Hôm nay,  

Tên Trộm Thành Baghdad

12/04/200700:00:00(Xem: 5057)

  Bốn năm trước đây, khi quân Mỹ tiến vào thành Baghdad, vui mừng nhất là những người Hồi giáo Shi-a. Họ đã kéo nhau ra đường hoan hô quân Mỹ và kéo sập bức tượng đá của Saddam Hussein. Điều dễ hiểu, họ là những nạn nhân của một chế độ độc tài tàn bạo đã giết chết nhiều người Shi-a. Họ đã trả được thù, đến độ khi Saddam bị quân Mỹ bị bắt sống và trao cho chính quyền Shi-a của một nước Iraq được giải phóng, họ đã đem Saddam ra thắt cổ chết. Nợ máu trả bằng máu.

Vậy mà đầu tuần này, hàng chục ngàn người Shi-a quấn cờ Iraq, nhảy múa reo hò, tiến về thành phố Najaf ở phía nam Baghdad theo lời kêu gọi của Giáo sĩ al-Sadr, đòi quân Mỹ phải rút về nước. Họ hô lớn: "Đả đảo, đả đảo quân chiếm đóng. Ủng hộ, ủng hộ Iraq". Họ xé nát và đốt cờ Mỹ. Họ biểu tình trong an lành, không bị cản trở và còn được lính an ninh Iraq bảo vệ, bởi vì biểu tình là quyền của một chế độ dân chủ, một chế độ mà Mỹ đã tốn biết bao xương máu và tiền của xây dựng cho họ. Không thấy al-Sadr xuất hiện trong cuộc biểu tình, mặc dù trước đó một ngày, al-Sadr đưa ra một tuyên ngôn, kêu gọi dân quân Madhi của ông ta hãy nương tay giết hại người người dân Iraq mà dồn hết nỗ lực nhằm vào quân Mỹ. Ông ta nói: "Đấng Allah đã ra lệnh cho các ngươi phải kiên nhẫn trước quân thù, đoàn kết chống lại chúng - chớ không chống những người con của Iraq".

Những người biểu tình mang biểu ngữ nêu rõ sự trung thành đối với Giáo sĩ al-Sadr nay đã trở thành người có tiếng nói ảnh hưởng mạnh đến tình hình Iraq. Một người có tên là Ali Hamza 26 tuổi đến từ Sadr City, nơi có cứ địa của Sadr ở Baghdad, mặc bộ đồ dân quân Mahdi mầu đen, trên lưng quàng lá cờ Iraq, nói: "Tôi muốn chứng tỏ cho thế giới thấy chúng ta đoàn kết. Chúng ta bác bỏ sự chiếm đóng và sẽ chiến đấu chống bọn chiếm đóng".

Nhìn những bức hình cuộc biểu tình chống Mỹ trên TV, người ta không khỏi ngao ngán, vô ơn bạc nghĩa đến thế thì thôi. Tại sao có tình trạng này" Vậy Thủ tướng Maliki gốc Shi-a của Iraq mới do Mỹ ủng hộ ở đâu" Ngày hôm đó Maliki đi thăm Nhật Bản để ký thỏa hiệp viện trợ. Đầu tuần này, Nhật chấp thuận cho Iraq vay 862 triệu Mỹ kim dành cho 4 dự án phục hồi các cơ sở lọc dầu và xuất cảng, tái thiết nhà máy làm phân bón và điện lực. Đến thứ ba 10-4, Nhật cho vay thêm 485 triệu Mỹ kim cho các dự án về điện và nước. Maliki đến yết kiến Nhật hoàng, cám ơn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật về những nỗ lực yểm trợ Iraq và còn hối thúc các công ty Nhật mau trở lại Iraq để kinh doanh.

Đặc biệt ở Tokyo, Maliki còn nói: "Chúng tôi không cần thời biểu rút quân của Mỹ. Đòi quân Mỹ rút là quyền của một nước dân chủ, chúng tôi có quyền đó. Chúng tôi đòi quyền đó ngày nào chúng tôi tin có thể làm được, và ưu tiên là điều kiện trên mặt trận". Trước đây Maliki đã từng bác bỏ thời biểu để Mỹ rút quân. Nhưng ông ta không thể nói khi nào quân đội của ông ta đủ mạnh để đảm trách hoàn toàn an ninh trong nước. Chính phủ Iraq sẽ bị nguy hiểm và có thể sụp đổ nếu không có sự ủng hộ của Mỹ về quân sự cũng như chính trị. Điều này có thể sẽ không làm hài lòng Giáo sĩ al-Sadr.

