Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Tự Do Liên Bang Trong Năm 2010

31/01/201000:00:00(Xem: 2995)

Thời sự nước Úc: Tự Do Liên bang trong năm 2010 - Hoàng Đ.Thư

Vì cuộc tổng tuyển cử toàn quốc sẽ được tổ chức vào năm nay, trễ lắm là vào tháng 11/2010, nên cả hai phe chính phủ và đối lập đều phải chuyên chú vào việc rao bán thông điệp và chính sách của mình cho cử tri hầu có thể đạt được kết quả mong muốn. Thế nhưng, đối với phe liên đảng đối lập, việc các thông điệp và chính sách của họ có được giới truyền thông, cử tri, lắng nghe hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, mà có lẽ quan trọng nhất vẫn là người lãnh đạo đảng. Kể từ sau khi ông Abbott đánh bại ông Turnbull để giành chức lãnh tụ đối lập với một tỷ số hết sức mong manh thì tất cả mọi người trong giới phân tích, bình luận chính trường đều cho rằng sự lủng củng, lấn cấn nội bộ giữa hai phe phái Khô (bảo thủ) và Ướt (cấp tiến) trong đảng Tự Do vẫn chưa dứt khoát ngã ngũ và có thể sẽ là một gánh nặng cho đảng Tự do trong nhiều năm tới đây, chẳng khác nào sự giằng co căng thẳng giữa hai ông Andrew Peacock và John Howard trong thập niên 1980. Sự thật ra sao sẽ còn tùy thuộc nhiều vào quyết định của ông Malcolm Turnbull trong thời gian sắp tới. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài phân tích của nữ ký giả Michelle Grattan, được đăng tải trên tuần báo The Sun Herald hôm 24/1/10 vừa qua, tựa đề “Abbott Will Struggle To Have Choir Sing From Same Hymn Sheet – Abbott Sẽ Vất Vả Để Ca Đoàn Cùng Hát Một Bản Nhạc”.

*

Giữ vững được hàng ngũ thống nhất là ưu tiên hàng đầu cho lãnh tụ đối lập liên bang Tony Abbott trong khi ông Malcolm Turnbull suy gẫm về cuộc đời nghệ sĩ độc tấu hoặc đơn ca. Ông ta có ở lại hay sẽ ra đi" Đó là câu hỏi mà chúng ta thường hỏi không ngừng nghỉ về ông Peter Costello. Và hiện nay thì những dự án tương lai của ông Malcolm Turnbull lại trở thành đề tài của những sự phỏng đoán, bàn bạc nóng bỏng.
Ông Turnbul và vợ là bà Lucy vừa trở về Úc sau khi tham dự buổi nghị hội song phương Australian American Leadership Dialogue ở Stanford, Hoa Kỳ và một chuyến du ngoạn ở Nam Mỹ-  một vùng đất mới cho cặp vợ chồng thích rong ruổi du lịch này.
Cả hai đều mang theo máy để đọc sách điện tử Kindles và ông Malcolm, vốn là một người có sức đọc rất nhanh, đã đọc hết hơn một tá sách, kể cả một vài cuốn về Cuba, một vài quyển tiểu thuyết, một quyển sách về lịch sử của cơ quan tình báo Anh MI5 của tác giả Christopher Andrew, quyển D-Day của Antony Beevor về cuộc đổ bộ Normandy của phe Đồng Minh trong Thế Chiến II cùng với một quyển sách của nhà sử gia này về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, một vài cuốn sách về môi sinh và một quyển về kinh tế Á Căn Đình.
Khi ông Turnbull vừa đặt chân xuống phi trường Sydney thì các câu chuyện cùng tin đồn lập tức khởi sự. Một tin cho biết ông sẽ ở lại Quốc Hội liên bang sau khi có cuộc tổng tuyển cử và vẫn âm thầm mang cây gậy lãnh đạo trong hầu bao của ông. Một nguồn tin khác thì lại cho rằng ông đang được thúc giục để giật chức vụ lãnh tụ đối lập tiểu bang của ông Barry O’Farrell, với điều kiện là ông phải xưng tội, nhận lỗi trước khi có thể nhảy vào chính trường tiểu bang.
Trước đây, ông Turnbull đã từng  tuyên bố rằng ông sẽ ngồi lại tại ghế dân biểu liên bang của đơn vị Wentworth cho đến kỳ tổng tuyển cử và sau đó, sẽ công bố về dự tính dài hạn của ông.
Cho dù ông O'Farrell có vấn đề khó khăn gì đi nữa thì cái ý tưởng là ông Turnbull sẽ được thả dù vào chức vụ lãnh tụ đối lập NSW là một ý tưởng vô cùng kỳ quặc, vì nó là một công thức dẫn ngay đến việc bất ổn. Ngay cả trong trường hợp ông O’Farrell có thể không phải là một người lãnh tụ lý tưởng thì đảng Tự Do hiện đang tiến về một chiến thắng chắc chắn ở NSW và vì thế, họ nên cật lực yểm trợ người lãnh tụ mà họ hiện đang có.
Tuy nhiên, thật khó mà thấy được có sự hấp dẫn nào sẽ khiến ông Turnbull tiếp tục ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa ở chính trường liên bang. Đối với ông thì hàng ghế bạch đinh đàng sau chỉ là môt cái giường gồ ghề, gập ghềnh, cứng ngắc. Làm thế nào mà ông có thể chịu đựng được chuyện này sau kỳ tổng tuyển cử" Và nếu ngồi ở hàng ghế trên, trong nội các đối lập của một người khác thì lại đầy dẫy hiểm nguy.


