Hôm nay,  

‘ngày Long Trời Đêm Lở Đất’ Và “nhìn Lại Sử Việt Ii’ Ra Mắt Tại Thủ Đô

02/07/201000:00:00(Xem: 3809)

‘Ngày Long Trời Đêm Lở Đất’ Và “Nhìn Lại Sử Việt II’ Ra Mắt Tại Thủ Đô

Tâm Việt
Có lẽ chưa mấy khi có một buổi ra mắt sách mà phải chật vật đến như thế.  Hôm Chủ-nhật 20/6 vừa qua, Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ tổ-chức ở Trường Đại-học Luật-khoa (cũ, giờ mang tên là Trường Chính-sách Công-cộng, School of Public Policy) của Viện Đại-học George Mason University (Metro Campus) ở Arlington, VA, một buổi ra mắt sách khá tham, trình bầy hai tác-phẩm cùng một lúc.
Chật vật trước tiên là, hôm đó cũng là ngày từ-phụ (hay gọi nôm na hơn là ngày của các ông cha, Father’s Day) nên rất nhiều đức ông quân được gia-đình và con cái đưa đi “celebrate” nên không có lòng nào cho sách vở và chữ nghĩa.  Rồi bên báo Kỷ Nguyên lại có Đại-nhạc-hội vào cùng giờ.  Thế chưa hết, hôm đó cũng là World Cup đang vào màn hào-hứng, ai cũng muốn dán mắt vào máy truyền hình để xem Ba-tây (Brazil) đá với Bờ biển Ngà (Ivory Coast).  Đó là chưa kể, trời hôm đó cũng thuộc vào trong mấy ngày nóng nhất mùa hè, nóng hơn cả Hà-nội hay Sài-gòn.  Rồi đậu xe cũng là cả một vấn-đề vì sân đậu của trường chưa làm xong nên chỉ có thể đậu ở ngoài đường, làm cho không ít người nản chí.
Mặc dầu vậy, số người đến dự tuy thưa thớt hơn mọi khi song cũng khá đủ một số mặt quen thuộc trong cộng-đồng, nhất là những người còn có lòng với chữ nghĩa VN ở nước người. 
Sử-gia Lê Mạnh Hùng và quan-niệm “những bước ngoặt”
Sau phần chào mừng quan-khách của nữ-sĩ Trương Anh Thụy cũng như cảm ơn những người đã tiếp tay cho buổi ra mắt, ông Nguyễn Ngọc Bích đã lên giới-thiệu tác-giả cuốn “Nhìn Lại Sử Việt II” ra mắt hôm nay.  Theo sự tiết-lộ của ông Bích, sử-gia Lê Mạnh Hùng trong thập niên 1960 đã theo học ngành đóng tàu ở MIT (Boston, MA), sau đó ông đã về VN phục-vụ chủ-yếu trong ngành kinh tế, tài-chánh.  Bị gọi đi “học tập cải tạo” sau khi CS vào thành, ông đã dùng thời-gian trong trại để học tiếng Hán và trở nên rất thông thạo, rất có ích cho việc nghiên cứu cổ-sử Trung-hoa và VN.  Sau khi ra trại, ông và gia-đình đi định cư ở Úc và ông bắt đầu đi vào ngành thông tin ở đây: ông đã làm cho ABC (Australian Broadcasting Corporation), rồi BBC (ở Anh) và RFA (ở Mỹ).  Thời-gian ở Anh, ông đã quay lại học sử ở Trường Đông-phương và Phi-châu-học và viết luận-án tiến-sĩ về “nền kinh tế VN thời Nhật-thuộc” trong Thế-chiến II.  Nhưng chỉ từ khi về hưu từ đài Á Châu Tự Do ông mới có toàn-thời để dành cho việc viết sử Việt.
Lên sân khấu, ông Hùng cho biết ông manh-nha ý-tưởng nghiên-cứu và viết về sử VN từ khi ông còn ở trong trại học tập.  Cái gì đã làm cho chúng ta thua"  Sau khi đọc sử VN, ông thấy rằng lịch-sử có thể chia ra theo từng khúc quanh lớn của nó mà ông gọi là “bước ngoặt” lịch-sử với những điều-kiện đặc-thù thúc đẩy cho những “bước ngoặt” đó.  Do vậy mà từ một dân-tộc Nam-Á, cha ông chúng ta đã dần dà đổi thành Lạc-Việt với một căn-cước văn-hóa đủ mạnh để sau này đã có thể đứng lên giành lại độc-lập từ dân-tộc Hán, xây dựng một nước Đại-Việt hùng mạnh “đánh Tống, bình Chiêm” khởi sự cuộc Nam-tiến, rồi sang nhà Trần đánh bại ba lần Nguyên Mông sang định thôn-tính VN.  Mỗi giai-đoạn như vậy, ông viết thành một tập trong bộ sách Nhìn Lại Sử Việt của ông: NLSV 1 là “từ tiền-sử đến tự-chủ,” NLSV 2 là thời “Tự-chủ I: Từ Ngô Quyền đến thuộc Minh,” nghĩa là khoảng 500 năm trong đó có thời-đại Lý-Trần, NLSV 3 chủ-yếu là viết về nhà Lê-nhà Mạc-nhà Lê trung-hưng và Trịnh-Nguyễn phân tranh với yếu-tố quan-trọng là sự chung đụng với Tây-phương và Thiên-chúa-giáo.  NLSV 3 đã được trao lại cho Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ và dự-tính sẽ được ra mắt độc-giả trong năm tới (2011).  NLSV 4 sẽ viết về nhà Nguyễn từ Gia Long thống nhất sơn hà đến 1945 khi Bảo Đại thoái vị.  Và NLSV 5 sẽ viết về VN thời cận-hiện-đại. 


