Hôm nay,  

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: Chuyến Vượt Biên

12/07/200900:00:00(Xem: 2622)

Chuyện kể hành trình Biển Đông: Chuyến Vượt Biên – Đương Sơn

LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do. Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông". Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...

*

Tiếng la ó, nhốn nháo xen lẫn với chân chạy, ánh đèn pin chiếu loạn xạ... Rồi tiếng nói lao xao, tiếng khóc, tiếng đuổi theo, lại có tiếng hô to:
- Đứng lại! không, ông bắn.
Mặc chúng cứ la, cứ dọa, hai thằng tôi cứ chạy, cả chục người chạy tán loạn như ong vỡ tổ, trời tối đen, lau sậy dầy lớp lớp thì làm sao chúng thấy ai mà bắn! Nếu bị trúng đạn thì coi như là trời kêu ai nấy dạ vậy. Nhánh cây khô ngã hai bên sướt chân, tay, mặt; cứ nhắm mắt mà đưa hai chân tới, chạy như hai lực sĩ chạy nước rút vậy. Đêm ba mươi không trăng, ánh sáng sao lờ mờ, bùn đất vấy cả người cho nên chỉ một lúc sau, dù cho người khác đối diện cách vài thước cũng khó mà thấy hai đứa tôi....
Một lúc sau, không nghe tiếng động nào xung quanh, chừng nghĩ rằng mình chạy xa lắm, hai đứa ngồi bẹp xuống, thở hồng hộc vì quá thấm mệt, cơ thể như không còn sức lực nào nên trĩu xuống, mình ướt đẫm mồ hôi. Xa xa ánh đèn của thị xã còn lấp lánh, nhờ đó tôi định vị trí từ Cầu Quay và biết mình đang ở đâu. Văn vẫn còn ôm ngực thở hổn hển, hỏi tôi:
- Giờ thì làm sao mậy"
- Cứ chịu trận ở đây tới sáng thì tính chớ biết làm sao hơn, mấy thằng chả còn đi lùng, ra mặt là dính ngay.
Tôi xem lại thì lúc đó mười hai giờ rưỡi sáng, cứ nằm như vậy tới sáng thì sương lạnh xuống chắc không xong. Qua một giờ sáng, không nghe thấy động tịnh gì, tôi đề nghị với Văn, đi thẳng về phía Cầu Quay. Tôi nói:
- Đi ngược về Rạch Sỏi là đi qua đồn công an, về phía Cầu Quay thì an toàn hơn nhưng phải băng qua các bãi đất, cây cối um tùm, sình lầy chưa biết ra sao"
- Giờ nầy giới nghiêm, thấp thoáng mà gặp công an thì ăn đạn là cái chắc.
Hai đứa yên lặng lom khom từ từ đi, nhờ các hàng lau, sậy dưới bờ biển, tiến lên trên hàng cây dầy đặc chúng tôi thấy an toàn hơn. Tiếng cóc, ếch, nhái hòa âm, côn trùng kêu làm rợn người, trời tối quá, tôi chỉ sợ rắn, nếu đạp phải một ông giờ nầy thì vô phương cứu chữa. Văn nhìn như cảm thông ý nghĩ của tôi:
- Cứ theo con đường mòn nầy đi lên đến xóm nhà, nhưng phải tìm một chổ ẩn, chờ khoảng năm giờ sáng bạn hàng ra buôn bán thì nhập theo họ mà về.
- Nghe dễ như giỡn chơi! Nhìn bộ tịch và quần áo bùn sình như vậy thì ai mà không biết vượt biên hụt mà chạy về, phải tắm rửa chớ. Nếu không, mà về Rạch Giá bị nghi, là bị đớp ngay.
- Chưa bị bắt cũng khó mà về. Để xem lại có ai quen ở Cầu Quay không. Xong mình nhờ họ.
Tôi nói như phân bua:
- Đây là lần thứ nhì tao bị gạt, bị bắt vào tù cũng chua lắm, ra được, ngán vượt biên như cơm nếp, làm lại từ đầu phải mất bao nhiêu thời gian nữa.
Một lát sau, chúng tôi đến gần xóm, không nhà nào để đèn sáng. Họ đang say sưa trong giấc ngủ, có kêu họ chưa chắc mở cửa, sáng nhưng còn quá sớm, đành nằm yên ở đó, im lặng. Tiếng muỗi bay vo ve, côn trùng rên rỉ, gió biển thỉnh thoảng thổi vào, hàng cây theo tiếng gió rì rào một lúc. Tôi chợt thấm lạnh rùng mình. Đôi mắt đã quen với trời tối, tôi lại đề nghị:
- Phải quơ một mớ nhánh cây, lá cây về để đắp chớ sương cộng thêm gió biển chắc chết vì lạnh ở đây.
