Hôm nay,  

Anh Hùng Đông A : Gươm Thiêng Hàm Tử

03/08/200900:00:00(Xem: 5706)

HỒI THỨ NĂM MƯƠI LĂM<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

 

Phái Trúc <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />lâm Yêntử

(tiep theo 6)

 

Tại đây, chúng ta có thể nói nội dung tư tưởng triết lý của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đều dựa vào Khoá hư lục như là một nền tảng để các vị Tổ dòng thiền này lấy đó làm kim chỉ nam sáng lập và truyền thừa. Nếu Trần Thái Tông là người manh nha kết cấu, đặt nền tảng thì Trần Nhân Tông là người đầu tiên làm cho phái Thiền Trúc Lâm thăng hoa, sống mãi với thời gian, không gian trên mảnh đất Việt Nam thân thương này.

 

Chúng ta có thể dựa vào các thư tịch còn lại để hiểu rõ nội dung tư tưởng triết lý dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, qua đó cũng thấy được sự xuyên suốt dòng mạch tư tưởng Thiền tông Trúc Lâm thật là nhất quán. Trần Thái Tông viết :

 

“Thiền tông chỉ nam”,

“Kim cương Tam muội”,

“Lục thời sám hối khoa nghi”,

“Khoá hư lục”,

“Bình đẳng lễ sám văn”,

“Thái tông thi tập”;

 

Tuệ Trung Thượng sĩ thì để lại :

 

“Thượng sĩ ngũ lục”;

Trần Nhân Tông trước tác :

“Thiền Lâm Thiết chuỷ ngữ lục”,

“Tăng già toái sự”

“Đại Hương Hải ấn thi tập”,

“Thạch thất mỵ ngữ”

 

và một số thơ, phú khác…;

 

Pháp Loa trước tác :

“Đoạn sách lục”,

“Tham thiền chỉ yếu”;

 

Huyền Quang với tác phẩm :

 

“Ngọc tiên tập”,

“Phổ tuệ ngữ lục”…

 

Đáng tiếc, do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, chúng ta chỉ còn lại một số văn bản như bài tựa “Thiền tông chỉ nam tự”, “Khoá hư lục”, “Thượng Trung Tuệ sĩ”, “Cư trần lạc đạo”, “Đắc thú lâm tuyền đạo ca” và một số bài thơ, kệ, phú các bài giảng của các Tổ sư Thiền phái này.

 

Thông qua việc khảo sát các văn bản nói trên, chúng ta có thể nhận định các vấn đề lý luận cũng như hành trì được đặt ra để lý giải và thực nghiệm tâm linh của Thiền phái Nhất tông này, về cơ bản đều đồng nhất với quan điểm tư tưởng Trần Thái Tông đưa ra trong “Khoá hư lục”. Chẳng hạn như bàn về cảnh giới giác ngộ, Tâm Phật và Chúng sanh không khác, phương thức hành thiền, thế giới khổ đau và con đường giải thoát khổ đau, xây dựng nếp sống hướng thượng, nhân sinh quan Phật giáo…Tất cả các tác phẩm kinh điển của các hành giả nói trên đều có chung chí hướng cùng một quan điểm lập trường.

 

Khi bàn về cảnh giới giác ngộ, trong bài “Niệm Phật luận”, Trần Thái Tông viết:

 

“Tâm thức thị Phật, bất giả tu thiêm. Niệm tức là thị trần bất dung nhất điểm, trần niệm bản tĩnh, cố viết như bất động, tức nhị Phật thân. Phật thân tức ngã thị thân thị, vô hữu nhị tướng. Tướng tướng vô nhị, tịch nhi thường tồn, tồn nhi bất tri, thị danh hoạt Phật”.

 

Cụ Nguyễn Đăng Thục dịch:

 

“Tâm tức là Phật, không muốn sự thêm vào. Ý niệm là bụi, không dung một điểm nào ở trong tâm ấy, ở đấy vốn trong sạch bụi nhơ, cho nên bao giờ cũng như thế không vang động gọi là Như như, tức là thể của Phật. Thực thể Phật thế nào thì thực thể ngã như thế, không có hai hình tướng. Hình tướng và hình tướng không có hai, yên lặng còn luôn mà không biết, thế là Phật sống”.

