Hôm nay,  

Từ Vụ Đất Chuồi Ở Tc

23/08/201000:00:00(Xem: 5721)

Từ Vụ Đất Chuồi Ở TC

 Vi Anh
CS Bắc Kinh, nhà cầm quyền trung ương của Trung Quốc, ra lỊnh cho toàn quốc và tất cả các đại sứ của TC khắp thế giới phải treo cờ rũ và đình chỉ tất cả các hoạt động giải trí công cộng một ngày để làm lễ quốc táng tưởng niệm hơn 1.200 nạn nhân thiệt mạng vì các vụ đất bùn sạt lở tại vùng Tây Bắc tuần trước. Đó là một việc làm chứng tỏ nhà cầm quyền coi vụ đất chuồi gây tử vong quá nhiều là một niềm đau nỗi khổ của quốc gia dân tộc. “Kẻ chết đã yên rồi một kiếp”, nhưng vấn đề đặt ra cho người sống là không thể không suy nghĩ về cái giá phải trả cho chính sách kinh tế “duy ý chí” của Đảng Nhà nước CS Bắc Kinh, là tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào.
Tổng hợp thông tin nghị luận trong ngoài nước TQ, có hai luồng công luận. Nhà cầm quyền CS thì đổ tội  cho thiên tai mưa lũ. Còn dân chúng trong đó nhiều nhà khoa học môi sinh coi đó là hậu quả của chính sách mù quáng chạy theo tăng trưởng kinh tế của Đảng Nhà Nước CS Bắc Kinh.
Đảng Nhà Nước qua truyền thông tuyên truyền của nhà nước giải thích hạn hán kéo dài, mưa lũ ập xuống đã tạo nên  trận đất lở dữ dội nhất trong vòng 60 năm qua. Thông tấn xã của Nhà Nước, Tân Hoa Xã nói “chính nạn hạn hán kéo dài gần 9 tháng trong khu vực Chu Khúc và trận động đất Tứ Xuyên năm 2008 đã làm nhiều nhánh núi giãn nở, gây ra hiện tượng rạn nứt địa chất, dẫn đến trận lở đất kinh khủng vừa qua ở Chu Khúc.”
Thế nhưng, theo những nhà môi trường học, lý giải như vậy không đúng. Thảm kịch này là hệ quả của tình trạng phát triển kinh tế tràn lan mà không đếm xỉa đến tác động môi trường. Đã không biết bao nhiêu lần giới bảo vệ sinh thái đã thường xuyên cảnh báo về hậu quả việc ào ạt phá rừng, xây dựng đường sá hay các đập thủy điện, đây thường là chủ trương của các chính quyền địa phương.
Tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace, đại diện chi nhánh Trung Quốc, nói thảm kịch Chu Khúc "phản ánh những thách thức và rủi ro mà tăng trưởng kinh tế mang đến những vùng nghèo". Trả lời hãng tin Pháp AFP, vị này giải thích: "Các địa phương Trung Quốc bị thúc ép phải làm mọi cách để loại bỏ đói nghèo thông qua phát triển kinh tế và, tiến trình này góp phần hủy hoại môi trường."
Báo chí chính thức của Trung Quốc cũng có tờ cố “viết lách” nói lên  cái thói chạy theo tăng trưởng mà lơ là hậu quả đối với môi trường. Nhật báo Kinh doanh Quốc gia ghi nhận: "Việc xây dựng các đập thủy điện nhỏ, khai thác quặng mỏ và xây dựng đường xá đã tác hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái và làm tăng nguy cơ lở đất." Theo một quan chức Cơ quan Thủy lâm địa phương, thì dọc theo con sông Bạch Long chảy qua Chu Khúc, hiện có hơn một nghìn đập thủy điện. Cuối tuần qua, hàng tấn mảnh núi bị sạt lở từ đỉnh núi rơi xuống đã làm nghẽn dòng sông, gây ra tình trạng ngập lụt trong khu vực.
Theo thông  tấn xã Pháp AFP có mặt ở TQ, “sau ba thập kỷ cấp tốc công nghiệp hóa bất chấp hậu quả, Trung Quốc là nơi có nhiều thành phố và sông ngòi thuộc loại ô nhiễm nhất trên thế giới hiện nay. Nhận thức được tình trạng suy thoái này, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu tìm cách cứu chữa.”
Phóng tầm nhìn xa xưa hơn, người ta thấy thảm kịch môi trường do chánh sách của CS tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào không phải mới xảy ra ở TC, mà đã xảy ra ở Liên xô và các nước CS ở Đông Âu trong thời “tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”. 


