Hôm nay,  

Tâm Sự Đau Lòng: Chỉ Vì Em Yêu Chồng Nên Em Phải Cắm Sừng

18/12/200700:00:00(Xem: 3545)

Có những niềm riêng lệ vương khóe mắt
Như cây sau mưa long lanh giọt sầu
Có những niềm riêng làm tim thổn thức
Nên đôi môi xinh héo hon nụ cười.
(Có Những Niềm Riêng - Lê Tín Hương)

Tuần rồi đọc bài thơ Có Những Niềm Riêng được Thuỳ Dzung giới thiệu trên trang Thơ Thơ của báo Sàigòn Times tôi rất bồi hồi xúc động, vì nhà thơ đã nói lên "những niềm riêng" được tôi ấp ủ tận đáy lòng trong suốt bao nhiêu năm. Trong tâm trạng bồi hồi xúc động đó, tôi xin được hé lộ được tâm tình, được trao gửi cùng quý độc giả Sàigòn Times một chút niềm riêng của tôi...
Vào năm 1938, đất nước Việt Nam đang sống khốn khổ dưới sự cai trị hà khắc của thực dân Pháp. Lúc đó Pháp đã đô hộ Việt Nam được khoảng tám chục năm. Tôi nhớ hình như Pháp bắt đầu nổ súng vào Đà Nẵng năm 1858 thì phải. Vì sống trong nỗi khốn khổ như vậy, con người Việt Nam lúc đó đã làm khổ lẫn nhau để sống còn cũng có mà hành hạ nhau để được sung sướng cũng có. Vì thế, giai đoạn đó đã đẻ ra không biết bao nhiêu chuyện đau lòng, tủi cực. Câu chuyện đau lòng tôi kể dưới đây là chuyện có thật về cuộc đời một người đàn bà khốn khổ đã sinh đúng vào năm Dần cách đây hơn sáu thập niên ở vùng đất nhãn lồng Hưng Yên...
Thời đó, thị xã Hưng Yên còn là một thị trấn nghèo nàn với hơn chục nóc nhà và dấu hiệu duy nhất của nền văn minh đô thị là chiếc xe ngựa lọc cọc chạy dọc theo con lộ chính của phố huyện. Người đàn bà khốn khổ mà tôi kể dưới đây lúc đó còn là là một thiếu nữ tuổi 18 tên là cô Dần. Tuy sinh vào năm Dần nhưng cô Dần nhu mì, hiền lành và rất an phận. Sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, đầu tắt mặt tối, phải bán lưng cho trời, bán mặt cho đất hết ngày này sang ngày khác, thì người con gái như cô Dần làm sao dám mơ mộng cao sang, phải không các bạn"
Tuy đã trải qua không biết bao nhiêu năm tháng và mọi hình ảnh của quá khứ kỷ niệm đời tôi đều nhạt nhòa không rõ nét, những chẳng hiểu sao đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh người con gái mặc bộ quần áo vá chằng, vá đụp, mái tóc buông xõa một nửa phía trước bao giờ cũng che mất một nửa khuôn mặt của cô. Cô Dần rất ít cười. Và tôi có thể cam đoan cùng các bạn là trong suốt cuộc đời thơ ấu của tôi lớn lên tại tỉnh lỵ Hưng Yên kéo dài suốt mười mấy năm trời trước khi tôi di cư vào Nam, tôi đều thấy cô Dần mỗi ngày vài lần nhưng chả bao giờ tôi thấy cô cười.
Lúc nào gặp cô, tôi cũng thấy cô héo hắt, mắt cô bao giờ cũng nhìn xuống trong một tâm trạng nhẫn nhịn, chịu đựng, chờ đợi sự giận dữ của tất cả mọi người. Ngay đến cả những ngày được coi là vui của tất cả mọi người như tết nhất, hội hè, đình đám trong làng, cô Dần vẫn héo hắt, buồn tủi và an phận một cách nhọc nhằn chẳng khác gì mẹ cô.
Cô Dần cũng hay khóc lắm các bạn ạ. Vì chính mắt tôi đã từng thấy nhiều lần cô đứng úp mặt vào gốc cây nhãn cạnh nhà tôi mà khóc nức nở. Ngày đó còn bé, tôi đâu đã biết gì nỗi khổ của nhân thế, của con người, nhất là của những người con gái nghèo khổ như cô Dần. Nhưng nhìn thấy người con gái cô đơn, lạnh lẽo đứng khóc, hai bờ vai gầy rung lên từng đợt thổn thức cũng đủ làm tôi tê tái cả cõi lòng. Tôi nhớ có lần không biết tôi nói gì, hỏi gì khi thấy cô Dần khóc, làm cô òa lên khóc to hơn khiến tôi cũng khóc theo.
