Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Tổng Tư Lệnh Cảnh Sát Úc Úc & Điệu Kèn Lạc Điệu

13/02/200800:00:00(Xem: 2139)

Tuần qua, trong một bài phát biểu tại Học Viện Sydney (Sydney Institute), ông Mick Keelty, tổng tư lệnh cảnh sát liên bang, đã mạnh miệng lên án giới truyền thông Úc cố tình huỷ hoại lòng tin của quần chúng đối với cảnh sát liên bang trong công cuộc điều tra chống khủng bố, đặc biệt là trong trường hợp bác sĩ Mohamed Haneef, khi báo chí liên tục đăng tải biên bản cuộc tra vấn của cảnh sát mà luật sư của bác sĩ đã phổ biến để đối phó với các nguồn tin không xác thực mà chính phủ Howard cho xì ra về vụ điều tra ấy. Trong bài phát biểu, tổng tư lệnh Keelty còn đề nghị chính phủ liên bang phải ra luật nhằm ngăn cấm giới truyền thông không được tường trình về những vụ án liên quan đến khủng bố (media blackout) "cho đến khi tất cả mọi tiến trình luật pháp của vụ án đã hoàn toàn chấm dứt" (until the full gamut of judicial processes has been exhausted). Lời kêu gọi này của ông đã bị liên tục đả kích từ khắp mọi nơi và chính thủ tướng Kevin Rudd cũng đã phải công khai tuyên bố rằng ý tưởng ấy là một sự sai lầm trầm trọng. Cho đến cuối tuần qua thì đã có nhiều lời kêu gọi chính phủ bãi nhiệm ông Keelty vì ý nghĩ phản dân chủ ấy, bởi vì trong một xã hội thực sự dân chủ thì quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và tự do báo chí là những quyền bất khả xâm phạm, dân chúng cần biết và phải được biết về tất cả mọi chuyện mà nhà chức trách và giới thẩm quyền đã nhân danh quần chúng để thi hành. Không ít người đã lên tiếng kêu gọi ông Keelty hãy từ chức bởi vì đây không phải là lần đầu tiên mà ông đưa ra lời kêu gọi cấm thông tin về những vụ giam người để điều tra về khủng bố. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bản lược dịch bài phân tích sự việc này của ông Cameron Stewart, phụ tá chủ bút (associate editor) của tuần báo The Weekend Australian, tựa đề "Out In The Open".

*

Ngay từ trước khi bài phát biểu định mệnh của ông được trình bầy tại Học Viện Sydney trong tuần qua, người ta đã có thể thấy rõ rằng mọi chuyện không thuận buồm xuôi lái cho ông Mick Keelty. Trong nhiều tháng qua, người đã đứng mũi chịu sào dẫn đầu cuộc chiến chống khủng bố của Úc trong bảy năm vừa qua đã phải biện giải, phòng thủ quá nhiều. Ông đã có thái độ nhạy cảm quá mức vì ông tin rằng ông và lực lượng cảnh sát liên bang của ông đã bị công chúng phán xét một cách thiếu công bình qua vụ bác sĩ Haneef.
Đấy là một việc mà ông Keelty tin tưởng một cách thật mãnh liệt. Mãnh liệt đến độ ông bỏ cả nguyên cuối tuần trong dịp Quốc Khánh Úc (Australia Day weekend) để soạn một bài phát biểu đầy sự khiêu khích và thách thức mà ông phải biết sẽ chọc sùng những người chê trách ông.
Và quả thật như vậy. Bài phát biểu của ông Keelty hôm thứ Ba tuần qua quả thật là một bài phát biểu đầy sự tấn công chua chát mạnh bạo chưa từng thấy từ bất kỳ một vị tổng tư lênh cảnh sát nào ở đất nước này. Trong bài phát biểu ấy, ông tổng tư lệnh cảnh sát liên bang liên tục tấn công, chỉ trích sự tường trình của giới truyền thông về khủng bố, miêu tả sự tường trình này là một sự ngu dốt và có nhiều nguy cơ làm huỷ hoại công lý. Ông đặt vấn đề về quyền của người dân trong việc biết được những chuyện liên quan đến phương cách làm việc của giới thẩm quyền trong việc điều tra về khủng bố trong lúc vụ điều tra đang được tiến hành.