Chỉ trong chốc lát mà chúng tôi tha về một số lượng nhánh lá cây làm mền đắp chịu trận. Tuy mệt nhoài qua cơn chạy trốn, quần áo bùn đất ướt sũng, thấm lạnh, chúng tôi không sao chợp mắt cho được.
- Chắc tao không có số vượt biên hay ra nước ngoài! Văn thở dài vừa ngáp như thiếu thuốc lá.
- Hụt chuyến nầy, còn chuyến khác mà!
- Mầy có nghĩ tao là một thằng ngu không"
- Nếu cứng rắn một chút đi thì đã đi rồi, bây giờ đâu có cảnh mền lá, giường đất, trốn chui, trốn nhủi như tên tội phạm như vầy.
Tôi hiểu Văn, làm bạn với nhau gần mười năm, nên cũng buông ra tiếng thở dài mệt mỏi cho chính bản thân mình:
- Bị bắt mà không có "cây" đỡ thì thành tội phạm không sai.
- Đâu có ai biết được chữ ngờ, ngày 29 tháng Tư, 75, nghĩ về gia đình mà không chịu bước xuống chiếc BCF đang bồng bềnh dưới ngư cảng Rạch Giá, rối từ đó tao vĩnh viễn mất Nga.
Văn một thở hơi dài cho kỷ niệm trong lòng như còn hối tiếc:
- Gia đình cô ta khuyến khích tao đi, hứa là sẽ lo cho tao dù như thế nào! Chữ "nhưng" làm cho người ta mất nhiều cơ hội hiếm có, đôi khi chỉ đến một lần trong đời mà không có lần thứ hai.
Tôi yên lặng lắng nghe Văn tâm sự tiềm tàng trong lòng của anh ta:
- Như mầy đã biết, tao là con một thì bổn phận trước mắt là phải lập gia đình sớm, ba má tao thúc dục hầu như hằng ngày. Mấy năm 76, 77, cuộc sống quá ư là chật vật, công nhân viên như tao không đủ sức lo thân, cũng vâng lời mà cưới Trinh về đó như mầy thấy.
Văn ngưng một lát rồi tiếp:
- Cưới Trinh làm khối thằng bỡ ngỡ tiếc hùi hụi. Rất tiếc Trinh không hợp tánh ăn chơi hết mình của tao cho lắm.
- Thấy Trinh rất hiền mà sao..."
- Tánh khí tao, con một là con cưng, chỉ cương mà không nhu, nàng thì làm sao chịu đựng lâu dài. Sau khi thằng Minh ra đời khoảng một tuổi thì nàng xin má tao về nhà mẹ nàng. Sao không biết lúc đó tao lại nghĩ mình là một thanh niên có lối sống tự do, mà không thích bị ràng buộc, nên nàng muốn cởi cho cởi luôn. Một hôm, Trinh về lại nhà chồng và ở lại đêm đó. Cô nói sơ sơ ý định vượt biên, gia đình cô có ghe lưới mà, nếu đi thì chắc ăn như bắp. Đêm đó thì tao không có ở nhà, chỉ nghe má nói lại:
- Văn à, Trinh nó vẫn còn thương con, sao con không nghĩ lại" Hình như bên kia sắp đi, con tính lại đi.
- Má tính sao"
- Ba có bàn với má quyết định ở lại, chỉ lo cho các con, đi hay ở thì tuỳ quyết định con vậy.
- Nếu má nói vậy thì không đi đâu cả. Con đi, không ai ở lại đây mà săn sóc cho ba má.
- Nhưng bên kia thì cũng còn vợ, con của con, cháu nội của má, con không thể bỏ được.
- Trinh không hợp với con, bây giờ chưa phải là lúc đi, con cũng tự lo được mà.
- Cũng tại con hết! Lập gia đình rồi mà không đổi lối sống trước, chứng nào tật nấy.
Chiều hôm sau, tôi qua gặp Trinh. Với đôi mắt buồn sắp muốn khóc, nàng hỏi:
- Anh thật không muốn đi chung với mẹ con em" Còn giận em à"
- Không, cứ mang con đi trước, anh còn ba má, anh phải lo.
- Sao không khuyên ba má đi luôn"
- Ba quyết định ôm mấy chục công đất hương hoả đó. Tôi nói thêm như dứt khoát - Chỉ có điều là nếu qua được, cố gắng nuôi cho thằng Minh khôn lớn, thành tài, còn việc hai đứa mình thì tùy em, chờ hay nếu muốn làm lại cuộc đời, anh không trách gì cả.
- Vâng, em cố gắng! - Này bồng con chơi với nó đi mai mốt chưa biết giờ nào là đi rồi.