Nghe tiếng tôi khóc, cô quay lại ngồi xuống cạnh tôi, lau nước mắt cho tôi rồi cô Dần bệu bạo nói, "Cô khổ lắm, Hương ơi!" Nói xong, cô đứng dậy vừa khóc vừa chạy về phía rặng nhãn ngoài bờ ao bà cả Huyền.
Sau này tôi lớn lên, trôi nổi thật nhiều nơi, nhưng câu nói của cô Dần thì cứ mãi mãi vang lên trong óc tôi như một điệp khúc sầu đau của cô Dần, của quê hương tôi, của những người con gái khốn khổ tôi gặp, tôi thấy hiện ra nhan nhản trên khắp mọi miền của đất nước.
Cuộc đời cứ lặng lẽ trôi và tôi cứ đinh ninh cuộc sống của tôi sẽ mãi mãi dính liền với khung cảnh êm đềm của một tỉnh lẻ. Tôi đâu có ngờ, cùng với năm tháng và những biến động của cuộc đời, tôi đã giã biệt mái nhà tranh đơn sơ lên Hà Nội trọ học.
Chẳng hiểu sao, xa bố mẹ, xa các anh các chị, xa bao nhiêu kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu, tôi chẳng nhớ gì nhiều chỉ nhớ đến hình ảnh buồn buồn, mái tóc buông xõa của cô Dần.
Thế rồi một ngày nọ, tôi nhận được lá thư của thằng em trai. Trong thư nó kể đủ thứ chuyện trên trời dưới bể đang thay đổi ở quê nhà nhưng chẳng làm tôi quan tâm. Tôi chỉ quan tâm đến dòng chữ cuối cùng nó báo tin cô Dần sẽ lấy chồng vào cuối tháng tới.
Thế rồi chẳng hiểu vì động lực gì thúc đẩy, tôi đã dám trốn học về quê đúng ngày cô Dần cưới. Tôi biết ngày nay các bạn trẻ gọi ngày người con gái về nhà chồng là ngày lên "xe hoa". Ôi một mỹ từ thật tuyệt vời cho những người con gái thời nay mà ngày xưa chẳng có mấy cô gái được hưởng. Tôi còn nhớ, hôm đó cô Dần lủi thủi, bé bỏng, đi bộ về nhà chồng. Cùng đi với cô chỉ có hai người, một người là chồng cô và một người là mẹ cô. Ngày cưới là ngày ăn diện của tất cả mọi người. Nếu không thì cô dâu và chú rể cũng phải ăn diện khác hẳn ngày thường, phải không các bạn" Nhưng không, hôm đó cô dâu Dần cũng vẫn chiếc áo vá, vẫn đi chân đất, vẫn mái tóc xõa che kín một nửa khuôn mặt và vẫn ánh mắt buồn buồn nhìn xuống đất trong vẻ cam phận, nhẫn nhục và chịu đựng. Và cô Dần lại khóc, nước mắt cô đầm đìa ước sũng cả nửa mái tóc...
Tôi theo cô Dần "lên xe hoa" tới tận cuối thị trấn. Tới đó, mẹ cô Dần dừng lại cạnh bụi tre còn vợ chồng cô Dần thì từ đường làng phải leo lên đê để đi về nhà chồng, một đoạn đường dài đến độ nếu đi bằng xe hơi cũng phải mất gần một tiếng.
Tôi nhớ chiều hôm đó nắng vàng vọt, nhợt nhạt lắm. Trời hôm đó cũng lạnh lẽo một cách lạ lùng. Gió lại thổi lộng từng cơn. Và giữa khung cảnh trời đất mênh mang đang chìm dần trong ánh hoàng hôn vàng vọt ở một vùng thôn quê miền Bắc, tôi thấy nổi bật hai bóng người cô đơn, còm cõi, run rẩy đi trên đê... Bóng của họ xa dần, nhỏ dần nhưng vẫn là hai bóng đen nổi bật trên con đê kéo dài như một vệt chì đậm chạy thẳng tới chân trời xám xịt đang vần vũ những đám mây đen... báo hiệu những giông tố đang đến.
Nhưng câu chuyện thương tâm của cô Dần chẳng phải chỉ dừng lại ở đây mà còn tiếp tục theo ngày tháng với nỗi thương tâm càng ngày càng lớn và những giọt nước mắt của cô Dần càng ngày càng dàn dụa để rồi khi cô nhắm mắt trở về với cát bụi dưới sợi dây thừng oan nghiệp thì những giọt nước mắt của cô đã đặc quánh và được chắt ra một cách tằn tiện từ hai khóe mắt đã khóc quá sớm và khóc quá nhiều...

