớn nhất trong thế kỷ 21 của nhân loại đang diễn ra cách địa cầu hơn 400 triệu cây số, trong sứ mạng tìm thêm đất sống cho con người, vốn đang bị nghẹt cứng tại trái đất vì nạn nhân mãn. Những thành tựu liên tục trên của khoa học trong lãnh vực không gian, khiến cho người ta phải khâm phục về những tiên đoán của người xưa cách đây hơn mấy ngàn năm, qua những huyền thoại về Hằng Nga-Hậu Nghệ hay chuyện vua Đường Minh Hoàng du Nguyệt Điện trong tiết Trung Thu. Cả hai câu chuyện đều hướng về trăng, giống như mặt trời, là hai hành tinh gần gũi với trái đất và con người. Chính mối lưu luyến vô hình ấy, mà tự ngàn xưa Trăng đã có được một địa vị tôn kính xứng đáng trong mọi lĩnh vực từ chiêm tinh học, tín ngưỡng cho tới văn chương nghệ thuật. Chỉ riêng trong cái u trầm huyền bí, qua sắc màu có có không không, khi lồ lộ, lúc biến mất rồi ẩn rồi hiện, lúc mờ lúc nhạt..đã khiến cho con người đã đảo điên vì thế thái, càng thêm rối nát lúc theo trăng.
" Ai mua trăng tôi bán trăng cho " Đó là tiếng kêu thét thảm thiết của nhà thơ Hàn Mặc Tử trong nhửng buổi trăng tròn vì trăng đã làm sống dậy trong tim người thơ những nỗi buồn cháy ruột và trên hết lá cái đau cắt thịt của người bệnh nan y vào những khi trăng sáng trăng tròn. Trăng sống nhờ đêm mà bóng đêm thật ra cũng chỉ là cái thế giới ảo mà con người cần tới để mộng du lúc tình đời xao động. Theo truyền thuyết, vua Đường Minh Hoàng là người khai sinh ra Tết Trung Thu, sau một giấc mộng du huyễn hoặc. Người sau nối tiếp và lễ hội này đã theo chân những thương buôn, quân lính Tàu, truyền khắp các dân tộc theo tam giáo, sống trong vùng Đông Nam Á cho tới ngày nay. Tại VN đêm Trung Thu dành chung cho tất cả, người lớn uống rượu thưởng trăng, riêng trẻ nít thì kết bè chơi đèn kéo quân. Trong lúc đó trên bàn thờ khói hương nghi ngút với bình trà đĩa bánh đầy đủ nhân nhụy thơm béo gọi mời. Chợt thấy hồn mông lung như đang cùng đêm Trung Thu, đi về giữa vài con phố Phan Thiết trước tháng 4-1975, cùng ai chơi giữa đèn lồng đủ sắc và tiếng trống lân, rồng và từng tràng pháo nổ, điểm thêm hồn cho trăng, cho phố..cứ vậy mà đã níu ta vương vấn trọn đời.

1-HUYỀN THOẠI VỀ TRĂNG :
Tết Trung Thu bắt nguồn từ Tết trông trăng, do trên ta phải đi tìm tung tích của nàng vì tất cả những gì có liên quan tới lễ hội này đều có dính tới trăng như bánh trung thu, đèn lồng, kể cả văn chương, thi phú. Theo thần thoại, trước hết trăng là một vị nữ thần cô độc, thuộc về nữ giới, có rất nhiều quyền lực không kém gì thần mặt trời. Có lẽ do quan niệm trên mà người Trung Hoa đã chọn trăng để làm âm lịch. Tuy nhiên không phải ai cũng đồng ý về giới tính của trăng là nữ tính. Điều này ta đã tìm thấy trong nhiều tôn giáo cổ của các bộ lạc Palmyre ở Syrie, người Aztèque ở Mễ Tây Cơ..cho rằng trăng là nam thần, trái lại người Hy Lạp và La Mã thì nhất quyết đó là nữ thánh nên mới phát sinh ra các danh từ cổ là Selene và Diane..Tóm lại thời thượng cổ đã có trên năm mươi quan niệm và tên khác nhau để gọi thần Trăng. Một điều thú vị khác không kém phần quan trọng, là thần Trăng đã có trước các tôn giáo hoàn cầu như đạo Hồi, Bà La Môn qua các danh xưng Arma của người Hittite, thần Sin và Amn của người Ả Rập, thần Chadra của người Hindu..đó là nam thần. Ở Trung Hoa, người ta gọi trăng là nữ thánh qua các tên Hằng Nga, người Indonesia gọi Silewe, các dân tộc hải đảo Polynésien thì gọi trăng là nữ thần Nazarata..theo các quan niệm trăng sống về đêm, nên vị nữ thần này rất cô đơn lạnh lẽo và hư vô tịch mịch.. Cũng vì phân biệt giới tính, nên trăng đã được nhân cách hóa bằng các danh từ khoa học di truyền , lúc thì mang nhiễm sắc thể XY có khi là XX..không biết đâu mà mò. Ai đã từng cùng trăng trong những cảnh cheo leo bên bờ suối thẳm hay ngóng trăng khuya chia sớt nổi đoạn lìa vì cảnh tan tác của gia đình, mới cảm nhận hết cái vô cùng của trăng tàn đêm lạnh miên man mà nhà thơ tiền chiến Tế Hanh diễn tả :
" Ta bẻ bạn với những chùa mái lạnh
Ta tự tình với những bãi tha ma
Ta ẩn mặt sau những khu rừng quạnh
Ta nghiêng mình trên những nhánh sông xa.."
