Hôm nay,  

2 Tin Mừng Giáng Sinh Mỹ

30/12/200900:00:00(Xem: 6085)

2 Tin Mừng Giáng Sinh Mỹ

Vi Anh
Trong mùa lễ nghỉ Giáng Sinh, nước Mỹ có hai tin mừng. Một là việc mua bán tăng cho thấy kinh tế Mỹ trên đà phục hồi. Hai là một cuộc khủng bố hụt cho thấy cuộc chiến chống khủng bố đã trở thành cuộc chiến của toàn dân trên thế giới.
Thực vậy.
Một, thăm dò cho biết người mua sắm ở Mỹ tiêu tiền nhiều trong lễ hội Giáng Sinh và Tết Dương lịch này, theo tin của hãng thông tấn Mỹ AP. Các tiệm buôn rất mừng vì đáng công, đáng của cho công cuộc chuẩn bị cả năm, và nhất là đó là dấu chỉ rõ rệt đã qua rồi cái thời kỳ ế ấm đen tối của năm rồi. Lời khá, khỏi phải bán rẻ để mua hàng mới vào. Bán sĩ tăng 3.6% từ 1- 11 đến 24-12, so với cùng kỳ rất bi đát hồi năm ngoái chẳng có tăng mà lại sút giảm 2.3% (theo  MasterCard Advisors' SpendingPulse theo dõi sát con số chi xài của người có thẻ).
Bán trên online cũng tăng 15.5% tính chung trong mùa mua sắm này (theo sưu khảo của ShopperTrak).
Năm nay khách hàng mua sắm hàng thông dụng, điện tử tăng 5.9%, giày vớ 5%, kim hoàn 5.6%. Hàng sang trọng thường ít người mua năm nay cũng tăng 0.8%.
Tuy trên đây chỉ là thăm dò sơ khởi của những cơ quan chỉ trả, thường thì vào ngày 7 tháng giêng năm tới, các cơ quan thăm dò chánh thức mới đưa ra kết quả. Nhưng với những con số tăng của các cơ quan tín dụng ghi nhận được như trên, có thể nói việc mua sắm nhiều hơn, tăng cao hơn của giới tiêu thụ là một dấu chỉ khả tín của sự phục hồi đáng mừng của nền kinh tế Mỹ.
Hai, một cuộc khủng bố hụt nhờ  hành khách khống chế kẻ khủng bố, cứu được mạng sống của  278 người hành khách trên chuyến bay Mỹ trên đường đáp xuống Detroit ở Mỹ. Kẻ khủng bố là một người thanh niên  Nigeria tên Umar Farouk Abdulmutallah, 23 tuổi đang kích họat lượng thuốc nổ dấu trong người để phá hủy chiếc máy bay của hàng không Mỹ Northwest Airlines, Flight 253, đi từ Amsterdam (Hòa Lan) vào ngày 25 tháng 12,  trên bầøu trời Detroit của Mỹ.
Người khống chế đầu tiên tên khủng bố, là Jasper Schuringa, một người Hòa Lan hành khách được người Mỹ xem là một anh hùng. Trả lời cho truyền hình Mỹ CNN, Jasper Schuringa người hùng nói rất bình thường, ""Khi nghe một tiếng bùm trong máy bay, người ta còn thức. Lúc đóù, tôi nhảy, chỉ có thế. Tôi không suy nghĩ, tôi đến đó và tôi cố gắng cứu chiếc máy bay." Jasper Schuringa là một người làm phim trên đường đi du lịch định đến Miami nghỉ hè với bè bạn. Oâng ngồi dãy ghế phía mặt của chiếc máy bay  Airbus A330, cách kẻ khủng bố cả một dãy ghế giữa và hai lối đi. Nhưng "khi tôi thấy nghi can kích hỏa, không một chút do dự tôi nhảy quá những cái ghế, vì tôi tin hắn cho nổ chiếc máy bay.Tôi nhảy đè lên người hắn, tôi cố gắng bới tìm chất nổ, và tôi cầm phải một vật gì đang cháy và lên khói, và tôi cố gắng dập tắt. Trong khi làm điều đó, tôi nắm hắn, và ngay lúc ấy lửa cháy dưới ghế ngồi." Theo Jasper Schuringa, Umar Farouk Abdulmutallab "có cái gì đang cháy dấu trong quần, và cái đó có vẻ chảy. Chất lỏng chảy xuống sàn máy bay và làm cho hai cái gối dựa bắt lửa. Mọi chuyện xảy ra rất nhanh, mọi người hoảng sợ". Cũng theo Jasper Schuringa, kẻ khủng bố thì run, nhưng không chống đối một chút nào.
Còn hành khách dù hoảng sợ nhưng đem nước lại cho Jasper Schuringa dập tắt vì lúc đầu chỉ dập tắt bằng tay nên tay Oâng bị phỏng nhẹ.