*

Chồng của cô Dần là anh Cò. Chẳng hiểu khi sinh anh ra, đặt tên cho anh, thầy mẹ anh có linh cảm được tướng tá của đứa con mình sau nàyhay không, nhưng cái tên Cò quả thực rất hợp với thân hình mình ve xác hạc, cổ dài như cổ cò của anh. Chỉ tiếc, song thân sinh thành ra anh không sống cho đến ngày anh lấy vợ để thấy anh càng ngày càng có phần giống cò hơn là giống người.
Nhà anh Cò cũng nghèo lắm các bạn ạ. Chính anh vẫn thường than thở một cách bạc bẽo, nếu chẳng nghèo anh đã chẳng lấy cô Dần làm vợ. Anh Cò sống bằng nghề kéo xe tay. Không hiểu anh đã kéo xe tay từ bao giờ nhưng khi cô Dần về làm vợ anh thì anh đã biết kéo những cơn ho khan dài dằng dặng trong đêm khuya khiến cô Dần thao thức chẳng thể nào ngủ được. Ôi những cơn ho rũ rượi của một người đàn ông thân hình ốm yếu phải lao lực quá độ, phải kéo những thân xác phì lũ của những người ăn uống no đủ lên những con dốc dài đến hụt cả hơi.
Cô Dần về sống với anh Cò được khoảng nửa năm thì anh Cò bắt đầu ho ra máu, thân hình anh càng tiều tụy. Sau lần thuê xe cả ngày không chạy nổi một cuốc khách nào, anh bị chủ xe đánh cho một trận nhừ đòn. Từ đó, anh Cò chẳng còn làm nghề kéo xe mà quay sang nghề ho và nghề ăn bám vợ quanh năm ngày tháng.
Thật khổ cho cô Dần, đã khổ từ lúc nhỏ, đến lúc về nhà chồng cô lại càng khổ hơn trước. Cuộc sống thiếu thốn, cộng với thuốc men cho anh Cò đã làm cho cả cái cơ ngơi gồm căn nhà một gian hai trái và hơn sào đất hương hỏa lọt vào tay lão cửu Tĩnh, chú họ của anh Cò. Đến ngày lấy nhà, lấy đất, lão cửu Tĩnh cùng hai tráng đinh tay thước tay thừng đến tận nhà anh Cò đòi trói gô cổ cả hai vợ chồng "đem vứt ra đường như hai con chó dơ bẩn".
Nhưng trong lúc giằng co la hét một mực bảo vệ người chồng bệnh hoạn, cô Dần bỗng trở nên thật quyến rũ, thật đáng yêu  một cách lạ lùng trong cặp mắt dê xồm của lão cửu Tĩnh. Lão cửu Tĩnh đứng chống nạnh ngắm cô Dần một cách đắc ý. Lúc đó cô Dần hai má đỏ bừng, cặp mắt long lanh, những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán cộng với bộ ngực căng tròn phập phồng theo tiếng thở hổn hển...
Sau một hồi ngắm nghía, lão cửu Tĩnh gật gù quát hai tên tráng đinh ra khỏi nhà rồi quay sang cô Dần lão đổi giọng làm lành, ngọt ngào chú chú, cháu cháu. Trước khi ra về lão còn dúi vào tay cô Dần hai đồng bạc rồi tay lão nắm chặt tay cô Dần, giọng bả lả hứa hẹn giúp đỡ bất cứ điều gì cô Dần nhờ vả.
Từ ngày đó, lão cửu Tĩnh liên tục đi lại thăm nom vợ chồng anh Cò. Lần nào đến thăm lão cũng mang sẵn quà cáp, thuốc men và ngồi trò chuyện cùng cô Dần hai ba tiếng đồng hồ rồi mới ra về. Lão cửu Tĩnh hiểu với cái tuổi gần 60 của lão, lão chẳng thể nào quyến rũ nổi vợ anh Cò.
Nhưng lão hiểu, với tình thương yêu chồng tha thiết, cộng với hoàn cảnh túng thiếu đang phải sống nhờ ở đậu trên đất của lão, trong nhà của lão, lại cần tiền bạc lo thuốc men cho chồng, không sớm thì muộn cô Dần sẽ phải thất thân với lão.
Quả nhiên, sau thời gian gần năm trời hết ngọt đến sẵng, hết dọa non đến dọa già, cuối cùng lão cửu Tĩnh đã thành công đúng vào đêm anh Cò được lão trả tiền cho nhập viện chữa bện ho lao. Từ đó trở đi lão cửu Tĩnh thường xuyên đi lại thăm cô Dần. Và xem ra bệnh anh Cò càng nặng, cô Dần càng khốn khổ bị lão cửu Tĩnh dầy vò hành hạ.