Trẻ thơ có một trực giác rất nhạy bén, không ai bảo nó, thằng bé chạy lại ôm tôi, như cố ghì chặt mà không cho tôi về. Nó bảo:
- Ba ở lại với con
- Con phải ngoan, vâng lời má con nhe!
- Con thương má lắm.
- Tốt, con ba ngoan.
Cái tôi trong người Văn khó hiểu, hay hình ảnh Nga còn ngự trị trong lòng, hoặc giả là Văn ghen với quá khứ của Trinh, khiến anh lại cư xử kém với mẹ con Trinh. Anh ít nói về gia đình, vợ con trong các lần họp bạn hay nhậu nhẹt chung; cũng có thể ngày di tản 29 tháng Tư cũng chôn luôn mối tình đầu của Trinh. Tôi đưa Văn trở về thực tại:
- Thế bây giờ, tại sao mầy quyết định vượt biên làm gì mà không chờ Trinh bảo lãnh mầy đi Mỹ"
- Không! Qua bên đó làm gì" Trinh còn quá trẻ mà lại có học thức, tao không muốn...! Văn bỏ lửng câu nói, nhìn lên trời đầy sao đêm, rồi tiếp: - Chiến tranh lại đến sát bên, biên giới Hà Tiên - Campuchia, tao lại còn bị ghim nghĩa vụ quân sự, chờ kêu tên. Ba má lo lắm, thúc dục tao ra đi, cuộc sống càng bấp bênh, tương lai mù mịt, nhóm bạn mình thì đã dông gần phân nửa rồi như mầy thấy đó.
- Vượt biên ngày càng khó khăn thêm, hay là chỉ có một mình mầy, lo tiền đi cho an toàn.
- Một, hai chục cây, mầy tưởng bở chắc! Mất hết một cây rồi, vốn còn chưa tới một cây thì làm gì lo nổi năm, mười cây đây.
Tôi chuyển đề tài, cố ý kéo dài câu chuyện trong khi đợi chờ qua đêm:
- Bộ mầy tin ra nước ngoài là có số thật sao"
- Sơn à! Nhớ khi trước nhóm mình vào thăm rẫy của bác Hai tao ở Cầu Số Hai không"
- À, mấy tháng trước, hình như bốn năm tên có cả Trí, Nam, Vinh nữa đó mà!
- Đúng rồi, mầy không biết chớ Bác Hai lúc trước ở Sàigòn, xem tướng số, tử vi rất tài nghe nói coi cho mấy ông gộc tướng, tá không đó! Tao kể lại cho mầy nghe nhe. Bác Hai nói nhỏ với tôi: Văn! bác biết các cháu dự định muốn đi, gì cũng qua số, bác xem qua sơ trong nhóm đó thì có hai đứa có thể đi lọt là Trí và Sơn đó. Ba đứa còn lại thì cũng tùy, giờ thì trên khuôn mặt mỗi đứa chưa có số xuất dương. Nếu tháp tùng với hai đứa kia thì hy vọng đi lọt trong một chuyến.
- Nhưng mà, đi như thế thì dễ bị lộ, bác Hai à!
- Cháu Sơn đã bị bắt một lần phải không"
- Đúng như vậy, bác đã biết"
- Nó qua rồi cơn hoạn nạn, không còn tướng ở tù, có đi trước mặt công an cũng không bị bắt. Bác cam đoan.
- Bây giờ nhớ lại lời bác, tao còn hơi thắc mắc tin hay không"
Văn hoài nghi. Tôi bất giác thốt lên, với giọng mừng rỡ:
- Nghĩa là mình đi thì cứ đi, không sợ bị bắt nữa.
- Suỵt, nhớ là bọn mình đang trốn nhé! Đó cũng chỉ là những lời qua tướng số, bộ mầy tưởng đúng một trăm phần trăm chắc!