Về chuyện an ninh của Iraq, tình hình ngày càng bi đát thêm. Một ngày sau cuộc biểu tình, một phụ nữ đánh bom tự sát đã đi lẫn vào đám đông 200 người trước một trụ sở Cảnh sát ở một thị trấn cách Baghdad 16 dậm, nổ bom làm ít nhất 16 người chết, 33 người bị thương. Trong khi đó quân Mỹ và quân Iraq giao tranh ác liệt với những tay súng ở hai khu ngoại thành cư dân phần lớn là người Sun-ni. Trong vụ này có 1 trực thăng Mỹ bị rớt. Ngoài ra trên bộ có 6 người chết, kể cả 1 lính Iraq, và 21 bị thương. Một chiếc xe hơi có bom đậu ở điểm kiểm soát vào Đại học Baghdad đã nổ, ít nhất 6 chết, 11 bị thương. Ở phía Đông Baghdad, một rốc- kết Katyusha bắn trúng một trường học con trai, làm chết một em 6 tuổi và bị thương 15 em khác cùng 2 giáo viên.

Quân đội Mỹ loan báo hôm thứ hai có 4 lính chết - 3 chết vì bom gài trên đường lộ ở Tây nam Baghdad, còn 1 tử trận trong một cuộc chạm súng ở tỉnh Anbar phía Tây Iraq, nơi đa số dân gốc Sun-ni và cũng là nơi có nhiều sào huyệt của loạn quân dư đảng của Saddam, có thể cả quân khủng bố al-Qaida. Đơn vị quân Mỹ có 3 chết ở đây khi mở cuộc hành quân truy nã phiến loạn và đã bắt được 5 nghi can. Theo bản tin AP, kể từ khi có chiến tranh Iraq năm 2003 đến nay số lính Mỹ tử trận đã lên đến 3,285 người, kể cả 6 nhân viên dân sự.

Vậy những người Shi-a năm xưa thù nghịch Saddam Hussein bây giờ nghĩ sao" Báo Washington Post đầu tuần này đăng một bài thật lý thú. Đó là chuyện một người dân năm 2003 đã nhập bọn với đám đông kéo nhau đi đập phá bức tượng Saddam Hussein sau khi quân Mỹ vào Baghdad. Anh ta tên là Khadim al-Jubouri ngày nay còn giữ bức hình do phóng viên AP chụp anh ta lúc đó cầm búa nện vào đầu tượng Saddam vừa bị kéo đổ, in trên báo với tựa đề "Hạ Thành Baghdad". Giờ đây anh ta còn giữ tờ tạp chí có in bức hình đó, tờ báo này đã nhầu nát. Anh nói: "Chẳng thành công được cái gì hết".

Bốn năm đã trôi qua, ngày nay với nạn bạo lực khủng khiếp đang phá nát Iraq, Juboury chẳng chú ý đến chuyện gì, cũng không cần biết đến thời biểu hay kỳ hạn rút quân, sức mạnh của quân đội hay khi nào quân Mỹ rút đi. Điều anh lo lắng nhất là an ninh và trật tự trong cuộc sống. Mức tin tưởng của anh đặt vào quân Mỹ nay đã tan biến hết. Từ ngày hạ tượng Saddam Hussein, hàng chục ngàn người Iraq đã chết. Anh có 7 người thân và bè bạn bị giết, bắt cóc hay bị tống khứ ra khỏi nơi cư ngụ. Anh thở dài: "Chúng tôi đã trừ khử được một bạo chúa. Nhưng trừ được một tên trộm thì thành Baghdad lại có 40 tên trộm khác lên thay thế. Bây giờ tôi thấy tiếc Saddam, bất luận khi xưa hắn đã thù ghét chúng tôi đến thế nào".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.