Hôm nay,  

Hương Vị Ngày Xưa: Bánh Mì Xưa Và Nay Như Đã Có Hồn Quê

02/03/200700:00:00(Xem: 4891)

Hương Vị Ngày Xưa: Bánh Mì Xưa Và Nay Như Đã Có Hồn Quê...                                                                                                              

Bánh mì có mặt ở nước mình tự  năm nào thì không ai biết chánh xác, nhưng chắc chắn là bánh mì đã theo chơn người Tây dương vào nước ta cùng với vũ khí, tôn giáo..., để gọi là giúp chúa Nguyễn (").

Bánh mì ban đầu chiếm Sài Gòn, Lục Tỉnh, Bắc Kỳ, vào cung đình Huế rồi ngự tri trên toàn nước mình cho đến nay.

Người Pháp bị Việt Nam hấp dẫn bởi nơi đâyvới thổ ngơi, khí hậu và con người xa lạ đối với họ. Bỏ qua những đen tối lịch sử bấy giờ, chỉ riêng về ẩm thực của người Pháp cũng đã quyến rủ và làm "mê mệt" một từng lớp người mình.

Thời ấy những nhà Nho yêu nước coi lớp tân trào, những người theo Tây là bọn" bơ sữa" thấp hèn, mãi quốc cầu vinh,"Sáng champangne tối sữa bò". Rượu vang, rượu chát ( uống vô bị quánh lưỡi, khó nuốc) bị Nhà nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu dèm pha chê là loại "rượu lạt, thế mà bọn theo Tây khen ngon!

 ***

Bánh mì lại khác. Vào đất Nam Kỳ thuộc địa không thấy ai chống nên bánh mì đi ngay ra chơ, vào quán ăn, từ tỉnh thành len lỏi đến làng mạc. Bánh mì được người dân Việt Nam ăn với "cà ri Cha"; với "xíu mại các chú", cà phê sữa Tây. Bánh mì cũng ăn với đường thẻ, bánh canh, phở, thịt vịt thịt heo quay, cà ri Việt Nam nấu với nước cốt dừa, ăn với ra gu.

Phổ thông nhứt là bánh mì ăn với thịt nguội, có tên là bánh mì thịt.

Bánh mì đi vào lễ tục của người Việt Nam khi xuất hiện chễm chệ trong bàn tiệc, trên bàn thờ ngày cưới, ngày giỗ, ngày Tết. Bánh mì  được nhiều ngưới mình xem như cơm, như bún, như xôi có thấy ai phản đối gì đâu.

Sau năm 54 người Pháp ngậm ngùi ra đi, chia tay với dân Việt sau 100 năm "ân ái". Theo chơn người Pháp về xứ, có nhiều người Việt mình,  nhưng bánh mì thì tình nguyện ở lại, được người mình đón nhận như người nhà, như thành viên trong dòng ẩm thực Việt Nam. Rồi ra hải ngoại bánh mì lại có mặt sớm trong dòng ẩm thực Việt Nam bên bửa ăn như cơm, phở, bún dầu vẫn mang căn cước là "bánh mì Pháp".

Bánh mì Tây như vậy bị Việt hóa chăng!

Bánh mì theo tự điển Thanh Nghị la "Bánh làm bằng bột mì, hấp lò chín tròn phồng". Ngoài Bắc gọi là bánh Tây, người miền quê Lục Tỉnh gọi là bánh mì ổ.

Trong 4 cách cân-đong-đo-đếm thì bánh mì thuộc loại đếm mà đơn vị  không dùng tiếng: cái ( cái bánh cam), chiếc (như chiếc bánh phồng), đòn (như đòn bánh tét), đôi, cặp (cặp lạp xường), chục hay tá... mà là "ổ"( ổ bánh mì).

Phải chăng bánh mì lúc xưa vào Nam Kỳ hình vuông, hình tròn, loại dùng để ăn lâu, mà nay vẫn còn thấy bán trong chợ Mỹ, giống  như ổ bánh bông lan nên đươc người Nam Kỳ Lục Tỉnh bấy giờ kêu là bánh mì ổ.

***

Không biết bánh mì đến với bạn thế nào, nhưng bánh mì đến với tôi  như một người bạn mới, nhưng rất dễ làm quen, dễ kết thân lắm.

- Lấy ổ bánh mì trong giõ cần xé ngoài sau cái ba ga  xe đạp, cắt xéo (cho thấy dài thêm) một khúc độ gang tay trẻ con, xẻ đôi một cách hờ hững để có chỗ cho vào mấy miếng củ cải trắng chua, rồi chan mấy muổng nước cá mòi ...Động tác của  bác bán bánh mì ở chợ quê không sao tôi quên được.Tôi nhanh  tay lấy khúc bánh mì, không phải gói!