Ông cũng chỉ trích luật sư biện hộ cho những người bị tình nghi là khủng bố vì các luật sư này đã tiết lộ tin liệu cho giới truyền thông hầu có thể giúp đỡ cho thân chủ của họ. Luận điệu lên án này có lẽ đã được trả lời một cách thật xáng đáng hôm thứ Sáu 1 tháng 2 vừa qua, sau khi trạng sư thâm niên Stephen Keim SC, trạng sư biện hộ của bác sĩ Haneef, đã được toà phán xử rằng ông không hề vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi ông tiết lộ nhiều hồ sơ về thân chủ của ông.
Ông Keelty đòi hỏi cấm cản hoàn toàn mọi tường trình về những vụ án liên quan đến khủng bố cho đến khi những vụ án này đã được toà chấm dứt xét xử. Ông nói: "Thảo luận công khai về (những vụ khủng bố) cần được đình hoãn lại để nhường ưu tiên cho tiến trình tư pháp". Ông biện luận rằng  tiến trình tư pháp quan trọng hơn quyền được biết của công chúng và quan trọng hơn nhu cầu buộc các cơ quan an ninh  chịu trách nhiệm về hành động của họ.
Đấy quả thật là một lời đề nghị táo bạo, thế nhưng, chính sự lựa chọn thời điểm để phát biểu của ông Keelty mới làm cho nó trở nên đặc biệt quan trọng hơn nữa. Lời đề nghị này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi sự theo dõi của giới truyền thông vạch trần và phơi bày việc cảnh sát liên bang truy tố ông Haneef một cách sai lầm. Qua đó, giới truyền thông đã mang công lý về cho một người đàn ông vô tội.
Ngay vào thời điểm mà sự tín nhiệm quần chúng dành cho cảnh sát liên bang và ông Keelty ở mức thấp nhất thì ông lại đòi hỏi có ít sự theo dõi tra xét độc lập về phong cách hành sự của cảnh sát liên bang.
Bây giờ thì ông Keelty khám phá được rằng ông là một người đơn độc và không được che chở nữa (alone and exposed). Thủ tướng Kevin Rudd đã thẳng thừng tách rời chính phủ của ông thật xa với những lời tuyên bố của ông Keelty. Chẳng những thế, các lời tuyên bố này cũng bị phe đối lập liên bang, giới truyền thông và các tổ chức bảo vệ quyền công dân đồng loạt chỉ trích thật nặng nề.
Thứ Sáu 1/2 vừa qua ông Rudd đã bác bỏ lời kêu gọi của ông Keelty và nói rằng nếu có sai lầm thì ông thà sai lầm "về việc cho giới truyền thông toàn quyền tường trình thẳng thắn và đầy đủ". Ông nói: "Tôi nghĩ rằng vai trò của giới truyền thông trong vụ Haneef quả thật là vì quyền lợi của quốc gia".
Tổng trưởng tư pháp Robert McClelland còn mạnh mẽ hơn nữa trong việc khước từ lời kêu gọi của ông Keelty. Ông nói: "Quyền được biết về những tin tức của chính phủ và về tiến trình đi đến quyết định của chính phủ là căn bản cốt yếu của một nền dân chủ khỏe mạnh sinh động. Giới truyền thông đóng một vai trò tối quan trọng trong việc bảo đảm rằng chính phủ có trách nhiệm về hành động của họ và luôn luôn phục vụ quyền lợi của người dân".
Thủ tướng Rudd khẳng định rằng ông vẫn hoàn toàn tín nhiệm tổng tư lệnh Keelty, người mới vừa hoàn tất năm thứ hai trong nhiệm kỳ 5 năm lần thứ nhì của mình. Thế nhưng, thái độ của ông Keelty đã làm phật lòng chính phủ liên bang. Và thái độ ấy lại càng làm hao mòn hơn nữa mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa ông với quần chúng Úc cũng như với giới truyền thông.


