Hôm nay,  

Hồi Ký: Hy Vọng & Thực Tế Tan Hoang

11/04/201000:00:00(Xem: 3284)

Hồi ký: Hy Vọng & Thực Tế Tan Hoang – Nguyễn Xuân Phong (Phan Quân dịch thuật)

LGT: Từ năm 1965 đến 1975, ông Nguyễn Xuân Phong đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ VNCH và biết nhiều bí mật dẫn đến việc mất Miền Nam. Trong thời gian hòa đàm Ba Lê về Việt Nam, từ địa vị thành viên phái đoàn lúc ban đầu, ông đã trở thành Trưởng Phái Đoàn vào giai đoạn cuối cùng, với chức vụ Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm trong chính phủ. Đặc biệt, ông cũng là nhân vật quan trọng trong Hội Nghị Thượng Đỉnh của nguyên thủ 7 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương tại Manila vào 2 ngày 24 & 25 tháng 10, 1966, nhằm thẩm định về cuộc chiến ở Nam Việt Nam với sự tham dự của Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand E. Marcos; Tổng thống Đại Hàn, Park Chung Hee; Tổng thống Hoa Kỳ, Lyndon B. Johnson; Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo VNCH, Nguyễn Văn Thiệu; Thủ tướng Úc Châu, Harold Holt; Thủ tướng Tân Tây Lan, Keith Holyoake; Thủ tướng Thái Lan, Thanom Kittikachorn; và Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương VNCH, Nguyễn Cao Kỳ. Tại Hội Nghị, ông là người Việt Nam duy nhất được trực tiếp nghe trưởng phái đoàn Nam Hàn cho biết: Tổng thống Nam Hàn đã cảnh giác, [qua kinh nghiệm cuộc chiến tranh Cao Ly] nếu như hòa đàm [với VC] có xảy ra, chính phủ Sài Gòn sẽ thấy Mỹ thương thuyết thẳng với phía bên kia [VC], còn Sài Gòn chẳng nói năng gì được trong khi thương thuyết, và cuối cùng sẽ phải chấp nhận và tuân hành những gì Mỹ và VC ký kết. Quả nhiên, 6 năm sau, lời tiên đoán này đã trở thành sự thật tại Hội Nghị Ba Lê, dẫn đến bản Hiệp Định đầy phi lý, khi Mỹ toa rập với VC cho phép quân đội xâm lăng VC được tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ VNCH, dẫn đến thảm kịch 30-4-75. Trong những số trước, SGT đã giới thiệu một số chương trong tác phẩm  "Hope and Vanquished Reality", được ông viết theo yêu cầu của "The Center for A Science of Hope" ở New York. Nay do yêu cầu của đông đảo độc giả, chúng tôi xin giới thiệu tiếp một số chương quan trọng trong tác phẩm của ông.

(Tiếp theo... và hết)

Câu châm ngôn Anh xưa cũ có nói: "Đời người được đánh giá qua tư tưởng và hành động chứ không phải qua thời gian". Nhưng, theo tôi thì phải lâu lắm và phải qua nhiều tư tưởng và hành động mới hàn gắn được vết thương của những tâm hồn trẻ dại trong lòng những đứa bé ném đá kia.
Chúng tôi tới trại giam đúng vào giờ ăn trưa, một bữa ăn thật là ngon. Mãi những năm sau này, chúng tôi vẫn còn nhớ lại bữa ăn đó, vì chẳng bao giờ có được bữa cơm như thế nữa ở trại này. Mấy người cảnh vệ vẫn tử tế, làm như chúng tôi không phải là tù tội mà như là những người lữ hành ghé qua để viếng cảnh, thăm bà con bạn bè. Tôi không làm sao hiểu được những sự kiện của cuộc sống nữa, không biết là hoang đường hay thực tế đây. Trong thâm tâm, tôi cũng cảm thấy cần phải hy vọng, nhưng tất cả những gì hoang đường và thực tế đều lẫn lộn, hình thành nên sự kiện của cuộc sống mà tôi phải cố gắng đương đầu bằng cách nào đó.
