Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 99)

16/04/200800:00:00(Xem: 3043)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)

Khi ông Phùng dốc bình rượu rót vừa được một ly cuối cùng, thì ông chủ quán A Thoòng bước vô, lặng lẽ đặt trên bàn bình rượu thứ hai, giống hệt bình rượu trước. Tôi ngạc nhiên, vì không thấy ông gọi thêm rượu gì mà sao chủ quán biết mang rượu vô thật đúng lúc. Hiểu được sự ngạc nhiên của tôi, ông Phùng xua tay:
- Ngạc nhiên hả" Chuyện nhỏ mà. Chú em đừng có tròn mắt ra nhìn như vậy. Anh của chú vô đây nhậu thường xuyên nên lão biết thói quen của anh, vậy thôi.
Châm thêm chút rượu vào chiếc ly còn trên lưng của tôi, ông dục tôi cạn ly. Tôi uể oải nhắp một chút rồi lo lắng chờ đợi. Ông Phùng ngửa cổ cạn ly, khà một tiếng khoái trá, rồi tiếp:
- Chú em biết không, trước đây ta đi buôn từ Việt Nam, suốt một dẻo Hải Phòng, Tiên Yên, Móng Cái, qua đến Trung Quốc, từ Đông Hưng đến Phòng Thành, Bắc Hổi, Quảng Châu, Hồng Kông... ta đi nhẵn cả. Nhưng trong gần đó nơi, chú mày muốn đến Hồng Kông thì phải đến Bắc Hổi, vì chỉ có Bắc Hổi là nơi chú mày có thể đến được.
- Tại sao không đi thẳng Quảng Châu" Tôi nghe nói Quảng Châu ngay cạnh Hồng Kông...
Ông Phùng xua xua tay:
- Chú lặng im nghe ta nói. Về cái khoản đường xá ở Trung Quốc, chú em không biết tí ti gì. Còn ta thì cả một miền duyên hải từ đây lên Hồng Kông ta rất rành. Vì vậy, chú mày không biết thì hỏi, ta sẽ giảng giải cho mà nghe.
Tôi ngồi lặng im. Ông Phùng nhìn tôi một lúc rồi thong thả:
- Chú mày không thể đi Quảng Châu vì mấy lẽ. Cái thứ nhất là từ đây đi Quảng Châu cả mấy ngàn cây số, tiền bạc, xe cộ, ăn ngủ rất khó khăn, mà chú mày thì bất đồng về ngôn ngữ. Còn Bắc Hổi thì từ đây đi chỉ bằng phần mười đường. Cái thứ hai là ở Bắc Hổi có rất nhiều người Việt tỵ nạn tụ tập, trong đó hầu hết là người Việt gốc Hoa, và có cả người Việt thuần tuý nữa.
Tôi ngạc nhiên:
- Ông nói ở Bắc Hổi có cả người Việt"
Ông Phùng gật đầu:
- Người Việt trăm phần trăm. Họ là những người vượt biên đi từ Việt Nam đến Hồng Kông. Trên đường đi họ phải ghé vô Bắc Hổi tránh bão, hoặc mua thêm lương thực, xăng nhớt... trước khi đi chặng chót thẳng tới Hồng Kông.
Tôi hỏi tiếp:
- Ông nói họ đi từ Việt Nam là từ những tỉnh nào"
- Đủ hết, Đà Nẵng, Nha Trang, ra đến Hải Phòng, Móng Cái, rồi cả Hà Nội nữa. Chú em biết không, anh nghe nói hiện ở Hồng Kông có cả mấy chiếc tàu sắt chở cả mấy ngàn người ở Hà Nội, Sàigòn,... đang neo ở Hồng Kông, chờ chính phủ Hồng Kông cho phép vô trại tỵ nạn.
Tôi băn khoăn:
- Vậy chính phủ Trung Quốc chấp nhận cho thuyền bè tỵ nạn Việt Nam ghé Bắc Hổi hay sao"
Ông Phùng gật đầu và giải thích:
- Chú em phải hiểu Trung Quốc vì bất đắc dĩ mà nhận mấy trăm ngàn người Việt gốc Hoa chứ trong thâm tâm, Trung Quốc không muốn tiếp nhận họ. Trung Quốc coi họ là dân có đầu óc tư bản đế quốc, ăn trắng mặc trơn quen rồi, nên nếu để họ ở Trung Quốc, họ lười lao động, như vậy sẽ nuôi ong tay áo, rất bất lợi cho xã hội. Vì thế, chính phủ Trung Quốc ngấm ngầm khuyến khích Hoa kiều cũng như người Việt gốc Hoa sau khi về Trung Quốc, nên tìm đường vượt biên sang Hồng Kông. Và Bắc Hổi chính là cửa ngõ để người Hoa ở Trung Quốc có thể trà trộn trở thành người Việt tỵ nạn vượt biên sang Hồng Kông... Đó là lý do khiến Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ cho thuyền bè người tỵ nạn Việt Nam ghé vô Bắc Hổi.