Nhớ lại hồi nhỏ không biết tại sao tôi thích theo dỏi từng động tác người bán bánh mì ngoài chợ quê, cũng như sau nầy thích nhìn chú chệt trổ tài nấu hủ tiếu, rồi ông tài xế điều khiển cần số chiếc xe đò.

Cắn vội vàng khúc bánh mì, nghe dòn dòn, mùi  bánh nướng là lạ, nhứt hạng là mùi cá mòi hấp dẫn làm sao ! Khúc bánh mì chỉ cắn mấy miếng là hết ngay, chưa nuốt miếng đầu mà muốn cắn tiếp. Hết khúc bánh mì nhưng sao tôi còn lưu luyến như chưa muốn rời khỏ xe bán bánh mì.

Bánh mì đầu tiên đến với tôi như thế.

Hồi đó cả chợ Tân Hòa, nơi có ngôi trường Sơ Đẳng mà tôi theo học  mới có một ngưới bán bánh mì. Sáng sớm bác đạp xe trên 7 cây số từ ngoài tỉnh vào đây bán bánh mì cá mòi Maroc, như đem cái ánh sáng văn minh đến với bọn học trò nhà quê chúng tôi.

Sau nầy tôi còn được ăn bánh mì với đường thẻ mỗi khi mẹ tôi đi buôn bán trên tỉnh mua đem về. Ổ bánh lúc nầy bự hơn và tôi cũng được ăn nhiều hơn.

Rồi khi "phải" ra tỉnh học, lâu lâu để dành tiền mua được lon sữa bò hiệu con chim (của Hòa Lan) để ăn sáng với bánh mì ổ thì hạnh phúc không gì bằng. Đêm đêm mấy thằng bạn rủ rê ra lò bánh mì chờ mua "bánh mì  đầu lò" cho rẻ. Tuy bánh đầu lò hơi bị cháy khét ( bởi bánh nướng bằng than ) nhưng ăn rất thơm, thấy hấp dẫn kỳ lạ nên ăn hoài không thấy chán. Không còn nhớ tới lúc nào tôi mới bỏ cái thói quen ăn bánh mì đầu lò ấy"

Người Sài Gòn, người nông dân Lục Tỉnh không hiểu từ lúc nào và ai bày ra cái kiểu "ăn bánh mì kiểu Việt Nam" tuyệt vời, một phong cách ẩm thực " bánh  Tây mà hồn Việt" hữu nghị hơn các nhà chánh trị nhiều. An trịnh trọng mà không quan cách, chơn quê mà không quá " bình dân". Dễ thương làm sao! Nầy nhé:

 - Trong đám giỗ bánh mì được mấy bà cắt tình miếng, xếp tròn trong dĩa bàn một cách khéo léo. Trịnh trọng dọn lên bàn thờ bên cạnh tô cà ri nước cốt dừa cùng các món Việt Nam thuần túy, rồi mời ông ba về hưởng với con cháu.

- Ngày cưới  nhiều gia đình người mình  phải cho người đi rước thợ đến nấu món ra-gu bánh mì, để trước cúng tổ tiên trong ngày trọng đại, sau cũng để tỏ ra mình là gia đình khéo léo " công dung ngôn  hạnh cho bà con trong làng nể mặt.

Bánh mì ổ, bánh mì Tây như vậy đã đi vào từng nhà người mình, sống theo phong tục và lễ nghi Việt Nam, hóa thân thành món ăn của ta tưởng như có mang trong người nó cái gì quốc hồn quốc túy vậy ! Nên tục ngữ mới nói " Gà hai con, bánh mì năm ổ".

Lên Sài Gòn  có dịp vào mấy tiệm phở bình dân, tiệm nước, tiệm hủ tiếu bạn sẽ khám phá cách ăn bánh mì kiểu khác.

Vào tiệm phở Tàu Bay gần chợ cá Trần Quốc Toản, thấy mấy bác xích lô, đạp xe ba gác có thói quen ăn bánh mì chấm với phở. Bác xích lô kêu tô phở xe lửa, xin thêm tô nước xúp, cho vào chanh ớt tương chấm bánh mì ngon lành và điệu nghệ.

Ăn một hơi hết ổ bánh mị loại bự, sau đó mới tính tới tô phở xe lửa.

