Hôm nay,  

Chảy Máu Việc Làm Giáo Dục

15/06/200500:00:00(Xem: 4779)
Một nghịch lý đang xảy ra ở nước Mỹ. Khi sinh viên các nước nghèo dồn vào du học tại Mỹ vì khoa học, kỹ thuật Mỹ tân tiến chiếm nhiều giải Nobel nhứt, đại học Mỹ nổi danh, thì không ít phụ huynh học sinh trung tiểu học Mỹ mướn thầy từ ngoại quốc dạy kèm con em mình đang ở Mỹ. Lý do giản dị, thuần kinh tế, trả tiền công rẻ hơn. Vấn đề đặt ra là liệu cái lợi kinh tế đó có bù được cái hại văn hóa giáo dục không.
Thực vậy, gần đây cái bịnh thời thượng ở Mỹ làm chảy máu việc làm Mỹ sang các nước ngoài tiền công rẻ hơn trong lãnh vực sản xuất kinh doanh đã lan qua chánh trị và van hóa. Đài VOA tiếng nói nước Mỹ chuyển ban Hoa Ngữ sang Hông Kong để tiết kiệm kinh phí 300 000 Đô mỗi nam. Người Mỹ mướn sư phó (precepteur) ở Ấn Độ để dạy kèm học sinh con em mình ở Mỹ mỗi buổi chiều sau giờ học tại lớp, qua Internet.

Ấn độ là nước được nhiều phụ huynh học sinh Mỹ chọn làm thầy dạy kèm cho học sinh Mỹ vì nổi danh có nhiều kỹ sư và giỏi về toán. Hiện tượng này đã trở thành phong trào thời thượng trong hàng ngũ học sinh Mỹ đang đói về toán mà gia đình Mỹ muốn con em mình giỏi toán và khoa học hơn. Tờ báo Christian Science Monitor gần đây có mở một cuộc điều tra, làm nhiều người ngạc nhiên và lo ngại. Center of Accoutability and Privatization at the American Federation of Teachers (AFT) tỏ ra lo ngại về sự thiếu kiểm soát đối với những người dạy kèm từ xa ở Ấn Độ ấy. Nhưng DB George Miller (Dân Chủ, Cali) lại chống chế, tại sao không cho con em Mỹ học chỉ vì những người dạy kèm ấy ấy là những người ở ngoại quốc.Theo một tổ chức kèm trẻ qua mạng Internet thì hiện nay ở New York thôi, lúc nào cũng có từ 50 đến 300 người dạy kèm ở ngoại quốc dạy thêm cho học sinh Mỹ. Đa số các sư phó đó là người Ấn Độ.

Lý do chánh, thời giờ ở Ấn Độ thuận tiện cho thời gian học thêm và làm bài ở nhà cho học sinh Mỹ; thù lao trả cho sư phó Ấn Độ rẻ nhiều lần hơn ở Mỹ; và chuyển ngữ dùng ở Ấn Độ vẫn là Anh văn.
Nhưng theo những nhà giáo dục, ý kiến nặng về chánh trị mà nhẹ về giáo dục của DB George Miller cũng như lý do kinh tế của việc mướn thầy ở Ấn Độ dạy kèm học sinh ở Mỹ cần xét lại. Một, "Con mắt của thầy (l'oeil du maitre)" là một yếu tố vừa tâm lý vừa xã hội làm cho bài học nhiều kết quả hơn. Từ khi ngành Bưu Điện phát triển, các lớp học hàm thụ đã có, nhưng kết quả ở trung và đại học cũng không như ý muốn. Các đại học luôn đòi hỏi người tự học có mặt thực tập tại trường đối với các môn khoa học nhân văn với một số giờ bắt buộc nào đó mới được dự thi. Đành rằng xa lộ thông tin Internet bây giờ có thể chuyển tải âm thanh, hình ảnh, thu ngắn khoảng cách không gian, với tốc độ tranh với ánh sáng. Nhưng đó cũng chỉ là sự thật ảo. Nó không thể thay thế tình sư đệ do sự gần gũi, diện đối diện thực là một cái gì cao đẹp không khoa học kỹ thuật dù tiến bộ đến đâu cũng không làm ra được. Dạy học không phải là truyền đạt kiến thức mà đào tạo ra con người toàn diện. Ảnh hưởng của nhà giáo dạy chánh hay phụ đóng một vai trò rất lớn. Chỉ có việc gần gũi bên nhau mới tạo được ảnh hưởng ấy nhứt là đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học, và trung học. Kinh nghiệm người đi học cho thấy, thầy giáo tiểu học được nhớ nhiều hơn, ảnh hưởng nhiều hơn giáo sư trung học, và đại học là do gần gũi thầy trò. Máy móc dù tinh vi đến đâu cũng không thay thế được Ông thầy thực sư bằng da bằng thịt ở bên cạnh học trò.