Tóm lại Trăng đã dược tôn xưng tột đỉnh như tại Hy Lạp , đó là thần Hécate ba đầu, cai quản ba cõi trời, đất và biển cả, có đầy phép thần thông biến hóa, chỉ mang lại điềm lành cho nhân thế mà thôi. Do phong tục bản địa, thần Trăng cũng biến hóa khôn lường. Tại Iran và Ai Cập, mặt trăng và mặt trời là một cặp đồng nhát, đó chính là nhãn thần của Alhura Mazda và Horus. Người Syrie, gã nữ thần trăng Nikkal cho nam thần Jarith, còn người Andaman ở Aán Độ thì tin trăng là vợ của thái dương thần . Trong nhiều quốc gia ở cận Động, Châu Phi..Trăng được tôn sùng là vị thần tình ái, mang hình sừng bò, cai quản sự sinh đẻ của nhân gian. Tại vùng Lưỡng Hà kéo dài tới thương lưu sông Nil, trăng đã tạo nên nhiều phong tục liên quan tới nông nghiệp, mùa màng. Phong tục này kéo dài tới thế kỷ XIX ở Zimbabus, Phi Châu mới chấm dứt. Cũng có nhiều nơi về thời thượng cổ tại Trung Hoa, người ta cử gieo hạt, cắt tóc trước tuần trăng tròn. Một đứa trẻ thời đó bị sinh vào lúc hạ huyền, coi như không tốt số. Đây cũng là quan niệm tín ngưỡng nguyên thuỷ của thời hồng hoang. Theo đó thần nào cũng mang hai bộ mặt thiện ác. Riêng thần Trăng cai quản máu và bùa phép, cho nên mới nảy sinh các hủ tục tại Ai Cập cúng thần trăng bằng nhân mạng. Ở Bali (Indonesia), hằng năm vào tháng chín âm lịch, có hội trừ ma quỹ..Riêng nhà thiên văn học nổi tiếng trước tây lịch là Ptolémée (360-283) đã để lại nhiều huyền thoại về trăng tàn, có ảnh hưởng rất lớn đối với các dân tộc sống ven hai bờ Địa Trung Hải. Do ảnh hưởng trên của thiên văn học cổ xưa, đã làm lẫn lộn một số phong tục, khiến cho các nhà khoa học không thể lý giải nổi vì sự mâu thuẫn của hai mặt đều mất manh mối. Cũng do các hệ lụy từ nhà thiên văn học Ptolémée mà ngày nay Trăng đã trở thành chốn mê cung, chấp chứa tất cả các sự kiện có liên quan đến đời sống con người từ cha mẹ, di truyền, nuôi dưỡng, tài sản, mồ mã..cho tới quốc gia, dân tộc, cả trên lãnh vực cấu tạo vật chất khi cho bạc là kim loại tượng trưng cho trăng. Những huyền thoại trên đã kéo dài ảnh hưởng trong đời sống con người nhất là ở nông thôn, cho tới thế kỷ XIX vẫn không chấm dứt. Nhiều người không dám ra khỏi nhà vào những đêm trăng sáng vằng vặc vì sợ bị ma quỷ ám, hút máu, mang bệnh tật . Nhều điều được dựng đứng qua Robert và Louis Stevenson, trong tác phẩm hư cấu " Bác Sỷ Jeykul và ông Hyde ", khiến cho người ta không dám mở cửa vào những đêm trăng sáng vằng vặc vì sợ bệnh hay rối loạn tâm thần do luồng khí độc truyền từ vầng trăng sáng. Ngay cả Hoa Kỳ, vẫn có nguồn tin rằng muốn không sinh đẻ thì nam nữ nên yêu nhau lúc trăng tàn. Còn thích sinh nam hay nữ, phải đợi giờ trăng, nghĩa