 

Rõ ràng, cảnh giới giác ngộ là cảnh giới của một tâm thức bừng sáng. Bách Trượng Tổ sư nói: “Đất lòng nếu rỗng không, thì mặt trời tự nhiên tự chiếu sáng, như vậy vén mặt trời hiện”. Tâm tức Phật chẳng có gì phải bàn phải tu thêm nữa! Một cái tâm thanh tịnh thì xả ly hết mọi vọng niệm, đây cũng chính là cảnh giới Tứ thiền như Kinh tạng Pàli thường diễn đạt. Đây cũng là của Phật, cảnh giới của vô tướng, vô ngã siêu việt như như bất động của một tâm thức vắng lặng ngay giữa trần thế, đó chính là Phật sống.

 

Thế nên sự chuyển hoá tâm thức trong mỗi con người ai cũng có thể trực nhận và chứng đắc. Tâm Phật và tâm chúng sanh chẳng dị đồng. Chân lý thực tại chẳng ở đâu xa, không thể truy tìm từ bên ngoài mà ngay trong tâm thức của mỗi cá nhân hiện hữu. Trần Thái Tông từng thọ giáo ý chỉ của Quốc sư Phù Vân: “Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong tâm” thì đệ nhất Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông thì phát biểu trong bài “Cư trần lạc đạo phú”:

"Vậy mới hay

Bất ở trong nhà

Chẳng phải tìm xa

Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt

Đến cốc hay chín Bụt là ta"

 

Trần Nhân Tông đã triển khai tư tưởng thiền học Trần Thái Tông thật là sinh động và và thật rõ ràng theo quan điểm của người Việt Nam khi tiếp nhận tư tưởng Phật học. Cuộc sống vốn biến động không ngừng, con người hiểu đạo tuỳ duyên theo đó mà sống để an vui. Khi tiếp xúc với trần cảnh lòng vẫn tỉnh lặng, an trú trong chánh niệm tỉnh giác mà bừng sáng giác ngộ:

“Cư trần lạc đao thả tuỳ duyên

Cơ tắc san hề khốn tắc miền

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đố cảnh vô tâm mạc vấn thiền"

 

(Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên

Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền)

 

Đây cũng là tư tưởng cơ bản xuyên suốt lịch sử Phật giáo Việt Nam, không chỉ phải đợi đến nhà Trần mới nói trong mỗi chúng sánh đều có Phật tánh, có mầm giác ngộ. Sư Khuông Việt đời Đinh và Tiền Lê cũng phát biểu:

"Mộc nguyên trung hữu hoả

Nguyên hoả phục hoàn sinh"

 

(Vốn trong cây có lửa

(Yếu tố lửa ấy tái sinh miền tục)

 

Như vậy lửa trong cây được ví như là chân lý, với mầm giác ngộ, là Phật tánh chân như. Cũng thế, trong nhà có vốn có sẵn ngọc quý cần gì phải tìm kiếm bên ngoài. Có điều Trần Thái Tông diễn đạt tư tưởng ấy thật với hình ảnh gần gũi thân thương với tình cảm con người mà thôi.

 

Con đường bước vào cảnh giới giác ngộ không gì khác hơn trở về tự tính chân như. Trong nhiều bài viết của mình, Ngài đã thường nhắc đến vấn đề kiến tính.

 

Khái niệm "Tính" được ông diễn đạt bằng nhiều ngôn từ khác nhau như Bản tính, Pháp tính, Phật tính, Chân tâm, Chân như... Kiến tính là thấy rõ bản trình chân thật của mình, thấy rõ chân tâm, con đường đi đến giác ngộ giải thoát. Đây cũng là nguyên lý mà trong Thiền tông thường được diễn đạt bằng hình tượng quen thuộc: “Kiến tánh thành Phật”. Trong bài “Toạ thiền luận”, Ngài nói: “Phàm người học đạo, chỉ cần thấy tính”, trong bài Phổ thuyết bồ đề tâm văn ông lại nói: “Do thấy ánh sáng trí tuệ, phản chiếu lại mình thấy được tính mà thành Phật”.