Hai, ảnh hưởng không tốt trên phương diện thuần túy phương pháp sư phạm đối với học sinh trung tiểu học trong việc dùng một nhà giáo ngoại quốc. Sư phó Ấn Độ, Trung Cộng dù có giỏi khoa học, toán học thực đi nữa mà tiền công rẻ gấp bội người Mỹ, cái lợi đó cũng không băng cái hại những người ấy làm giọng tiếng Anh của học sinh Mỹ sai lạc đi và lối sống của Mỹ bị méo mó. Các trung tiểu học và đại học cộng đồng Mỹ thường không xếp giờ cho giáo chức gốc ngoại quốc dạy Anh văn là vì vậy dù những nhà giáo này có thể viết Anh văn giỏi hơn, đúng văn phạm hơn, nhưng không thể phát âm đúng hơn và dùng câu Mỹ có hồn Mỹ như người Mỹ chính cống.

Ba, một trong những yếu tố làm nước Mỹ thuần nhứt Out of many One là tiếng Anh theo kiểu Mỹ. Nó khác tiếng Anh theo kiểu Anh, kiểu Úc. Tiếng Anh theo kiểu Mỹ chuyển ngữ Anh theo kiểu Mỹ là bó buộc, là lò nung chảy các ngôn ngữ của các sắc tộc thiểu số khác. Tự điển Webster của Mỹ là tự điển chuẩn mực của Mỹ. Aûnh hưởng về ngôn ngữ và lối sống sẽ tệ hại hơn khi nhà giáo đó là nhà giáo ảo qua mạng. Tiếng nói, bộ mặt cử chỉ không bao giờ trung thực như thực tiễn của cuộc sống ở lớp học, ở phòng của gia đình Mỹ. Đồng ý Con Người của thế kỷ 21 là con người có tác phong hoàn vu, dung nạp dễ dàng lối sống của người khác. Nhưng không ai đánh giá cao một người mất gốc, vong bản, và mất dân tộc tính, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu, Mỹ chẳng ra Mỹ.

Bốn, cần phải kể thêm tai hai đem đến cho nhà giáo Mỹ vốn đã thiệt thòi so với các ngành nghề khác về lương bổng. Nhiều nhà giáo Mỹ sẽ mất việc làm dạy thêm để kiếm thêm một chút lợi tức mà lương bổng vốn đã khiêm tốn.

Sau cùng chỉ ngần ấy tai hại nói trên thôi cũng đã khá đủ để thấy dùng người ngoại quốc từ xa ở nước ngoài dạy thêm cho học sinh trung tiểu học tuy có lợi về kinh tế nhưng hại về văn hóa. Tiền gia đình có thể kiếm được. Nhưng lối sống và tâm hồn Mỹ của con em học sinh khó mà kiếm được như tiền. Giáo dục không phải là một sản phẩm, một món hàng kỹ nghệ. Đào tạo một con người là một công trình khó khăn, lâu dài, cao thượng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.