Trả lời một số câu hỏi của thính-giả, nhất là 3 câu hỏi của ông Nguyễn Minh Diễm, sử-gia Lê Mạnh Hùng đã giải thích vì sao ông đã chọn viết một cách gọn nhẹ, không có bao nhiêu cước-chú, không liệt-kê thật đầy đủ các sách tham-khảo trong chi-tiết, và cũng không có sách-dẫn (index).  Đó là vì ông muốn người đọc đọc thoải mái như một thứ truyện để nếu cần có thể trở lại nhâm nhi những đoạn mình thích.
Bình-luận-gia Đại Dương nói về “Ngày Long Trời Đêm Lở Đất”
Ra mắt cùng với cuốn Nhìn Lại Sử Việt 2 kỳ này, Tổ Hợp còn tung ra cuốn Ngày Long Trời Đêm Lở Đất của một tác-giả trong nước, Trần Thế Nhân, viết rất đặc-sắc về Cải cách Ruộng đất đã cách nay hơn nửa thế-kỷ.  Ta hãy nghe một vài nhận xét của ông Đại Dương về cuốn sách:
“Tác phẩm ‘Ngày Long Trời, Đêm Lở Đất’ của Trần Thế Nhân đã mượn lời hồn ma Bác sĩ Mai Duy Vỹ [người bị quy vào thành phần] ‘tên địa chủ bóc lột, tay sai cho Pháp’ rọi một góc nhìn khác từ các nạn nhân gánh chịu những ngón đòn thù khủng khiếp nhất của chế độ cộng sản…
“Đảng viên cộng sản Mai Duy Vỹ đã làm ma nhìn về phía loài người để thấy những lừa lọc, dối trá, điêu ngoa, đểu giả, tàn ác, tham lam, dã man, cuồng tín được che đậy sau lớp sơn Chí Tôn, Chí Thánh, Chí Linh, Chí Thần.
“Trần Thế Nhân đã vời hồn ma cung nữ kể về sự đam mê sắc dục, phàm phu tục tử và tính sở khanh, bất nghĩa, tàn ác của kẻ tự nhận Đấng Chí Tôn, Chí Thánh, Chí Linh, Chí Thần. ‘Tư tưởng’ đó lại truyền xuống đến cấp Bộ Trưởng, Bí thư Tỉnh ủy khi coi phụ nữ như món hàng tình dục. Hồn ma Thùy Dương xác nhận qua kinh nghiệm bản thân về thói tham mê sắc dục và coi thường phụ nữ rất phổ biến trong giới lãnh đạo cộng sản thời đổi mới…
“Đảng cộng sản Việt Nam tự hào đã mang lại độc lập, tự chủ cho dân tộc như những kẻ giống Mai Duy Vỹ hằng tin cho tới chết, mặc dù, từng chứng kiến cố vấn Tàu điều khiển vụ Cải cách Ruộng đất từ đầu tới cuối. Hồn ma lãnh tụ xác định mình không có khả năng cứu bất cứ ai, kể cả Mai Duy Vỹ vì các cố vấn vĩ đại đã ra chỉ tiêu 5% địa chủ cho Việt Nam.