là canh đúng lúc vầng trăng đi vào hành tinh nam hay nữ. Đại để bao nhiêu điều mê tín dị đoan, được phát xuất từ các định lý khoa học, khiến cho ngay cả người trí thức cũng bó tay vì hai mặt thực giả đều không làm sao phân biện được. Chính những huyền thoại thực tiễn trong dân gian như trăng làm úa màu quần áo khi trải đồ phơi trên cỏ dưới ánh trăng, hoặc trăng làm quần áo trắng hơn, đã niú kéo con người vào những niềm tin vô căn cứ, đáng lẽ đã chấm dứt từ lâu vì lỗi thời. Khối hài nhất là thời xưa có nhiều dược sỹ đi rao bán những lọ " Sương trăng " có tác dụng làm trắng đẹp và thanh tú hơn những khuông mặt phụ nữ. Tất cả huyền thoại trăng gần như cũng chấm dứt khi nhà thiên văn học Galilée dù bị chém đầu vẫn cố cải là trái đất tròn và lúc con người đã thật sự đặt chân lên nguyệt cầu từ mấy năm qua. Nhưng tết trung thu vẫn còn tồn tại khi tháng tám mùa thu trăng vẫn sáng vẫn tròn .

2-TẾT TRUNG THU :
Nhớ những ngày xa trước khi mất nước, hằng năm vào đêm rằm tháng 8 âm lịch, đều có tổ chức Tết Trung thu cho tất cả các học sinh Trung Tiểu Học. Tại thị xã Phan Thiết, ngay từ những ngày sắp đến rằm, tết như đã muốn đến với phố phường qua màu sắc của những cổ đèn lồng treo bán ngổn ngang và mùi thơm nực mũi thoát ra từ những chiếc hốp vuông vắn đựng các loại bánh trung thu, mang đủ các bản hiệu nào là bánh nướng, bánh dẻo, bánh chay, bánh mặn..tóm lại thứ nào cũng thuộc loại hảo hạng, nhìn thôi không cần nếm cũng đủ no lòng.
Người lính trận năm đó trong một dịp tình cờ, được ghé phố đêm vào lúc sắp tết trung thu. Dọc theo con đường Gia Long, nhà nhà treo đầy những đèn lồng đủ màu sắc , làm ấm thêm tình quê hương, khiến lính như có cảm giác chính mình đang bơi về dòng sông tuổi nhỏ với vô vàn ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng đang thanh thản cùng trăng trong gió mát. Trung thu theo luật tuần hoàn của âm dương trong một năm , được phân định là một trong bốn thời kỳ xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Người Trung Hoa xưa nhân đó có bày ra Tết trông trăng, để đoán định vận nước và theo thời tiết mà tiên liệu mùa màng sắp tới. Dịp này cũng là lúc để cho giai nhân tài tử, mắc khách tao nhân, phun châu nhả ngọc, thi thố cùng đời. Theo Đông phương cổ học thỉ trăng thuộc về thủy là một trong những yếu tố then chốn quyết định công cuộc nông tang. Do trên vào đêm trung thu, hầu hết mọi người đều nô nức thưởng trăng cũng để quan sát sắc diện mà định việc làm ăn. Theo kinh nghiệm, trăng vàng thì mùa tơ tằm trúng, trăng có màu xanh lục thì đất nước sẽ bị thiên tai, mất mùa, còn trăng sáng trong với màu da cam, biểu hiện cảnh non nước ấm no hạnh phúc.