Phi hành đoàn đến, một người cùng Jasper Schuringa bắt kẻ khủng bố và đua lên phòng hạng nhứt. Phi cơ hạ cánh an toàn. Jasper Schuringa khen phi hành đoàn rất can đảm.
TT Obama phản ứng tức khắc, gọi đó là một "cuộc khủng bố hụt" và ban hành tình trạng màu da Cam để  bảo vệ hàng không và phi trường Mỹ. Tòa án Detroit đã đưa nghi can Umar Farouk Abdulmutallah ra xét xử với tội danh toan phá hoại máy bay.
 Nhưng không yên với công luận qua phản ảnh của báo chí ở một nước tự do, dân chủ như Mỹ, và nhờ thế mà nước Mỹ mạnh. Công luận chất vấn chánh quyền. Tai sao từ tháng 11 năm 2008 cơ quan tình báo Mỹ đã đưa tên của Umar Farouk Abdulmutallah vào danh sách những người bị tình nghi có liên hệ với các nhóm khủng bố -- và thậm chí cha của anh ta đã báo trước cho sứ quán Mỹ tại Lagos rằng đó là một phần tử cực đoan - thế mà y lại có thể tới Hoa Kỳ không khó khăn gì.
Bà Janet Napolitano Bộ Trưởng Nội an và ông Robert Gibbs, hai đại diện của chính quyền Obama  phải lên  truyền hình ABC, NBC và CNN giải trình. Bà không thể đưa ra được câu trả lời rõ ràng mà chỉ giải thích rằng cuộc điều tra mới được bắt đầu. Còn Ông Robert Gibbs thì nhấn mạnh cái tên Abdulmutallab mà một trong 550 nghìn tên loại được coi là ít nguy hiểm. Loại đó không nằm trong số 13 nghìn người bị bắt buộc phải qua kiểm tra kỹ lưỡng, hay trong số 4000 người nằm trong danh sách cấm bay. Bà Janet Napolitano tiếp lời không thể cấm một hành khách lên máy bay nếu không có thông tin cụ thể và tin cậy về họ.
Đảng Cộng hòa không đồng ý lối trả lời thoái thác như trên. Đảng đối lập này cho rằng chánh phủ Obama quá lo ngại động chạm đến chính trị nên nên buông lỏng kiểm soát, giống như vụ một sĩ quan bắn chết hàng loạt đồng đội ở Fort Hood".
Chắc chắn sớm muộn gì các Uỷ Ban Quốc Hội sẽ đặt vấn đề với Hành Pháp.
Nhưng phải công tâm nhìn nhận rằng cơ quan an ninh tình báo Mỹ và chánh quyền Mỹ - bất luận Cộng Hòa hay Dân Chủ - đã làm hết sức mình và không từ bỏ cơ hội nào để chống khủng bố. Theo báo New York Times, cơ quan tình báo Mỹ CIA đã âm thầm đưa chuyên viên đầy kinh nghiệm, Quân Đội nhiều sĩ quan đặc biệt sang Yemen để đối phó với al-Qaida. Mỹ sẽ  viện trợ gấp đôi trong thời gian tới, với 70 triệu đôla trong vòng 18 tháng nhằm mục tiêu đào tạo và trang bị cho các đơn vị Yemen chống khủng bố.
Từ sau cuộc khủng bố 911, cơ quan an ninh Mỹ đã diệt hàng trăm âm mưu khủng bố trong trứng nước theo báo Le Monde của Pháp. Nhiều phát minh nhận dạng, theo dõi, phát giác đã ra đời và đưa vào sử dụng.
Cái khó của chánh quyền Mỹõ là nước tự do, không thể vì lý do an ninh mà hạn chế tự do. dân quyền như ở xứ CS, Nhưng quan trọng nhứt là Mỹ đã vận động tâm lý chánh trị thành công đối với nhân dân và chánh quyền nhiều nước trên thế giới, coi khủng bố là kẻ thù của Nhân Loại. Bao lâu mà chánh quyền và nhân dân các nước nghĩ như thế, thì khủng bố như cá bị tát ra khỏi nước, không còn có thể sử dụng yếu tố bất ngờ, yếu tố vô hình, vô tướng nhờ núp trong dân chúng nữa. Thì khủng bố không chết vì cơ quan an nhinh tình báo chuyên nghiệp, thì cũng chết vì tình báo nhân dân hay vì những người dũng cảm chống khủng bố như Jasper Schuringa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.