Nơi giam giữ mới của chúng tôi ở miền Bắc Việt Nam mang địa chỉ thư từ hợp lệ là "Trại A15" (Trại Hà Tây, tỉnh Hà Sơn Bình). Chúng tôi đặt tên cho nó là "Chi Nhánh Hà Nội Hilton" vì chỉ cách xa "Hà Nội Hilton" chừng năm mươi cây số. Nơi đó, Hà Nội đã nhốt tù binh chiến tranh Mỹ cho đến 1973. Hà Tây là một trại tù khá rộng lớn, gồm có khoảng một tá nhà giam, mỗi cái bề ngang sáu thước và chiều dài năm mươi, bao bọc xung quanh là một bức tường cao. Chúng tôi bị nhốt ở đó vào khoảng một nghìn hai trăm người, trên một trăm người vào mỗi nhà. Mười một nhà tranh vách đất chỉ có một nhà gạch lợp ngói. Tôi bị nhốt vào ngôi nhà gạch. Phòng giam khá rộng. Bốn hố vệ sinh nhỏ nằm cơi trên mặt đất, trong một phòng bé tí ở góc. Những gác cây được dùng làm giường ngủ, cửa sắt như thông lệ và cửa sổ nhỏ có song sắt. Có cửa sổ là hy vọng rằng đêm đêm sẽ có những vì sao trở lại làm bạn cùng tôi.
Tướng lãnh và sĩ quan cao cấp của quân đội bị nhốt ở một khu khác trong trại, cách biệt với chúng tôi bằng một bức tường. Trong căn nhà của chúng tôi vẫn còn có những người bạn từ nhà tù Thủ Đức - bộ trưởng tài chính, các thứ trưởng thông tin và văn hóa - nhưng còn có nhiều bộ mặt mới, những tên tuổi lạ hoắc, ở nhiều tỉnh khác nhau của Nam Việt Nam. Người ta chia chúng tôi ra từng nhóm mười người và không biết vì lý do gì, tôi không được xếp chung với những người trước kia thuộc cấp lãnh đạo chính đảng, viên chức cao cấp trong chính phủ hay những người phản động có tiếng tăm. Tôi bị liệt vào hạng người ở lứa tuổi sáu mươi, trong khi tôi chỉ có ba mươi chín. Có ông Tám Hựu, một con người bần cùng, mù chữ, nhỏ thó nhưng vui vẻ, hầu như bảy mươi hai tuổi đời làm nghề đánh xe ngựa tại nơi sinh quán của ông, một làng gần Gò Công trong vùng Châu Thổ sông Cữu Long. Ông không cho biết tại sao bị đưa đi học tập cải tạo và chẳng ai hỏi ông làm gì. Cái nhóm nhỏ kỳ quặc của chúng tôi được miễn lao động nặng, nhưng vẫn phải làm vệ sinh cầu tiêu vì ai cũng bị bắt buộc làm công việc đó.
Còn chuyện học tập cải tạo thì sao" Trong năm đầu tiên, người ta không đòi hỏi chúng tôi làm gì nhiều, ngoại trừ nghe đài phát thanh Hà Nội qua một loa phóng thanh mở lớn tối đa. Hàng ngày, sau khi bị khóa nhốt trong buồng vào khoảng năm giờ chiều, chúng tôi nghe đọc báo "Nhân Dân", một tờ báo hàng ngày, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam. Thỉnh thoảng, chúng tôi được lệnh viết kiểm điểm và tự kiểm.
Trong ngày, chúng tôi được tự do đi lại trên sân trống trước nhà giam và luân phiên nhau, một ngày hai lần, đi đến bếp lãnh rá "bột luộc", trên tiêu chuẩn một trăm năm mươi gờ-ram cho mỗi đầu người và khoảng nửa lít nước nóng, màu đo đỏ tựa như nước trà. Sau đó là vài ba muỗng nước muối thế thôi. Chúng tôi được ăn cơm có tí thịt nhân dịp những ngày lễ lớn, như đầu năm dương lịch, Tết, "Quốc Khánh" 2 tháng Chín và lễ Lao Động. Chúng tôi sụt cân nhanh chóng. Có một đêm, khi đi vệ sinh, tôi bắt gặp ông bạn cũ của tôi từ khám Thủ Đức, ông tòa tối cao pháp viện, đang nướng một con ốc trên một tờ giấy đang cháy. Cả hai chúng tôi đều bối rối và ngượng ngập. Một vài tuần lễ sau, tôi nhận thấy ông già đánh xe ngựa lén lút dấu ba con chuột trong số chín con mà chúng tôi giết được vào lúc chiều và bỏ nằm ở một góc kẹt. Đối với nhiều người, chuyện ăn uống - hay là chuyện thiếu ăn - đã trở thành một mối ám ảnh.