Về nguồn gốc, tết trung thu bắt nguồn từ Lễ Tạ Trời Đất của vua Hán Quang Vũ, sau khi diệt được phản thần là Vương Mãng, bình định dược đất nước, khôi phục nhà Hán vào năm 25 sau Tây Lịch. Ngày ấy nhằm vào rằm tháng tám âm lịch, được tổ chức lần đầu tiên khắp kinh đô Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam. Trong tiệc Vua cho dùng hai món Bưởi và Khoai Môn là hai thức ăn đã giúp cho quân của Lưu Tú khỏi bị chết đói, khi bị quân Vương Mãng vây hãm trong thành nhiều ngày. Từ đó người Tàu dùng hai vật trên làm món lễ cúng trăng. Dần dần theo thời gian bày thêm món bánh có in bốn chữ Trung Thu Nguyệt Bỉnh để vui chơi, đồng thời biến lễ trên thêm phần long trọng, gọi là Tết Trung Thu..
Cũng theo truyền thuyết có ghi trong sách Di văn Luc, thì Vua Đường Minh Hoàng (713-741) là tác giả của Khúc Nghê Thường Vũ Y, sau một đêm du Nguyệt Điện về đã chế ra cho cung nữ ca muá giúp vui nhà vua và ái thiếp là Dương Quý Phi. Theo sách trên, thì vào đời Khai Nguyên, trong một đêm Trung Thu, nhìn trăng sáng vằng vặc, nhà vua ước mơ được lên chốn ấy để thưởng ngoạn. Cũng may bên cạnh vua bấy giờ có đạo sĩ La công Viễn luyện được phép tiên, bèn dùng giải lụa trắng làm thành một chiếc cầu vòng, đưa vua du nguyệt điện. Theo Đường Thư, vua Đường Minh Hoàng nhân đêm Trung Thu thưởng ngoạn, mơ thấy mình du nguyệt điện, thưởng thức được " Tây Thiên điệu khúc " của đoàn cung nữ trên thiên đình. Lại nhân có Tiết Độ Sứ Tây Lương là Trương Kính Thuật dâng thêm khúc hát của Bà La Môn. Nhà vua bèn đem hai khúc hát nhập chung và san định lại thành Nghê Thường Vũ Y, truyền tụng đến ngày nay. Về bánh trung thu, Minh sử có chép đời vua Nguyên Thuận Đế, rằm trung thu năm 1368, tại thành Yên Kinh, dân chúng chuẩn bị bánh , bưởi và khoai môn cúng tế như mọi năm. Nhưng năm đó khi cắt bánh ra, dân chúng ngạc nhiên vì trong nhân bánh có kèm một mãnh giấy vàng nhỏ với mật lệnh " khuya rằm vía Phật Di La.c, phải cầm đèn lồng đi rước". Nhờ mật khẩu này, mà quân cuả Từ Đạt chiếm thành dễ dàng, Châu Nguyên Chương đánh đuổi dược giặc Mông Cổ ra khỏi đất nước sau 80 năm bị đô hộ (1279-1368).
Liên quan tới Tết Trung thu hay là Trăng theo quan niệm Đông Phương cổ, ngày nay còn truyền tụng nhiều câu chuyện thần thoại về sự tích hai con vật Thiềm Thừ và Ngọc Thỏ, sống trên cung trăng, tức là nguyệt điện hay Quãng Hàn. Đó cũng là sự tích của vợ chồng Hằng Nga-Hậu Nghệ với thuốc trường sinh bất tử. Ngoài ra còn có cây đa vạn niên cùng chú cuội, được các mục đồng truyền tụng qua bốn câu ca dao quen thuộc : " thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Bỏ trâu ăn lúa, gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa, đi mời quan viên.."
Đây cũng chỉ là những câu chuyện ngụ ngôn, nặng về triết thuyết, nói lên cái vô thường vô ngã của con người, chỉ thích bỏ mồi bắt bóng. Rốt cục chỉ nắm được cái bóng chính ta trong gương mà thôi.
Tại VN xưa nay, Tết Trung Thu cũng là ngày vui của trẻ con qua cảnh rước đèn, múa lân vui nhộn. Nhiều nơi có tổ chức thi làm cổ và làm đèn lồng đẹp. Ở ngoài Bắc, đêm Tết Trung Thu , các làng tổ chức Hát trống quân, do nam nữ đối đáp với nhau rất vui vẽ. Thi hào danh tiếng đời thịnh Đường là Đổ Phủ ( 715-766), trong một tết trung thu tha phương, lòng hoài vọng cố hương, ông đã lưu lại đời tuyệt tác " Thu Hứng" khiến cho người đọc đã không nén được sầu buồn vì tiếng thơ quá lâm ly đứt ruột . Thơ được Nguyễn công Trứ dịch nôm :"
Lác đác rừng phong hạt móc sa
Ngàn lau hiu hắt khí thu mờ
Ngút trời sóng dậy lòng sông thẳm
Rợp đất mây ùn mặt ải xa
Khóm trúc tuôn hai hàng lệ thảm
Con thuyền buộc một mối tình nhà
Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước
Thành quạnh dồn chân buổi ác tà.