“Chừng nào người Việt Nam mới hiểu được độc lập, tự chủ không đến từ khẩu hiệu mà phải có tự do tư tưởng"
“Thiện và Ác luôn luôn chung sống trong mỗi con người. Ác hay Thiện thắng thế sẽ điều khiển hành động cá nhân.
“Bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Marx-Lenin đã khơi dậy và trau dồi ‘ác tính’ lên cực độ làm lấn át ‘thiện tính’ đáng yêu của nhân loại để biến con người thành ác quỹ khát máu, hung tàn.
“Một Mai Duy Vỹ lả người vì đói, kiệt sức vì thất vọng đến như đã chết hơn phân nửa vẫn bị tiếp tục mang ra đấu tố với nhục hình chỉ thấy ở thời Trung Cổ và các ‘sáng tạo’ mới nẩy sinh từ khối óc đen kịt như bùn lầy của đám bần cố nông thất học.
“Trống, chiêng phụ họa với tiếng reo hò khản cổ của bầy đàn chỉ để xâu xé, dày xéo một thân hình thoi thóp bị đạp xuống chiếc hố vuông không đủ nằm thẳng cẳng. Những tên ác quỷ đội lốt người đã dùng cuốc, xẻng đập liên tu bất tận lên tấm thân chỉ còn có bắp thịt co giật để có thể lấp đất mà đầu gối của tên địa chủ Mai Duy Vỹ khỏi lồi trên mặt đất.
“Mai Duy Vỹ nằm trong số 5% dân bị quy vào hàng địa chủ cần trừng trị, các ngài Đội Cải cách cũng không tha cho đàn bà, con nít dòng họ Mai.
“Những người trong gia đình Mai Duy Vỹ chẳng những bị tước đoạt của cải, quyền sống mà còn bị đẩy xuống bên dưới hàng súc vật. Gặp thì sỉ nhục, thấy thì hạch hỏi buộc họ phải nếm trải mọi nỗi thống khổ mà chưa từng có người bần cố nông hoặc nông dân nào phải trải qua.
“[Nếu] gấp lại tập truyện ‘Liêu Trai Chí Dị’ [của Bồ Tùng Linh], độc giả như thoảng thấy mùi thơm của các loài hoa, những tiếng cười rộn rã, niềm hạnh phúc lâng lâng khi được chung sống với ma. Và, khát khao được sống những giây phút thần tiên một đêm dù cho sáng hôm sau có thấy mình nằm tênh hênh trên bãi cỏ hoặc trong lùm cây [thì] khi cuốn ‘Ngày Long Trời, Đêm Lở Đất’ được khép lại, máu từ các trang giấy, máu thoát ra từng con chữ cứ nhảy múa trước mắt, và tiếng reo hò man rợ được từng hồi trống, chiêng phụ họa vẫn văng vẳng bên tai.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.