Hôm nay,  

Chiếc Cọc Biên Giới

16/08/200900:00:00(Xem: 4977)

Chiếc Cọc Biên Giới

Trần Khải
Câu hỏi rằng biên giới của Việt Nam tới đâu dễ gây nhiều bất đồng. Thực sự, là đã có nhiều bất đồng từ trước tới giờ, từ biên giới trên đất cho tới biên giới ngoài biển. Chính phủ Hà Nội trước giờ đã giải thích nhiều rồi, nhưng không thuyết phục được nhiều vị trí thức chuyên nghiên cứu về biên giới, nhất là khi gặp các thắc mắc về Ai Nam Quan, Thác Bản Giốc, Hoàng Sa và công hàm của ông Phạm Văn Đồng. Bây giờ thì cuộc tranh cãi về lãnh thổ đã lắng xuống, chỉ còn nổi bật về lãnh hải, tức biên giới biển. Nhất là sau các đợt "tàu lạ" liên minh với tàu Trung Quốc đụng chìm tàu cá của ngư dân Việt, và rồi tới lệnh cấm biển của nước đàn anh Phương Bắc. Vậy thì, biên giới biển của Việt Nam tới đâu"
Tranh cãi với quốc tế  tất nhiên là nhiều, còn nhiều. Chuyện quần đảo Trường Sa kể như là chuyện dài bất tận, và tranh chấp vùng biển này giữa Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan, Brunei kéo lên tận Liên Hiệp Quốc. Tranh cãi này hẳn nhiên có nhiều tính kỹ thuật, khảo cổ và sử học. Riêng đối với người Việt có quan tâm trong và ngoài nước, mối lo tập trung nhiều hơn là về tham vọng của Trung Quốc - câu hỏi là Trung Quốc âm mưu gì, có kiểu lấn biển mới nào không, và Việt Nam nên làm gì để ngăn chận.
Trên nguyên tắc, hai nước vẫn có những cuộc đối thoại về lãnh thổ. Bản tin đề ngày 14-8-2009 trên báo Nhân Dân, nhan đề "Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc" cho biết từ ngày 12 đến 14-8, hai Thứ trưởng Ngoại giao hai nước, phía Việt Nam là ông Hồ Xuân Sơn, và phía Trung Quốc là Vũ Đại Vĩ đã họp tại Hà Nội.
Bản tin nhà nước Hà Nội viết:
"Hai bên đã trao đổi các biện pháp đẩy nhanh việc hoàn tất Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để ký  trước cuối tháng 12-2009; đồng thời thúc đẩy xây dựng Hiệp định về cùng hợp tác khai thác, phát triển du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định tàu, thuyền đi lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân. (…)Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định quyết tâm thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước; kiên trì đàm phán, hiệp thương hữu nghị tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
 "Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế hiện hành, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định và hợp tác cùng phát triển vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; tích cực trao đổi về việc tiếp tục triển khai các lĩnh vực hợp tác như tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển, dự báo sóng biển... Hai bên đồng ý xây dựng cơ chế thích hợp nhằm kịp thời xử lý các tranh chấp trên biển." (hết trích)
Bản tin Anh ngữ của thông tấn Trung Quốc Xinhua đăng trên mạng chinaview.cn ngày 13-8-2009, nhan đề "China, Vietnam hold talks on South China Sea issue" (TQ, VN thảo luận về vấn đề Biển Nam Trung Hoa) đặc biệt chỉ nói về biển, không nói chuyện cửa khẩu đất liền.  Bản tin nói rằng hai Thứ Trưởng Wu Dawei của TQ và Hồ Xuân Sơn của CSVN họp để tìm giải pháp cho biển Nam Trung Hoa (tức, Biển Đông của VN), cũng không nói chuyện như trên báo Nhân Dân nói là "xây dựng Hiệp định về cùng hợp tác khai thác, phát triển du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định tàu, thuyền đi lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân."