Mấy bà mấy cô trong chợ Tân Định lại  ăn bánh mì với bánh canh giò heo. Bẻ bánh mì thành miếng nhỏ, cho hẳn vào tô bánh canh mà ăn chớ không chấm như kiểu ăn với phở.

Mấy cô học trò, mấy cậu choai choai hay đến đường Cao Thắng ăn bánh mì kẹp với kem. Không biết bây giờ có ai còn thích ăn kem  bánh mì kểu đó không "

Trên dường Nguyễn Thiện Thuật, khúc gần chợ, có tiệm bánh mì ăn tại chỗ ngon đáo để. Tiệm chỉ kê vừa hai cái bàn, mà khách vào lúc nào cũng vui vẻ và kiên nhẩn chơ đợi.

Bánh mì nóng dòn, thịt nguội, sut sít, dưa leo, cà chua, ớt đỏ... tất cả bày trong dĩa bàn lớn trông rất bề thế. Đặc biệt có lẽ là vì có sauce mayonaise do ông chủ tự chế.  Ăn bánh mì buổi sáng ở đây, trong căn phố ọp ẹp lại bầy hầy thế mà lúc nào cũng đông khách mà lại là khách ngon lành nữa.

Còn bánh mì thịt Bưu Điện Sài Gòn thì từ lâu đã là một thương hiêu của Việt Nam. Ổ bánh nhỏ vừa một người ăn hình như làm ra chỉ để  bán bánh mì thịt. Mấy xe bánh mì thịt ở đây hình thức trang trí chiếc xe trông như nhau. Nội dung và chất lượng ổ bánh mì đến giá cả không có gì khác, chẳng qua ai quen đâu mua đó mà thôi.

Khách đi đường, các bác taxi, các thầy cô làm trong bưu điện, các công chức tòa Đô Chánh... là thực khách trung thành của bánh mì ở đây.

Bánh mì Bưu Điện Sài Gòn một thời tạo ra kiểu ăn bánh mì thịt của người Việt, khiến nhiều ông Tây bà Đầm về nước mà còn nhắc còn thèm. Nên nay còn có nhiều ông Tây  du lịch đến Sài Gòn tìm ăn bánh mì thịt, gọi là kiểu Sài Gòn, như là món ăn có "truyền thống Saigòn" vậy.

Xe bánh mì thịt với kiểu cách Bưu Điện Sài Gòn sau nầy trở thành mô típ chung cho xe bán bánh mì thịt ở miền Nam. Đi về tỉnh bạn sẽ bắt gặp trước nhà lồng chợ, cửa trường học, bên hông nhà thương, tại bến xe đò...hình ảnh những chiếc xe bánh mì thịt kiểu Bưu Diện Sài Gòn quen thuộc.

***

Bánh mì ổ không chỉ là món ăn chơi như ban đầu nó đến với chúng ta. Bánh mì nay thực sự  là nhu cầu, gắn liền với đời sống mọi người. Có thể dùng ăn sáng, ăn trưa, chiều, tối và đặc biệt là trong mọi hoàn cảnh.

Bánh mì như vậy không còn là thức ăn của Tây nữa mà trở thành món ăn của ta khác nào cơm, bún  dưới cái nhìn của người Việt mình ngày nay.

Bánh mì theo người mình ra hải ngoại, sớm xuất hiện trong đời sống ẫm thực của chúng ta bên phở, bún , cơm tấm ...và ai dám bảo bánh mì thit không phải là món ăn của Việt Nam"

Banh mì Tây vào chợ Vons, chợ Ralphs của Mỹ được gọi là bánh mì Pháp, để phân biệt với bánh mì Mỹ. Còn người Việt mình làm bánh mì Tây bán trong chợ Việt đồng hương gọi tên là "bánh mì của mình" như để phân biệt bánh mì Mỹ vậy !

Giờ đây bánh mì thịt ở Little Saigon rất được người Mỹ, Mễ ưa thích và gọi tên là "bánh mì Việt Nam", được hiểu như "phở Việt Nam" vậy!

Nên nói bánh mì xưa nay có hồn quê không sợ sai là như vậy...

Xin giới thiệu hai tác phẩm được nhiều người đoc nhứt của nhà văn Trần Văn Chi:

-Hương Vị Ngày Xưa, viết về ẩm thực Lục Tỉnh, giá 12 đô+3 đô cước.

-Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư, ký ức 50 năm đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư, giá 15 đô+ 3 đô cước.

Hỏi các nhà sách họặc liên lạc với tác giả: 1911 W. 148 th ST.Gardena, Ca 90249, USA -- tranvanchi@earthlink.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.