 

Thế nên, cuộc hành trình chứng ngộ tâm linh mà Trần Thái Tông đi qua, suy cho cùng là sự phản tỉnh để hồi đầu, để trực ngộ thấy rõ tâm tính của mình bằng cách chuyên chú hành trì theo Ngài là “biện tâm”. Trong kinh Pháp cú Phẩm Tâm cũng chỉ rõ biện tâm là uốn nắn cho tâm thẳng là điều phục tâm, phòng hộ tâm, an trú tâm, khiến tâm trở nên nhu nhuyễn trong sáng thanh tịch, không cầu nhiễm bởi các ham muốn dục lạc, sự si mê và thù hận.

 

Cho nên, trong tác phẩm “Khoá hư lục”, Ngài đã thường xuyên cảnh tỉnh mọi người dù vương hầu bá tước hay thường dân đừng có hệ luỵ về danh sắc, âm thanh, đường nét, tiền tài,...Cuộc đời như giấc mộng phù du, cần xem nhẹ như tơ hồng. Trong bài “Phổ Khuyến Bồ đề tâm”, Ngài cũng khuyến cáo mọi người thật chân tình:

 

“Tường phù bách niên quang ảnh toàn tại sát na; tứ đại huyễn thân, khởi năng trường cửu. Mỗi nhật trần lao cốt cốt; chung triêu nghiệp thức mang mang. Bất tri nhất tính chi viên minh; đồ sính lục căn chi tham dục. Công danh cái thế, vô phi đại mộng nhất trường; phú quý kinh nhân, nan miễn vô thường nhị tự. Tranh nhân tranh ngã, đáo để thành không; khoa hội khoa năng, tất cánh phi thực”.

“Phong hoả tán thời vô lão thiếu

Khê sơn ma tận kỷ anh hùng”.

 

“Lục man vị kỷ nhi bạch phát tảo xâm; hạ giả tài lâm nhi điếu giả tuỳ chi. Nhất bao nùng huyết trường niên khổ luyến ân tình; thất xích độc lâu tứ ý kiên tham tài bảo. Xuất tức nan kỳ nhập tức, kim triêu bất bảo lai triêu.”

 

“Ái hà xuất một kỷ thời hưu,

Hoả trạch ưu tiên hà nhật liễu”

 

(Rõ ràng thay, ngày tháng trăm năm chỉ là phút chốc. Cái ảo thân tứ đại hết được dài lâu. Càng ngày càng đắm trần lao, mỗi lúc mỗi vương nghiệp thức. Chẳng hiểu biết sự viên mình của một tính, chỉ buông tuồng cái dục của sáu căn. Công danh rất mực chỉ là giấc mộng to, phú quý hơn người cũng tránh vô thường hai chữ. Cậy mình cậy nó, rút cuộc thành không; khoe giỏi khoe tài, cuối cùng chẳng thực:

“Gió lửa tan tành kể chi già trẻ

Núi khe mòn mỏi biết mấy anh hùng”

 

“Tóc xanh chửa bao lâu, tóc bạc đã sớm nhuốm vào; kẻ chúc mừng vừa đến người phân ưu liền theo. Một bao máu mủ, bao năm khổ luỵ ân tình; bảy thước xương khô mặc sức tham lận tài sản; thở ra khó hẹn thở vào, ngày mai chẳng giữ ngày sau:

 

Sông ái tuôn ngưng lúc nào cũng dứt,

Nhà lửa cháy nung bao giờ hết)

 

(Đỗ Văn Hỷ - Băng Thanh dịch trong thơ văn Lý Trần tập II)

 

Theo Trần Thái Tông sự cảnh tỉnh này cần phải được người tu hành thực thi trong tâm thức mỗi phút mỗi giây, ở nơi hoàn cảnh qua việc thực tập thiền định. Trong Toạ thiền luận, ông đã bàn về 4 loại thiền: Thiền ngoại đạo, Thiền phàm phu, Thiền tiểu thừa, Thiền đại thừa.