Khi các toán lao động được thành hình, phần lớn chúng tôi, khoảng một nghìn hai trăm tù nhân ở "Chi Nhánh Hà Nội Hilton" đã hết sợ chết - có thể là không hoàn toàn trăm phần trăm nhưng cũng ở mức độ nào đó. Như thế không có nghĩa là những chán nản và thất vọng liên hệ đến cuộc đời tù tội đã hoàn toàn vắng bóng. Nhiều đêm, lòng hỏi lòng, tôi thử xét xem liệu tôi có được trả tự do hay không và chừng nào. Thử cân nhắc tội tình mà người ta có thể tính toán so với thân thế của mình trong chế độ Sài Gòn trước kia, tôi đoán ít ra cũng phải từ năm đến mười lăm năm tù.
Nhưng có điều kỳ lạ là khi đã bước sang năm thứ ba của quãng đời tù tội thì năm, mười hay mười lăm năm chẳng khác biệt là bao. Hy vọng được tự do của tôi đã teo lại thành một thứ hy vọng thụ động, loại hy vọng tôi nghĩ cũng giống như ý niệm buông xuôi của Dom Helder Camara. Thế nhưng, tôi nghĩ người ta thường lầm tưởng cho đó là sự cam chịu vì không còn lo liệu được nữa hay là vì bất lực.


Tâm trạng "mặc kệ" giúp ích cho tôi rất nhiều vì tôi có thể bằng lòng với thân phận mình và với tình cảnh khó chịu của tôi. Vì đã mặc kệ nên tôi có thể xem thường những yếu tố tiêu cực và mang tính hủy diệt của hoàn cảnh, do đó tôi mới hy vọng được vào tương lai một cách đơn giản nên dễ chấp nhận hiện tại. Tôi chấp nhận thực tế, một thành phần chủ yếu để hy vọng. Nhờ chuyển biến được thái độ nên cá tính tôi, cách cư xử của tôi thay đổi đi nhiều, do đó bạn bè cùng cảnh ngộ cũng như các cai tù đều ngạc nhiên. Họ thắc mắc không hiểu tại sao tôi vẫn tươi cười nổi" Khi các bạn tù của tôi cảm thấy nản chí hay mất tinh thần thì họ bảo nhau: "Mình đến xin anh Phong kể chuyện đi".
Thế là tôi kể và khi nào hết chuyện thật thì tôi lại bịa đặt ra những câu chuyện mới để cho họ được vui lòng. Câu chuyện mà họ thích nhất - và rất tin tưởng - liên quan đến cung cách người dân phương Tây giải quyết những bài toán hàng ngày về may mặc, ăn uống, hút xách, săn bắn, tán tỉnh, ăn lễ Giáng Sinh, đón mừng năm mới và vô số những điều bí ẩn khác trong cách xử sự của người Tây phương. Họ thỏa thích nghe những chuyện của tôi hầu như mỗi tối sau khi cửa buồng đã khóa lại. Chúng tôi chui vào thế giới riêng tư và tách biệt của chúng tôi để tìm lấy đôi ba giờ thoát ly thực tại và mặc kệ đời. Tuy nhiên, lần nào cũng thế, sự yên tĩnh của chúng tôi cũng bị những tiếng khóc nghẹn ngào trong đêm làm chúng tôi phải nhói lòng. Có lúc thì một người, có khi vài ba người, như là một lời nhắc nhở nghiêm khắc cho hàng trăm người khác về cảnh ngộ nghiêm trọng của thân tù tội.