Những người gần gũi với ông Keelty cho biết động cơ thúc đẩy ông là sự tin tưởng thành thật rằng sự tường trình của giới truyền thông - về những vụ án liên quan đến khủng bố - đe doạ nền tảng của tiến trình tư pháp. Thế nhưng, thời điểm mà ông phát biểu cũng như sự cứng rắn của bài phát biểu đã khiến người ta nghi ngại về khả năng phán đoán của ông Keelty cũng như khả năng của ông trong việc bắt mạch được ý kiến của quảng đại quần chúng.
Ông David Wright-Neville, trưởng Trung Tâm Nghiên Cứu Khủng Bố Toàn Cầu (Global Terrorism Research Centre) thuộc đại học Monash ở Melbourne, nói: "Bài phát biểu ấy tạo cho tôi cảm tưởng rằng đấy là những lời bình phẩm của một người quá giận dữ và bực tức. Dưới sự lãnh đạo của ông Mick Keelty, cảnh sát liên bang đã có nhiều sự thành công đáng kể, nhưng cũng có một vài lầm lỗi và vụ Haneef có lẽ là lầm lỗi lớn nhất cho đến nay. Tôi hy vọng rằng cảnh sát liên bang sẽ học hỏi được nhiều bài học từ vụ việc này".
Thế nhưng, ông Keelty không bày tỏ một dấu hiệu nào cho thấy ông đã học hỏi được gì từ vụ Haneef cả. Vụ truy tố ông Haneef với tội khủng bố chỉ  bị sụp đổ sau khi giới truyền thông vạch trần những lỗi lầm của cảnh sát liên bang, của công tố viện và của tổng trưởng di trú lúc bấy giờ là Kevin Andrews.
Các công tố  viên đã thừa nhận sai lầm của họ và ông Andrews bây giờ là một dân biểu quèn của phe đối lập liên bang, thế nhưng ông Keelty vẫn từ chối không chấp nhận rằng cảnh sát liên bang đã tiến hành cuộc điều tra một cách sai lầm.
Thay vì cáo lỗi rồi tiến về phía trước thì ông Keelty lại cứng đầu cố thủ sau khi khi ông Haneef được trả tự do vào tháng 7/07. Ông bắt đầu một quá trình mà một chuyên viên an ninh miêu tả là "sự đổ thừa thượng thặng đáng giá vàng y 24 cara", bằng cách quy trách nhiệm về công tố viện, đổ lỗi cho cảnh sát Anh và đổ tội cho giới truyền thông về việc vụ truy tố Haneef bị thất bại.
Vào tháng 10/07 thì ông Keelty bất thình lình tuyên bố rằng ông thực sự không hề tin vào những tội trạng mà bác sĩ Haneef bị truy tố, một lời tuyên bố có vẻ như không phù hợp vơi thái độ của ông xuyên suốt thời gian vụ việc này xảy ra.
Hầu như phần lớn sự phẫn nộ cua ông Keelty được trút vào đầu trạng sư Keim, người mà quyết định phổ biến biên bản cuộc thẩm vấn của cảnh sát liên bang với ông Haneef đã giúp vạch trần sự yếu ớt của luận điệu quy tội của cảnh sát liên bang.
Với sự chấp thuận của ông Keelty, cảnh sát liên bang đã khởi đơn khiếu nại về đạo đức nghề nghiệp của trạng sư Keim với Uỷ Ban Dịch Vụ Luật Pháp Queensland. Thế nhưng, thứ Sáu 1/02/08 vừa qua, uỷ ban đã thẳng thừng cự tuyệt ông Keelty và đưa ra phán quyết rằng ông Keim không có hành động nào vi phạm đạo đức nghề nghiệp cả.
Ông Keelty đã từng bị chỉ trích rộng rãi qua quyết định truy đuổi ông Keim thật hung hãn như thế. Quan điểm cứng rắn của ông không phải chỉ là một sự ghen tị thù vặt về quá khứ mà thôi, ông cũng muốn răn đe ngăn cản các luật sư biện hộ trong tương lai không dùng  chuyện tiết lộ tin tức như một vũ khí trong các vụ án liên quan đến khủng bố.