Nói đến đó, ông Phùng bỗng hạ giọng:
- Nói thiệt cho chú em biết, chính quyền Trung Cộng không những cho phép thuyền nhân Việt Nam ghé Bắc Hổi mà họ còn bí mật tiếp tế lương thực, xăng nhớ, và cho tàu, kéo thuyền của người tỵ nạn tới thẳng hải phận Hồng Kông nữa đó.
Sau buổi ăn nhậu và nghe ông Phùng nói chuyện, tôi thấy buồn vô hạn. Nhưng dù sao, lúc đó, tôi cũng còn bán tín bán nghi những điều ông ta nói. Sau này, khi nhận được những văn thư từ chối không cho nhập cảnh của chính phủ Úc, Mỹ, tôi mới thấy lời ông nói là chí lý. Tôi cũng rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ông Phùng lại biết nhiều hiểu nhiều đến như vậy. Cho đến năm 2005, Liên ở Anh Quốc có tìm tôi qua internet và được một người Việt ở Sydney cho cô biết địa chỉ email của tôi. Khi liên lạc được với tôi, Liên cho biết, Liên có gia đình bà dì mở tiệm ăn ở ngay tiểu bang NSW, nên nhờ vậy tôi mới hiểu rõ hơn về ông Phùng và người vợ Việt Nam của ông. Nhưng đó là chuyện mấy chục năm sau này. Hôm đó, sau khi hàn huyên câu chuyện về thị trấn Bắc Hổi, ông Phùng có mời tôi ghé lại trung tâm tạm cư của người Hoa hồi hương ở ngay Đông Hưng để gặp ông và hai mẹ con Liên. Lâu ngày tôi không còn nhớ tên trung tâm tạm cư này, nhưng đại khái, thời gian đó ở Đông Hưng, để tiếp nhận hàng chục ngàn người Hoa từ Việt Nam về, cho họ ở tạm trước khi phân loại đưa về nông trường, hoặc đi thành phố,... chính quyền Trung Quốc đã lập nên mấy trung tâm tạm cư ở ngay ngoại ô thị trấn Đông Hưng.
Khi tôi đến trung tâm hồi cư của người Hoa nơi có gia đình ông Phùng ở tạm, tôi thấy cả một biển người đông như kiến tụ tập quanh một vùng hoang vu, có hai, ba ngọn đồi và rừng cây lá thấp. Dưới chân những ngọn đồi này là những dòng suối quanh co trông rất thơ mộng. Nhưng lúc ấy, dọc theo dòng suối, trên những triền đồi thoai thoải, không biết bao nhiêu là lều, lán, tăng, võng, đủ loại, đủ kiểu, to nhỏ khác nhau. Cảnh nấu nướng, giặt giũ quần áo, người đi ngược, kẻ đi xuôi, huyên náo ầm ĩ cả một vùng.


Tôi đang bơ vơ, bỡ ngỡ không biết làm sao tìm được lều của ông Phùng thì bỗng nghe có người  hát nho nhỏ bài Hạ Trắng... Vừa ngạc nhiên vừa mừng, tôi đi lại phía căn lều có tiếng hát. Trời lúc đó đã mùa đông lạnh lẽo, thêm gió ở triền đồi thổi lồng lộng, khiến cái lạnh càng thêm tê tái... Nhìn vào lều, tôi thấy có có mấy người đang quây quần quanh đống lửa, than đỏ hồng. Chỉ nhìn thoáng qua cách ăn mặc tôi cũng nhận ra có hai người từ Miền Nam, một người tuổi khoảng 50, thấp và nhỏ con, nét mặt xương, mắt to và sáng, tóc muối tiêu; một người tuổi khoảng 15, vóc dáng thư sinh, nước da trắng trẻo gò má ửng hồng, môi đỏ tựa thoa son, trông như con gái. Còn lại mấy người đang nói chuyện um xùm, nhưng nghe giọng, tôi biết ngay họ người Hải Phòng. Lui vào phía trong, cách biệt hẳn đám đông ồn ào bên ngoài là một người đàn ông, tuổi trạc 50, vận có một chiếc áo phong phanh, thái độ bất cần đời, nhưng đầy vẻ hào hoa phong lưu, và có nét mặt hao hao giống cậu bé 15 tuổi... Nhìn ông, tôi cũng đoán ngay, ông là người Miền Nam và là người Việt. Thấy tôi, người đàn ông vẫn thản nhiên và say sưa hát nho nhỏ bài Hạ Trắng... Mắt ông nhìn ra ngoài, nhưng có vẻ như nhìn vào một vùng xa xăm nào đó, không hề hiện hữu trước mắt...