3-TỪ ĐÈN LỒNG HỘI AN TỚI ĐÈN XẾP SÀI GÒN :
Từ xưa đến nay, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu.
Hội An là thành phố cổ kính còn sót lại ở miền Trung, trên bờ sông Thu Bồn trầm mặc. Thành phố hải cảng số một của Đàng Trong, nổi tiếng từ thế kỷ 16-17 với cảnh trên bến dưới sông rộn rịp ngày đêm của các thương thuyền Bồ, Pháp, Nhật, Chà Và, Trung Hoa..Ngày nay nhắc tới phố củ, ôn lại những quá khứ huy hoàng, người ta lại đi quanh quẩn tìm đếm những chiếc đèn lồng dăng dăng trước các ngôi nhà cổ kính, mang tên các dòng họ Châu, La, Thái..là những người Hoa gốc Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu tới đây lập nghiệp đầu tiên, khi Hội An trong thời kỳ sung mãn, huy hoàng. Những chiếc đèn lồng treo trước nhà, vừa để đỡ nhớ cố hương, cũng là một vật trang sức thời đó để thiên hạ nhìn vào biết được sự sang giàu phú quý của gia chủ vì ở Hội An thời đó, không phải ai cũng sắm được cái đèn lồng có chữ Tàu to tướng, treo trước nhà, dù là ngày tết, ngày hội hay trong nhà có tiệc tùng. Theo Văn công Lý hiện sống tại Hội An, thì ông tổ ngành làm đèn lồng ở đây tên gọi là Xã Đường, vốn là thợ mã, chuyên nghề làm đầu lân, đèn lồng, đèn kéo quân cho các cuộc thi hoặc hội hè. Vốn cũng là một nhà nho, nên trong khi làm đèn lồng, Xã Đường đã vẽ cảnh, cây hoa và các chữ viết . Những loại đèn này ngày xưa rất quý, chỉ được treo trong các dinh thự hay các nhà quyền quý mà thôi. Ngày này đèn lồng đã trở thành một vật trang trí bình dân khắp mọi nhà trong phố cổ. Tóm lại đèn gắn với phố không thể thiếu được. Ngoài ra việc sản xuất đèn lồng nay cũng đã thành một nghề hay đúng ra là một đặc sản của Hội An mà những địa phương khác không thể có được. Đèn lồng ở đây đẹp nhờ có đủ hình thù, kiểu dáng, to nhỏ. Vải bọc đèn thay giấy là loại lụa Hà Đông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm huyền ảo lung linh. Đêm trung thu phố cổ, văng vẳng khắp nơi là những tiếng khoan hò đối đáp, những hàng đèn lồng lợp lụa của các em nhỏ nhấp nhô trong các khu xóm heo hút. Đâu đó trước các mái hiên là hình ảnh các ông cụ mặc áo the, chit khăn đống, ngồi đánh cờ, uống trà, ngâm thơ dưới bóng sáng đèn lồng . Trong nhà, qua các lớp ngói âm dương, bóng trăng vằng vặc được rọi khắp các sân rêu cổ kính. Tóm lại, đêm trung thu ở đây, đèn thay trăng khắp nơi khắp chốn, nên muốn tìm trăng để ngóng thì thật là khó vô cùng.