Cuối cùng thì câu chuyện cô Dần gian díu cùng lão cửu Tĩnh cũng đến tai nhiều người trong làng. Từ đó, cô càng sống tủi hổ, cô đơn, xa lánh tất cả mọi người. Người cô càng ngày càng gầy, hình dong càng ngày càng tiều tụy. Nhưng dù bị dân làng dè bỉu, bị mọi người xa lánh, cô vẫn cắn răng ngửa tay nhận tiền của lão cửu Tĩnh để mua thuốc men cho chồng và thăm nom chồng. Mỗi ngày một lần, cô Dần đi bộ từ làng lên tỉnh qua hai cánh đồng, xuyên suốt một dẻo đê dài hơn 10 cây số mới lên đến tỉnh. Cô cứ đi như vậy ròng rã suốt một năm trời, bất kể ngày mưa hay ngày nắng, mùa đông hay mùa hạ, sương mù ngập đất hay bão tố đầy trời...
Đến ngày anh Cò không còn chịu đựng được những cơn ho uất nghẹn kéo dài gần như bất tận, anh run rẩy, thều thào thốt được vài lời rồi cầm lấy tay vợ nắm lại thật chặt mà trút hơi thở cuối cùng.
Chôn cất xong xuôi người chồng vắn số, cô Dần cũng tự tử theo chồng sau khi để lại một bức thư với dòng chữ nguệch ngoạc xin tất cả mọi người tha lỗi cho cô và xin cho cô được chôn cất bên cạnh chồng cô.
Tiễn đưa cô Dần đến nơi yên nghỉ cuối cùng có rất đông người. Trong số đó có cả những người trước đây từng phỉ nhổ, chửi rủa cô. Có cả lão cửu Tĩnh khóc hu hu như một đứa con nít. Có cả mẹ cô, anh chị em của cô và dĩ nhiên có cả tôi, lúc ấy đang là một thanh niên học trường Bưởi.
Cô Dần mất được một tháng thì lão cửu Tĩnh bỗng nổi cơn điên. Ngày cũng như đêm, nóng cũng như lạnh, lão lang thang trên đê phong phanh có một chiếc khố. Lão cười, lão khóc, lão đấm ngực la hét rồi lão réo tên lão ra mà chửi... Nhiều người trong làng bảo lão bị ma làm. Nhiều người lại bảo lão bị cô Dần hành hạ... Cũng có người bảo lão bị chính vong hồn anh Cò hiện về trả thù.
Tôi chẳng biết những lời đồn đại đó đúng hay sai nhưng tôi biết chắc một điều, nếu hồn cô Dần có linh thiêng hiện hữu trong thế gian này, chắc chắn cô chẳng bao giờ hành hạ lão và cô cũng chẳng hành hạ một ai cho dù cả cuộc đời cô luôn luôn bị người đời hạnh hạ.
Tôi viết những dòng chữ này khi đêm đã vào khuya, không khí thật thanh tịnh, tinh khiết, khiến những câu thơ Có Những Niềm Riêng được phổ nhạc qua giọng hát của Vô Thường càng vang xa vời vợi, như réo gọi trong lòng tôi những kỷ niệm, những nhân dáng của ngày xưa...

Có những niềm riêng lòng không muốn nhớ
Nhưng sao tâm tư cứ luôn mộng mơ
Có những niềm riêng gần như hơi thở
Nuôi ta cô đơn nuôi ta đợi chờ.

Có những niềm riêng một đời giấu kín
Như rêu như rong đắm trong biển khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi...

Trong niềm xúc động chân thành và tấm lòng trinh nguyên của một người học trò tỉnh lỵ thuở xa xưa, tôi viết lại chuyện cô Dần với lời nguyện cầu tha thiết gửi tới vong linh của cô: Nếu thế gian này đã mang đến cho cả cuộc đời cô không biết bao nhiêu khổ đau, tủi nhục, u ám.... thì ở một thế giới nào đó trong vũ trụ mênh mông này, linh hồn cô nếu có hiện hữu, cô sẽ mãi mãi sung sướng, mãi mãi toại nguyện, và nụ cười sẽ mãi mãi ở cùng cô cho đến tận cùng của không gian và của thời gian...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.