Khoảng 10 năm trước, sau khi  Liên xô và Đông Âu CS đột qụy chết yểu, tạp chí National Geographic có đi một loạt bài về cái giá của việc “tiến mạnh, tiến vững chắc” lên Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN). Về môi sinh, ao hồ, sông rạch, đất đai gần nhà máy, không khí thành phố nhiễm độc chất chì, thủy ngân, phóng xạ nguyên tử, khói bụi xăng dầu, than đá do các nhà máy quốc doanh thải ra.
Cũng như Saigon, Hà nội bây giờ mới có 35 năm XHCN mà ra đường ai cũng phải đeo khẩu trang, nước ngầm bị nhiễm độc, dơ dáy. Mưa xuống là lụt lội đường phố có khi phải đi xuồng trên đại lộ.
Còn ở nước Nga có một hiện tượng bất thường, dân số giảm đáng sợ trong khi cả thế giới dân số các nước đều tăng phải kế hoạch hoá gia đình. Chính ô nhiễm môi sinh và bất mãn cuộc sống tàn dư của thời CS đó đã làm nước Nga thời hậu CS là nước duy nhứt trên thế giới dân số sút giảm, tử suất cao hơn sanh suất, trong khi hầu hết các nước trên thế giới phải giảm áp lực tăng dân số bàng kế hoạch hóa gia đình.
Báo Le Monde, ngày  24 tháng 2 năm 2004, ký giả Marie Pierre Subtil, có làm một phóng sự, đọc mà đau khổ dùm cho Nga. Bài báo tựa đề “Sa mạc Nga” mô tả thành phố Veliki  Novgrod, chỉ cách thủ đô Moscou 500 kilômét, đã trở thành nơi hoang vắng như sa mạc. Thành phố này  thời  còn CS  năm 1950, mỗi năm sanh 6486 đứa trẻ mà chết mất 16,233 người, trung bình mất 10,000 người mỗi năm. Lý do chết là nạn nghiện rượu, bạo hành vì say sưa, tự tử vì thất vọng. Sanh suất thấp vì là pháp lịnh của Đảng gia đình chỉ được 2 con thành nếp sống của gia đình. Sức khoẻ nhân dân thảm hại. Nạn nghiện rượu trầm trọng, “là nỗi bất hạnh của chúng tôi”, theo lời than thở phổ thông của ngành y tế. Nghiện  rượu vì tuyệt vọng, là nhận định của các nhà tâm lý xã hội học.
 Mới đây Viện nghiên cứu về việc cấm phổ biến vũ khí vi trùng của Mỹ ở Montery có phổ biến một bản sưu khảo làm nhiều người giựt mình, lo sợ. Báo Washington Post cho biết trong 50 năm CS thống trị Liên xô, Đảng, Nhà Nước CS đã sử dụng những trung tâm phòng dịch ở các xô viết để làm nơi sản xuất trá hình các loại vi trùng sử dụng cho chiến tranh.  Cụ thể như tại vùng bờ Biển Đen, thành phố Odessa, hiện còn nhiều trung tâm phòng dịch chứa rất nhiều vi trùng dùng làm vũ khí giết người hàng loạt. Đảng, Nhà Nước CS Liên xô đã đặt những trung tâm phòng dịch này dưới quyền sử dụng của quân đội và liệt vào hàng bí mật quốc phòng và bí mật quốc gia. Bây giờ Liên xô đã qua đời, nhưng những mẫu mã, số lượng vi trùng còn chứa rất nhiều ở các trung tâm phòng dịch ấy. Nhưng có điều khác là các trung tâm ấy không còn được Nga -- vì nghèo -- không thể “chiếu cố” cấp ngân sách đầy đủ như thời Liên xô.
Cuối cùng, trận đất lở dữ dội nhất trong vòng 60 năm qua ở TC là một điềm báo những đại hoạ môi sinh, sinh thái hậu quả của chính sách tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào.  Sớùm hay muộn, hình thức này hay hình thức khác, Việt Nam CS cũng không tránh khỏi sư trả thù của Thiên Nhiên. Bắn vào Thiên Nhiên một viên đạn súng trường, Thiên Nhiên sẽ trả lời bằng một trànG đại pháo, như một nhà môi sinh học Nga đã nói trong thời Liên xô./. ( Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.