Quần áo tôi mặc lúc đó do Chiêu Đãi Trạm Hồng Kỳ cung cấp mới mấy ngày hôm trước, tất cả đều mới tinh và cũng có 4 túi, giống hệt như đồng phục của cán bộ Trung Cộng hay mặc, nên khi  đi vô trại hồi hương của người Hoa, ai nhìn tôi cũng nghĩ tôi là cán bộ Trung Cộng. Mấy người đang ngồi sưởi ở phía ngoài thấy tôi đều đon đả chào hỏi bằng tiếng Hoa. Tôi lúng túng bập bẹ trả lời bằng mấy tiếng Quảng mới học... Sau đó, nhìn người đàn ông mà tôi nghĩ là người Miền Nam, tôi hỏi bằng tiếng Việt:
- Xin lỗi anh cho tôi hỏi, anh có phải là người Việt từ Miền Nam"
Anh đó gật đầu, nhìn tôi, ánh mắt không giấu vẻ tò mò và ngạc nhiên. Tôi vội tự giới thiệu:
- Thưa anh, tôi tên Lai, cũng người Việt ra đi từ Miền Nam...
Anh hỏi ngay:
- Anh là Phạm Thái Lai"
Tôi ngạc nhiên:
- Ủa, sao anh biết"
Anh đứng ngay dậy đưa tay bắt, miệng nói đon đả:
- Tụi tôi vẫn nghe mấy ông cán bộ Tàu cộng nói về anh. Nghe nói anh được ở khách sạn, ăn uống tiêu chuẩn "trung táo" sướng lắm phải không" Tôi là Thu...
Đưa tay chỉ về phía người đàn ông đang ngồi phía trong, anh Thu tiếp:
- Còn kia là Tiến, trước là trưởng ty kiến thiết Hậu Nghĩa. Còn cậu này là Đức, con của Tiến... Rồi mời anh vô đây làm ly trà cho ấm bụng rồi tha hồ trò chuyện...
Gặp được các anh, tôi mừng quá. Thú thiệt, sau bao nhiêu ngày tháng xa rời Miền Nam, trên đường vượt biên đi qua bao nhiêu thành phố, thị xã, gặp không biết bao nhiêu người Việt trên đất Bắc, trong đó có cả những thân quen ruột thịt của tôi, nhưng ngoại trừ những người thân yêu nhất tôi tin tưởng, còn lại lúc nào tôi cũng thủ cẳng, vì hiểu rằng, guồng máy tuyên truyền của chế độ cộng sản, sau mấy chục năm đã biến mỗi người dân lương thiện ở Miền Bắc thành những người công an. Vì vậy, đây là lần đầu tiên, sau thời gian hơn một năm trời xa Miền Nam, tôi được trò chuyện một cách thoải mái, phơi bầy tất cả những điều tâm huyết của mình.
Anh Tiến khi biết tôi là Lai, cũng tươi cười niềm nở trò chuyện. Qua câu chuyện tôi được biết anh là kiến trúc sư, trước ở đường Phạm Hồng Thái, Sàigòn. Còn anh Thu làm kế toán cho nha kiến thiết, có người chị ruột còn kẹt ở Hải Phòng sau 1954, nên đã rủ hai bố con anh Tiến ra Bắc thăm người chị. Rồi hoàn cảnh run rủi, cả ba người liền trà trộn với người Hoa vượt biên sang Trung Cộng chót lọt từ mấy tháng trước, mà chẳng mất một lạng vàng nào. Hai anh cũng cho biết, có ý tìm đến chiêu đãi trạm Hồng Kỳ để thăm tôi, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng nên chưa thể nhờ người đưa đi... Nhân dịp này, tôi cũng mách nước hai anh, viết đơn cho chính phủ Trung Cộng xin tỵ nạn chính trị để được đối xử thoải mái hơn. Tôi cũng trao đổi với các anh về những khó khăn trong việc đi định cư ở các quốc gia đệ tam như Mỹ, Úc... mà tôi đã nghe ông Phùng nói. Tuy nhiên, các anh tin tưởng, với vị thế của các anh trong quá khứ, cộng với tư cách tỵ nạn chính trị, và mối quen biết tại hải ngoại, các anh sẽ không gặp khó khăn trong việc xuất cảnh đến một cuộc gia đệ tam.