Nếu ông ra tranh cử lần này thì điều này sẽ là dấu hiệu cho thấy vẫn còn nhiều chuyện chưa được kết thúc rốt ráo, và ông vẫn nghĩ rằng ông sẽ có thể quay trở lại chức lãnh tụ một ngày nào đó. Nói cho cùng thì ông chỉ thua bằng một tỷ số nhỏ nhoi nhất, vỏn vẹn có một phiếu. Liệu đảng Tự Do có chấp nhận nghĩ đến việc quay trở lại với một cuộc thí nghiệm suýt khiến cho đảng bị tử vong hay không" Có lẽ rất khó xảy ra, nhưng cả hai ông Howard và Peacock đều giành lại được quyền lãnh tụ sau khi bị hất đổ. Ấy là chưa kể đến cố thủ tướng Robert Menzies trước đó.
Hiện nay thì ông Tony Abbott có thể chỉ quan tâm đến tương lai gần mà thôi. Đó là liệu ông Turnbull có trở thành một kẻ gây phiền toái trong vòng vài tháng tới đây hay không" Chắc chắn là ông Turnbull đã khởi đầu bằng cách chẳng giúp đỡ gì, nếu không nói là đầy ác ý khi ông khởi sự tấn công qua một bài viết trong một trang nhật ký trên mạng (blog) vào cuối năm 2009 rằng khi đạo luật về chương trình buôn bán khí thải (ETS) được chính phủ đưa lại vào quốc hội trong năm nay thì ông sẽ biểu quyết với phe chính phủ để thông qua đạo luật này. Ông cũng kêu gọi những bạn đồng đảng khác cùng làm như thế. Tuy nhiên, lập trường này của ông cũng không có gì khiến người ta phải ngạc nhiên bởi vì đạo luật ETS mới này sẽ bao gồm luôn những điều mà trước đó ông đã thương lượng với chính phủ, và chính vì sự thương lượng này này mà ông bị hất khỏi ghế lãnh tụ.
Nếu ông Turnbull ngồi ở hàng ghế sau để liên tục bắn bừa vào hàng ghế trước thì cái công tác gần như bất khả thi của ông Abbott là giật lại một vài ghế từ chính phủ lại càng khó khăn hơn. Bất kỳ một lời nhận xét nào mang tính chỉ trích cũng sẽ được giới truyền thông chĩa mũi dùi vào và thổi phồng lên.
Tuy việc ông Turnbull sẽ cư xử như thế nào, cách chơi của ông ra sao trong vòng vài tháng tới vẫn chưa ai biết, thế nhưng điều ai cũng thấy được rõ rệt nhất, vấn nạn lớn nhất của ông Abbott là những người đồng liêu, đồng đảng, đồng minh của ông. Họ đã chứng minh cho thấy rằng ông khó có thể giữ được họ trong vòng trật tự kỷ luật, hơn thế nữa, ông cũng không có bao nhiêu người có khả năng làm việc nặng nhọc cả.
Phó lãnh tụ Julie Bishop lẽ ra phải là một người phụ tá chính đắc lực nhất, nhưng bà đã không hề có tác động nào hiệu quả dưới thời của ông Nelson lẫn ông Turnbull và không ai nghĩ rằng bà sẽ cải tiến được hơn nữa. Phát ngôn nhân kinh tế là ông Joe Hockey thì vẫn chưa hoàn hồn sau khi thảm bại một cách chua cay trong kỳ tranh chức lãnh tụ đảng vừa qua. Tuần qua, ông lại mở cho chính phủ một cơ hội để đưa ra một chiến dịch hù dọa khi ông tuyên bố, sự trợ giúp của chính phủ cho kỹ nghệ sản xuất xe hơi, vải sợi, quần áo và giầy dép cần phải được tái duyệt. Ông bị nhiều người trong phe của ông (kể cả phát ngôn nhân kỹ nghệ là bà Sophie Mirabella) vùi dập một cách nhanh chóng. Ông cũng bị giới công đoàn chỉ trích tấn công song song với chính phủ Lao động. Thêm vào đó, sự căng thẳng giữa ông Hockey và phát ngôn nhân tài chánh là ông Barnaby Joyce của đảng Quốc Gia lại hiển hiện thật rõ rệt.
Trong khi đó thì ông Joyce, vốn rất nghiêm trọng về nhu cầu cắt giảm chi tiêu của chính phủ, đã công khai lên tiếng nói ngược lại với ông Abbott về vấn đề bảo hiểm y tế tư nhân. Ông tuyên bố rằng phe Đối lập cần phải “mở rộng cách suy nghĩ” khi chính phủ đưa ra trước quốc hội một lần nữa dự luật buộc phải đặt giới hạn về lợi tức trước khi giảm thuế cho những người đóng bảo hiểm tư nhân. Dĩ nhiên là ông Joce có nhận xét rất đúng đắn, thế nhưng ông Abbott, vốn lõi đời trên chính trường, công bố một cách chắc nịch rằng dự luật này sẽ bị chống đối thêm một lần nữa. Tuy ông Joyce sẵn sàng xông xáo nhào ra gánh vác những việc quan trọng nhưng tất cả bạn đồng liêu của ông thì lại nín thở vì kinh sợ rằng ông sẽ làm rớt quả tạ ngàn cân làm dập chân của họ.
Riêng về phần ông Abbott thì tuy đã có một sự khởi đầu rất tốt trong vai trò lãnh tụ đối lập, có lẽ đang e ngại rằng khi phe đối lập quay trở lại quốc hội thì chuyện giữ cho đội ngũ tả tơi của ông cùng hát một bản nhạc chung sẽ càng khó khăn hơn. Đó là chưa nói đến những khó khăn từ ông Turnbull đang cố tự chế để không chơi đàn lạc điệu vì ông không còn là người độc tấu nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.