Ông Keelty nói rằng những sự tiết lộ này sẽ hủy diệt khả năng được xét xử công bình của một kẻ bị tình nghi là khủng bố. Thế nhưng, những người chỉ trích ông Keelty tin rằng thật ra thì ông sợ những tiết lộ tin tức vì chúng sẽ phơi bày những sơ sót trong quá trình điều tra của cảnh sát liên bang, như đã từng xảy ra trong vụ Haneef.
Nhược điểm trong biện luận của ông Kelty về chuyện tiết lộ sự thật cho giới truyền thông về những vụ liên quan đến khủng bố bao gồm cả hai hướng.
Quyết định tiết lộ tin liệu cho giới truyền thông của trạng sư Keim chỉ xảy ra sau khi nhiều bài báo không nêu rõ nguồn tin xuất hiện trên báo chí.
Những bài báo này rõ ràng dựa theo những cuộc thông báo không chính thức (off the record briefings) của một số viên chức cao cấp của chính phủ vốn có hiểu biết về vụ Haneef. Thế nhưng, những tin liệu được đưa ra rất chọn lọc và không ở trong một bối cảnh rõ rệt (without context), khiến cho các bằng chứng buộc tội bác sĩ Haneef có vẻ như mạnh mẽ hơn là sự thật. Nói một cách khác,  viên chức chính phủ đã thêu dệt vẽ vời về bằng chứng truy tố bác sĩ Haneef. Và chỉ khi đó ông Keim mới quyết định tiết lộ tài liệu để chống lại.
Luật sư Robert Stary ở Melbourne, người đã từng biện hộ cho nhiều nghi can khủng bố cho rằng những lời phát biểu của ông Keelty "quả thật đạo đức giả vô cùng". Luật sư Stary viết trong một lá thư độc giả gởi cho nhật báo The Age rằng: "Phương pháp làm việc thông thường của cảnh sát liên bang sau khi câu lưu bất kỳ một nghi can khủng bố nào ở đất nước này là: trước tiên đưa ra một thông cáo báo chí đầy những lời tố cáo vốn được cường điệu hoá, phóng đại hoá hoặc xuyên tạc. Thông thường thì những tội danh được truy tố và bằng chứng trưng bày trước toà không hề phản ảnh được những chi tiết đã được tung ra cho giới truyền thông".
Sự chỉ trích mà ông Keelty dành cho trạng sư Keim lại càng phi lý và trống rỗng hơn nữa khi ông vẫn câm nín về những tiết lộ từ phe chính phủ Howard lúc bấy giờ vốn nhằm vào việc tạo lợi thế cho cảnh sát liên bang.
Hơn thế nữa, ông Keelty là một người rất rành rõi lõi đời trong việc sử dụng giới truyền thông và không hề ngần ngại trong việc vẽ vời của chính ông. Ông thường xuyên nói chuyện không chính tức (speaks off the record) với một số chủ bút và một số ký giả thâm niên để xiển dương quan điểm của ông.
Nhiều chuyên gia về vấn đề khủng bố cho biết họ thật sự thắc mắc về động lực của ông Keelty khi ông kêu gọi những thay đổi rõ ràng đi ngược lại với ý niệm sơ đẳng và căn bản nhất của nước Úc về dân chủ và quyền tự do ngôn luận.
Hầu như không một ai trong giới chính trị gia, trong ngành tư pháp, trong giới truyền thông cũng như trong quảng đại quần chúng chấp nhận quan điểm của ông Keelty rằng cảnh sát liên bang không có sai lầm trong vụ Haneef. Và hầu như không một ai ngoại trừ những người trong vòng thân tín của ông Keelty có vẻ đồng ý với đề nghị cấm loan tin về những vụ liên quan đến khủng bố.
Nước Úc không thể nào chấp nhận có một vị tổng tư lệnh cảnh sát quốc gia liên tục hát một bản nhạc lạc điệu, trật tông sai nhịp về những vấn đề như tự do ngôn luận và trách nhiệm của giới công quyền phải như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.