Bị đưa ra miền Bắc có nghĩa là triển vọng được tha càng trở nên xa vời. Thông thường, chúng tôi cho rằng những người có tội nặng mới bị đưa ra Bắc Việt Nam. Phần lớn những viên chức của Sài Gòn cũ được giữ lại phía Nam. Thế là bọn tù chúng tôi tha hồ mà ảo tưởng để rồi vỡ mộng. Mấy năm sau, tôi được biết rằng những người được giữ lại trong Nam cũng bị giam cầm lâu dài như những ai bị đưa ra Bắc, nhưng đúng là những "ác ôn" và "côn đồ" thì bị nhốt ở miền Bắc.
Thế thì ai là những người bạn tù của tôi ở "Chi Nhánh Hà Nội Hilton"" Có vài người gọi là "tù hình sự", chẳng có gì nguy hiểm. Tôi làm quen được vài ba người. Như trường hợp một ông bác sĩ, cựu giám đốc bệnh viện, đã ở tù đến năm thứ mười với bản án mười lăm năm vì tội bắn chết bà vợ và kẻ tình địch. Còn có một lô biệt kích Sài Gòn cũ, đã được thả dù xuống Bắc Việt vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 để thi hành các nhiệm vụ phá hoại, nhưng đã bị cộng sản bắt và tống giam ở đó trên mười lăm năm. Trường hợp này làm cho tôi phải tính toán lại, và nghĩ rằng ít lắm tôi cũng phải bị tù mười lăm hay thậm chí hai mươi năm.
Tôi bắt đầu nhận ra rằng cung cách suy nghĩ nhằm loại trừ cái này, bác bỏ cái kia như thế có thể làm cho mình cảm thấy bất lực, vô vọng và tuyệt vọng, cuối cùng đi đến chỗ tự hủy diệt mà thôi. Một mặt, tôi phải duy trì niềm hy vọng sẽ được tự do và đồng thời phải bớt đắn đo về viễn ảnh bị giam giữ lâu dài như thế. Chỉ cần người ta cho tôi biết thời gian giam giữ một cách chính xác hay phỏng chừng thì tôi có thể nuôi dưỡng niềm hy vọng. Nhất định là những người giam giữ tôi cố tình không cho biết thời gian giam giữ để khai thác niềm hy vọng của chúng tôi. Trong thời gian đầu bị đưa ra Bắc, đặc biệt là trước khi đi ngủ, tôi có thể hy vọng hàng ngày sẽ được tha vào "tuần tới". Khi những tuần lễ trôi qua không còn đếm được nữa, tôi bắt đầu hy vọng cho "tháng tới". Khi không còn hy vọng ở tháng nữa, tôi lại cho là "năm tới". Cuối cùng, tôi chỉ còn hy vọng một cách mù mờ là sẽ được tha "trong nay mai". Biết đâu sẽ có ân xá tổng quát" Có thể Liên Hiệp Quốc sẽ can thiệp. Có thể bà con của tôi bên phía cộng sản sẽ vận động cho tôi. Không biết chừng cộng sản sẽ quyết định tống xuất tôi thay vì giam giữ. Những sự mơ tưởng đó là một liều thuốc giảm thống, nhưng cũng là một sự chối bỏ thực tế một cách phi lý và như thế sẽ làm tiêu tan hy vọng đích thực.
Có một điều chắc chắn là tôi còn sống. Tôi không biết người ta có còn nghĩ tới chuyện hành quyết hay không. Biết bao giờ tôi mới được tự do đây" Nhưng tôi vẫn còn sống. Tôi tự hỏi không biết gia đình tôi xoay xở ra làm sao qua tình thế đó" Sau này, tôi được biết rằng trong hai năm đầu chúng tôi bị giam giữ ngoài Bắc, không ai cho gia đình chúng tôi biết chúng tôi đang ở đâu cả (đến năm thứ tư chúng tôi mới được thăm nuôi). Ngược lại, chúng tôi cũng không biết những người ở nhà ra sao cả. Xa cách, cộng với tình trạng mù mờ về thân phận của họ làm cho tôi rất khổ tâm. Ngạn ngữ Việt Nam có câu "thà tử biệt hơn sinh ly". Nhưng, dứt khoát là tôi còn sống.