 

Tuy nhiên, Ngài khuyến cáo mọi người lên tu pháp thiền đại thừa mà thôi, vì nó có khả năng thấu đạt cả hai lý nhân không và pháp không. Trần Thái Tông giải thích công năng ngồi thiền là dứt bỏ hết mọi mọi niệm và nói kiến giải: “Thử tập toạ thiền tức niệm, vật sanh kiến giải”. Điều này cho thấy còn sanh bất cứ kiến giải nào thì đó chỉ là lý luận thôi. Thế nên, vấn đề là thể nhập thực tại qua việc hành trì. Tu định là một loại hành trì chuyển hoá thân tâm. Trong bài “Tuệ giáo giám luận”, Trần Thái Tông viết:

 

“Phù tuệ giả sinh ư định 1ực. Nhược tâm định tắc tuệ giám sinh. Nhược tâm loạn tắc tuệ giám diệt. Diệc như đồng kính, tiên giả ma lung, nhiên hậu phương hữu quanh tịnh minh chiếu. Nhược bất ma lung tắc đài ngàn hôn cấu. Kỳ dĩ hôn cấu, quang hà dĩ sinh" Cố tri tuệ do định hiện, định tự tuệ sinh, định tuệ tương y, lưỡng vô di nhất. Nhược giả danh toạ thiền, tâm vị đắc định, nhi tuệ giám sinh giả, vi chi hữu dã. Tuy hữu tuệ tính nhi bất toạ thiền, tự vị tuỷ hữu tuệ giả, hà giả tuệ vi"”.

 

Nhược như thị giả, tuy hữu tuệ giả, nhi vô giám thể. Nhược ư định thời, tâm vị đắc định, nhi dục cầu tuệ, thí nhược phong ba vị tĩnh nhi cầu kiến nguyệt ảnh giả dã. Nhược tâm kỳ định nhi phản sinh tà giả, cầu ư tuệ giả, nhược như phong ba ký tĩnh, nguyệt ảnh trừng thanh, nhi phục lãm ư thuỷ trưng cầu thủ nguyệt ảnh, hà đắc kiến tai!”

 

“Cố Tổ sư vân: “Tịch nhi thường chiếu, chiếu nhi thường tịch”.

 

(Nói chung tuệ sinh ra từ định lực. Nếu như tâm định thì gương tuệ sinh; nếu tâm loạn thì gương tuệ mất. Cũng như chiếc gương đồng, trước hết phải lau chùi sau mới trong trẻo chiếu sáng. Nhược bằng không lau chùi thì rêu bụi mờ tối. Đã mờ tối ánh sáng sinh ra sao được" Cho nên biết rằng tuệ xuất hiện từ định; định nảy sinh từ tuệ. Định và tuệ nương tựa vào nhau, không bỏ sót một bên nào. Nếu giả danh ngồi thiền nhưng tâm chưa định, thế mà gương tuệ vẫn sinh, thì điều nó chưa có bao giờ. Tuy có tuệ tính, nhưng không tập ngồi thiền lại tự bảo: “Mình đã có trí tuệ còn mượn việc ngồi thiền làm gì"”. Những kẻ như thế, dù có trí tuệ đấy nhưng vẫn không có thể chất gương của tuệ. Lại như khi ngồi định mà tâm chưa định, nhưng vẫn muốn tìm tuệ thì cũng ví như sóng gió chưa yên đã muốn tìm bóng trăng. Nếu tâm đã định, lại nảy sinh kiến giải không ngay thẳng, như thế mà muốn tìm tuệ thì cũng như sóng gió đã lặng, bóng trăng trong trẻo, nhưng lại thò tay khoắng nước để vớt bóng trăng, vậy thì làm sao lấy được!

 

"Cho nên Tổ sư nói rằng: “Yên lặng mà thường chiếu, thường chiếu mà yên lặng)

 

(Đỗ Văn Hỷ - Băng Thanh dịch - Thơ văn Lý Trần tập II)

 

Nhờ tinh thần này, dù ai có sống trong hoàng cung cảnh đời giàu sang cũng không đắm chìm trong trong dục lạc, luôn làm tròn bổn phận với dân và đồng thời thành tựu sự nghiệp giải thoát giác ngộ. Trần Thái Tông là ông vua cũng là nhà triết lý kiêm thiền sư, cuộc đời của Ngài là cuộc trải nghiệm kinh qua sự phú quý, công danh, tiền bạc, vợ đẹp con thơ, cung phi mỹ nữ và ông cũng trải qua nhiều năm tháng thực nghiệm cuộc hành trình hướng nội, chuyển dẫn nội tâm tử sự tán loạn sang định tỉnh, từ chỗ đắm say các dục vọng ngoại cảnh chuyển sang trạng thái bất động sáng suốt, từ chỗ thô tháo, khó sử dụng đến chỗ nhu nhuyễn dễ sử dụng, hướng tâm đến đâu là tuỳ theo tâm nguyện của mình. Tất cả là nhờ sự công phu thiền định, chuyển tâm, phòng hộ tâm, biện tâm mà phát sanh trí tuệ chứng ngộ.