Tại sao bản tin TQ không nói chuyện thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân" Có phải vì những chuyện này quá nhỏ, và không còn giá trị chiến lược nào, so với lợi ích từ kho tàng tiềm năng Biển Đông" Bản tin Xinhua cũng không nói chuyện "thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định và hợp tác cùng phát triển vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ" như báo Nhân Dân viết. Có phải, Vịnh Bắc Bộ không còn là mối lo của TQ, và tầm nhìn chiến lược hẳn phải là Biển Đông"
Đúng vậy, tầm nhìn của TQ thực sự là Biển Đông. Thậm chí, lại còn đi cắm cọc biên giới Trung Quốc ngay ở vùng Côn Đảo của Việt Nam. Quả là chuyện tham vọng hy hữu. Trang web  Bauxite Việt Nam (http://bauxitevietnam.info) có đăng bài viết nhan đề "Người tìm thấy chiếc cọc "Thổ địa giới tiêu" và hiện sở hữu nó lên tiếng: Chuyện chiếc cọc ghi chữ Trung Quốc tại Côn đảo" hôm Thứ Hai 10-8-2009 của tác giả Diệp Đình Huyên, người được giới thiệu là "Nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Giám đốc Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng."
Tác giả Diệp Đình Huyên viết, trích:
"Giữa tháng 6 năm 2009 tôi đi cùng anh chị tôi và gia đình của hai cháu (con anh chị tôi) về thăm Côn đảo. Khi đến khu rừng ngập mặn thuộc đảo Bảy Cạnh - một đảo lớn trong các đảo phụ của Côn đảo, ở đây có trụ sở của Vườn quốc gia Côn đảo - cơ sở nuôi ba ba, rùa biển, vích - chúng tôi lượm được một cọc nhựa đúc màu nâu xám, cao khoảng 5 tấc, bốn mặt đều nhau, mặt trên hình vuông ghi rõ bốn chữ Hán: thổ địa giới tiêu (giữa bốn chữ này là một dấu thập); hai mặt cọc (tính từ đầu xuống) ghi: thổ địa giới tiêu. Phần có chữ này rộng hơn phần dưới khoảng 2 phân. Đầu dưới nhọn. Rõ ràng đây là một chiếc cọc tiêu dùng để đóng xuống đất, có thể dưới lòng biển; phần ngập dưới đáy biển chiếm khoảng 3/4 chiếc cọc, phần có chữ nằm trên mặt đất đáy biển…"(hết trích)
Bài viết tiếp đó giải thích dưới nhiều khía cạnh, kể cả từ điểm nhìn của một nhà khảo cổ học. Câu hỏi chúng ta muốn nêu nơi đây là, vì sao chính phủ Bắc Kinh dám đưa đặc công biển vào Côn Đảo cắm cọc biên giới Trung Quốc" Và ông Hồ Xuân Sơn đã nêu vấn đề này chưa với ông Wu Dawei" Thêm một bước nữa: có chiếc cọc biên giới nào của TQ đã cắm ở các mỏ bauxite Việt Nam trên vùng Tây Nguyên chưa"
Nhà báo lão thành Bùi Tín, trên trang blog của Đài VOA, qua bài viết nhan đề "Ai yêu nước hơn ai" Ai tự hào dân tộc hơn ai"" đăng ngày 21-7-2009, nghĩa là hơn hai tuần trước khi hai Thứ Trưởng hội nghị về biên giới, đã nêu lên một sự thật đáng buồn, trích:
"Nào là thứ trưởng Hồ Xuân Sơn chỉ dám "giao thiệp" với ngài đại sứ Tàu để "yêu cầu" họ cho ngư dân Việt Nam được đánh cá trong vùng biển của mình! Rồi lại "yêu cầu" các đồng chí Trung Quốc thả nốt 12 ngư dân bị họ bắt làm con tin để đòi tiền phạt vạ ngư phủ và chuộc tàu thuyền bị giữ ! Không khác gì quỳ lạy bọn hải tặc!
"Rồi những bức ảnh ở Lâm Đồng và Đắc Nông, trụ sở công ty Trung Quốc Chalco trương toàn cờ Tàu, trương bảng lớn toàn chữ Hán, công nhân Trung Quốc chửi bới, hoạnh họe, hành hung bà con địa phương ta, cứ như trên vương quốc của họ vậy. Hải Phòng, Thanh Hoá, Bình Thuận...đầy những làng Tàu như thế!" (hết trích)
Nếu vấn đề chiếc cọc biên giới TQ tại Côn Đảo không chất vấn Bắc Kinh tới nơi tới chốn, sợ là VN sẽ bị lấn dần từng bước hết cản nổi.
Điều cốt tủy của vấn đề là, có ai trong Chính Trị Bộ CSVN đã bị cắm cọc Thổ Địa Giới Tiêu này vào ngực rồi, và với giá bao nhiêu" Nếu ngay từ các lãnh tụ Hà Nội đã bị cắm cọc tự trong thâm tâm, thì có họp thêm cả ngàn buổi "đàm phán, hiệp thương hữu nghị" cũng chỉ là vô ích, và chỉ là vở tuồng trình diễn thôi. Đó là điều lo vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.