Trong một dịp, tổ xây dựng của tôi đem xe cải tiến đến một nhà kho vật liệu xây cất. Trước khi chất gạch và những bao xi-măng lên xe, chúng tôi chúc mừng cho người giữ kho, một chị đang mang thai. Chị này là một nông dân mộc mạc và gầy còm sinh sống với ông chồng, làm cảnh vệ, trong một căn nhà nhỏ bé, vách đất mái tranh. Tôi vuốt ve con chó mực nhỏ thó của chị giữ kho, như tôi thường làm mỗi khi đến nhà kho vì lúc nào tôi cũng thích chó. Tôi nghĩ đó là vì tôi bị ảnh hưởng nếp sống bên Anh.
Cử chỉ yêu quý chó của tôi như làm cho người đàn bà bụng chửa nghèo nàn giữ kho kia nhớ đến điều gì. Chị này cho chúng tôi biết rằng, buồn thay, rồi đây con chó sẽ bị đem bán và ngả thịt để giúp thanh toán chi phí của một dịp vui mừng sắp đến. Người miền Bắc thích ăn thịt chó còn người miền Nam thì thích những thứ mà chúng tôi nghĩ là những món ăn ngon, văn minh hơn như ếch và ốc. Thành viên tổ xây dựng chúng tôi nhìn nhau rồi ngấm ngầm quyết định một đường lối hành động. Chúng tôi chất bốn bao xi-măng lên xe, chồng gạch lên trên rồi đưa cho chị giữ kho một mảnh giấy để ký tên xác nhận rằng chúng tôi đã nhận đủ số lượng cần thiết. Sau khi kiểm lại số vật liệu trên xe, chị cho rằng dường như chúng tôi lấy thiếu một trong số năm bao đã ghi. Tôi nhìn thẳng vào mắt chị ấy và nhất quyết rằng chúng tôi đã lấy năm bao. Các bạn trong tổ xây dựng cũng đồng ý là như vậy. Họ đồng thanh nói:
- Trên xe có năm bao mà chị.
Tôi kéo chị qua một bên và nói nhỏ là chúng tôi sẽ bù chỗ sai biệt bằng cách mua một bao khác trong vài ngày nữa và xin chị vui lòng để cho chúng tôi giúp đỡ. Người phụ nữ đáng thương kia lem luốc nước mắt, nước mũi khi chúng tôi đẩy chiếc xe ra khỏi nhà kho. Tôi không nhớ là chúng tôi đã có cảm nghĩ xót thương gì, hoặc giả người phụ nữ nông thôn miền Bắc kia có mang ơn gì hay không. Chị ta chỉ là một người chị em túng quẫn, dù là một người chị thù nghịch trước kia, và chúng tôi tìm cách chia sẻ chút tình cảnh khó khăn của chị ta, trong khả năng của chúng tôi. Tôi tin chắc rằng những thành viên khác trong tổ cũng có cùng cảm nghĩ như tôi.
Câu chuyện này kết thúc một cách rất lý thú. Một vài tuần lễ sau, trong một chuyến đi khác để lấy vật liệu xây cất ở nhà kho, toán của chúng tôi tìm thấy một biểu hiện, nói lên lòng cảm kích của người đàn bà quê mùa kia, được giấu dưới đống gạch trên xe chúng tôi. Một miếng thịt cầy nướng hậu hĩ được gói trong một tờ giấy báo.
Như đã nói trên đây, gần bốn năm qua, gia đình chúng tôi không biết chúng tôi ở đâu, dù có thể đoán được là chúng tôi đã bị đày ra Bắc. Tuy nhiên, chúng tôi được phép nhận quà từ trong Nam gửi ra, mà nơi nhận bưu phẩm để gửi đi là khám Chí Hòa ở Sài Gòn. Đối với người dân miền Bắc, những gói quà đó tượng trưng cho sự hào phóng không ngờ và không tưởng tượng được. Họ chưa từng thấy một sự sung túc nào như thế. Một gói nhỏ gồm có thuốc men, thực phẩm, quần áo và những thứ lặt vặt khác mà gia đình gởi cho chúng tôi cũng bằng năm đến mười năm tiền lương đối với một viên chức hạng trung ở miền Bắc Việt Nam thời đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.