Tại Sài Gòn, từ trước năm 1975 tới bây giờ, Phú Bình thuộc quận 11 Đô Thành, cũng vẫn là một trung tâm sản xuất lồng đèn trung thu lớn nhất miền nam VN, cung cấp cho cả vùng. Đây là một làng di cư năm 1954, nguyên gốc từ Làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam Định. Làng này ở Bắc Phần vốn nổi tiếng với nghề thợ nhuộm. Khi vào nam, dân chúng vẫn sống quây quần với nhau bằng nghề nhuộm, dệt vải và làm giầy dép. Phú Bình sau năm 1975 nằm trên điạ bàn của Phường 19, quận Tân Bình và phường 5, quận 11, cách khu du lịch Đầm Sen chừng nửa cây số. Lúc đầu khi vào nam, Phú Bình chỉ chuyên sản xuất những loại đèn Trung Thu đơn giản như đèn ống sáo, con cá, ngôi sao..cố ý để cho học sinh vui chơi trong đêm lễ mà thôi. Từ năm 1960-1975, Phú Bình mỗi năm sản xuất hơn nửa triệu đèn lồng trung thu , cung cấp khắp các tỉnh thành từ Bến Hải vào tới Cà Mâu. Thuở đó cứ tới mùa trung thu, khách hàng khắp nơi đổ về Phú Bình, đặt hàng, chở hàng, khiến cho cả xóm từ sáng tinh sương cho tới lúc nửa đêm, rộn rịp như cái chợ bán đèn lồng, với các loại xe cộ lớn nhỏ ra vào tấp nập thật là vui vẻ náo nhiệt. Nhà nào cũng làm ăn phát ra vì tất cả đều có tay nghề. Sau này dân chúng ở dây vẫn tiếp tục nghề củ. Năm 1994, lồng đèn Trung Cộng ồ ạt xâm nhập thị trường VN khắp nước, chèn ép đèn Phú Bình , làm cho dân chúng ở đây lâm cảnh điêu đứng đói khổ, vì hàng bị ế ẩm. Nguyên do chính vì đèn lồng Trung Cộng đẹp, kiểu cách mới lạ, lại rất tiện lợi khi ra gió không sợ cháy vì dùng pin, giá thành lại rẻ, nên ai cũng muốn mua.
Tết Trung Thu từ xưa là phong tục của Trung Hoa nhập vào VN cùng với bánh và đèn lồng. Tại VN, bánh Trung Thu được sản xuất từ các lò của người Việt gốc Hoa Chợ Lớn. Đây là một nghề mà người Việt bao đời không thể cạnh tranh nổi với người Hoa nhưng vể lồng đèn thì từ năm 1955 tới nay, hầu như thị trường đều do làng nghề Phú Bình và Hội An chi phối. Ngày nay thị trường đèn và bánh trung thu VN hầu như bị tràn ngập hàng hóa của người Hoa, chẳng những của Trung Cộng mà còn từ Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan. Tương lai của xóm lồng đèn Phú Bình và Hội An biết đâu mà mò, khi VC đâu có bao giờ nghĩ tới chén cơm manh áo của những người dân mình, mà chỉ biết tới lợi nhuận bỏ túi qua những cái giấy ký cho nhập cảng mà thôi.
Chỉ còn tuần nửa mới tới tết trung thu, nhưng hầu như khắp các nẻo đường đất nứơc, từ Hà Nội vào tới Sài Gòn, dọc các đường phố vao tận trong hiệu buôn, siêu thị. Đâu đâu cũng có bầy bán bánh trung thu. Thôi thì đủ loại, của ta, của Tàu, giá nào cũng có. Nhưng theo một bài phóng sự đăng báo Dân Trí trong nước, rằng là bánh trung thu của làng Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội, giá cả rất rẽ, so với các lò Kinh Đô, Hữu Nghị..nhưng lại thiếu vệ sinh, vì chẳng có cơ quan nào của nhà nước, tới tại chỗ để kiểm tra sự an toàn của sản phẩm ăn uống. Báo trên đã tố cáo các lò bánh tại Xuân Đỉnh, từ trong ra tới ngoài, công nhân cũng như vật liệu làm bánh. Nói chung tất cả các công đoạn, nếu ai đã vô tình chứng kiến, sẽ ứ nghẹn trong cổ họng khi mới thấy những chiếc hộp bầy bán, nói chi tới việc ngồi ăn bánh , uống trà để thưởng thức trăng thu.
Nhưng đâu phải chỉ có bánh trung thu VN bị mang tiếng, mà cả bánh trung thu của Tàu, sản xuất tại Trung Hoa lục địa, nhập cảng vào Hoa Kỳ, cũng bị cảnh cáo như trên. Thì ra , xã nghĩa thiên đàng, nơi nào lam ăn cũng giống nhau, nên biết đâu mà mò -/-
Xóm Cồn
Mùa Trung Thu 2005
MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.