Trong những tuần lễ kế tiếp, của cuối năm 1978, mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Việt Cộng ngày càng gia tăng, khiến tình hình biên giới Trung Việt tại Đông Hưng càng thêm căng thẳng. Xem ra, viễn ảnh một cuộc chiến tranh tại biên giới hai nước đang ngày càng cận kề...
Vào một buổi chiều gần Giáng Sinh, bỗng dưng cán bộ Ngô đến gặp tôi. Sau vài câu thăm hỏi xã giao, cán bộ Ngô cho biết:
- Hôm nay tôi đến để báo cho "đồng chí" biết, vì vấn đề an ninh tại Đông Hưng không bảo đảm, nên cấp trên quyết định cho đồng chí "sơ tán" về Phòng Thành, cách đây 50 cây số (lâu ngày tôi không nhớ chính xác, nên tạm coi là 50 cây số).
Vì trước đây ông Phùng đã nói cho tôi biết, Phòng Thành gần với Bắc Hổi, nên khi nghe cán bộ Ngô nói chuyển về Phòng Thành, tôi rất mừng. Giả vờ ngây ngô, tôi thăm dò:
- Thưa cán bộ, tôi thấy tình hình an ninh ở đây bảo đảm lắm. Có cho ăn kẹo, Việt Cộng cũng không dám gây hấn với Trung Cộng...
Cán bộ Ngô gật đầu:
- Chuyện đó thì chắc chắn không xảy ra. Nhưng trung ương đang có kế hoạch "sơ tán" toàn bộ mạng lưới dân cư, kinh tế, hành chánh, dọc theo biên giới trong phạm vi sâu 20 cây số...
Nghe cán bộ Ngô nói vậy, tôi ngạc nhiên nghĩ, chẳng lẽ Trung Cộng phải lo sợ, đề phòng một cuộc tấn công từ phía Việt Cộng" Lúc đó tôi đâu có biết, Trung Cộng đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam để "dậy cho Việt Cộng một bài học".
Sực nhớ lời của ông Phùng nói về Bắc Hổi, tôi ướm thử:
- Thưa cán bộ, tại sao không cho chúng tôi sơ tán thẳng lên Bắc Hổi"
Cán bộ Ngô ngạc nhiên:
- Sao "đồng chí" biết Bắc Hổi"
- Tôi nghe mấy người Hoa về nước họ rủ nhau lên Bắc Hổi để vượt biên sang Hồng Kông, nên hỏi cán bộ vậy thôi.
Cán bộ Ngô gật đầu, nói giọng nghiêm trang:
- Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa luôn luôn tôn trọng quyền tự do đi lại của mọi công dân. Ai muốn đi Bắc Hổi là quyền của của họ. Nhưng bất cứ ai vượt biên sang Hồng Kông là họ vi phạm luật pháp và họ sẽ bị trừng trị.
Tôi rụt rè:
- Như vậy chúng tôi có quyền đi Bắc Hổi được không"
Cán bộ Ngô gật đầu:
- "Đồng chí" có toàn quyền đi bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Trung Hoa, không một ai ngăn cấm, miễn hồ đừng có những hành động phạm pháp.
Chủ Nhật tuần đó, anh Thu, hai bố con anh Tiến và tôi đi chơi phố lần cuối, và chúng tôi chứng kiến những đơn vị bộ đội đầu tiên của Trung Cộng đổ về thị trấn Đông Hương, trong khi dân chúng, công nhân viên chức tại thị trấn, đang huyên náo "sơ tán".
Ngày hôm sau, tôi cùng "sơ tán" với cả chiêu đãi trạm Hồng Kỳ. Trên đường "sơ tán" bằng xe tiến về Phòng Thành, chúng tôi chứng kiến không biết cơ man nào là binh lính, xe tăng, đại pháo... của Trung Cộng đang rầm rộ tiến về phía Đông Hưng.... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.