 

Suy cho cùng sự thai nghén của Trần Thái Tông ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và sự hoằng pháp của Ngài đã hun đúc ra một lớp người lãnh đạo của đất nước kế tiếp là Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông và một số tướng lãnh quan lại hướng dẫn mọi người dân thực hiện con đường chuyển hoá thân tâm bằng con đường hường nội, thực hành thiền định ngang qua nếp sống hường thiện đầy đủ của giới đức, tâm đức, tuệ đức.

 

Chính Thiền hướng nội và biện tâm Trần Thái Tông không chỉ thống nhất các dòng Thiền vốn có thành “dòng Thiền Nhất tông” mà còn tạo nên sức mạnh tổng hợp đoàn kết toàn dân trong đời sống thiết thực xã hội, cũng như đời sống chính trị kinh tế xã hội của đất nước. Các mâu thuẫn đối kháng của các mối quan hệ giữa vua tôi, tăng tục, quý tộc và nhân dân lao động được giải quyết một cách êm đẹp. Tất cả chỉ vì niềm tin, vì lý tưởng phụng đạo yêu nước, vì ai cũng muốn thể hiện “ý muốn của mình là ý muốn thiên hạ, tấm lòng của mình là tấm lòng của thiên “hạ” mà Trần Thái Tông chủ trương thực thiện.

 

Cũng vì tôn chỉ và mục đích thiết thực của Thiền phái Trúc Lâm là thống nhất và mang bản sắc dân tộc như thế, nên càng ngày nó càng cắm sâu trong lòng dân chúng. Nó không chỉ tồn tại trong các ngôi chùa nguy nga mỹ lệ mà nó có thể hoạt động bất cứ nơi nào dù thành thị, nông thôn, chợ búa hay núi non hiểm trở, thậm chí nó còn phát huy ngay giữa chiến trường để đối đầu với giặc Nguyên Mông. Trần Thái Tông chủ trương Phật tại tâm, và không phân biệt tăng lục, nam nữ, và bất cứ thành phần nào trong xã hội đều có thể trở thành thành viên thiến phái, với một tấm lòng “chỉ cốt yếu biện tâm”.

 

Nhờ vậy, những vị vua như Trần Thái Tông, Trần Thánh Thông, chưa từng xuất gia đã trở thành thiền sư lỗi lạc, những cư sĩ như Tuệ Trung Thượng sĩ, Thông Thiên, Ứng Thuận… các Ngài cũng trở thành những bậc cao minh đắc đạo được các Thiền sư nổi tiếng đương thời tôn vinh làm Tổ sư dạy thiền cho hậu thế. Thực tế, Tuệ Trung Thượng sĩ là thầy dạy thiền cho vua Trần Nhân Tông, và chính Ngài trở thành Trúc Lâm đệ nhất Tổ -vị giáo chủ khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông hiện thân của một vị Phật ở Đại Việt với nhiều nét riêng biệt phong cách riêng so với các dòng thiền trước đó. Hẳn nhiên, Thiền phái này sinh hoạt độc lập tự chủ không có sự chi phối hay phụ thuộc bất cứ Thiền phái Trung Hoanào.

 

Nếu Trần Nhân Tông được nhân dân Đại Việt tôn xưng là Phật Biến Chiếu Tôn của nước Đại Việt bấy giờ, thì vua Trần Thái Tông là người xứng đáng là được tôn vinh là “Bó đuốc Thiền tông”, đặt nền móng cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nảy mầm, và phát triển truyền thừa trong lịch sử Phật giáo nước nhà. Sự nghiệp hoằng dương Chánhpháp của ông mãi mãi được khắc sâu vào tận con tim khối óc cõi lòng người con Phật Việt Nam đã và đang sống trên khắp hành tinh này.

 

Thích Phước Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.