Chúng tôi thiếp đi không biết lúc nào, có thể độ chừng một canh, một tiếng, sương lạnh quá, trở mình, tiếng gà gáy sáng gần đó, đánh thức chúng tôi dậy, định thần mới nhìn lại mình còn đang đấp lá lẩn trốn. Một vài nhà đã lên đèn buổi sáng sớm, trời còn xẩm, chúng tôi lom khom tới gần sát nhà, sau đó mới đứng lên mà gõ cửa nhè nhẹ, rồi lên tiếng:
- Xin giúp đỡ chúng tôi....
Tiếng chân trong nhà đi tới càng lúc càng rõ, cửa mở, trước mặt chúng tôi là một người đàn bà trung niên nhìn ra.
- Thưa dì....
Bà chận lại:
- Vào đây, các cậu ra phiá sau mà dội nước, bỏ bộ đồ đó đi.
Nhìn lại thì bộ trên người mình dơ bẩn, rách, tét nhiều chỗ. Bà đi vào trong lấy khăn đưa cho chúng tôi, rồi bảo:
- Xong mặc đồ nầy vào, đây là các áo bà ba đen để làm ruộng. Nhà chỉ có một gian đi thẳng từ trước ra sau. Khi tới hàng lu chứa nước nằm cuối gian nhà thông ra cửa sau có phòng tắm...
Phản ứng theo ý nghĩ của tôi:
- Văn à! chắc họ ở đây gặp cảnh nầy thường xuyên hay sao mà biết mình vượt biên bị lộ.
- Tao nghĩ như vậy, nhưng thôi! không bị bắt là được rồi. Nếu trường hợp nhà tao ở đây thì tao cũng phải làm như thế thôi! Đi báo công an, đã không ích lợi gì, mà còn lôi thôi, đôi lúc bị tố ngược là chứa chấp người vượt biên đàng khác. Giúp người gieo phước cho hậu sinh nhờ.
Bộ đồ bà ba cũ kỹ nhỏ, bó sát người tôi, nhưng điều đó không cần thiết, ở trong nhà chúng tôi cảm thấy ấm cúng hơn nhiều.
Người đàn bà vừa rót trà, vừa nói:
- Các cậu nên uống trà cho ấm, tôi thứ Tư.
Chúng tôi đồng thanh:
- Cám ơn dì Tư.
- Hồi hôm, tôi nghe tiếng súng nổ xa xa vọng lại từ biển, tôi biết là có vượt biên bị lộ. Nơi đây vắng, gần biển, nên các vụ trốn đi như thế là chuyện thường.
- Các cậu có muốn ăn sáng để tôi đi nấu cơm thêm, trên bàn chỉ còn lại có mấy củ khoai lang nhỏ đây.
- Thôi khỏi phiền dì Tư, một chút gì đở lòng đủ rồi, chúng cháu phải đi ra khỏi nơi đây trước mặt trời lên.
Rạng sáng bình minh dường như sắp xuyên qua sương, sau khi được hai cốc trà ấm, một củ khoai vững bụng, khôi phục lại sức lực cho mình, chúng tôi cảm ơn và từ giã dì Tư ra đi theo bộ dọc theo bờ ruộng mà về thị xã. Giọng dì vói theo:
- Các cậu sau nầy đừng tạ ơn, tạ nghĩa làm gì, chỉ gây phiền phức thêm. Còn hơn năm cây số nữa, nếu đi bộ phải mất một tiếng, nhưng đành vậy, còn sớm chán, sẽ đến nhà trước bảy giờ sáng.
Hơn một tháng sau vừa qua tiết Đông Chí, tôi qua nhà Văn, rủ anh ta đi uống cà phê, đang đạp xe song song, tôi nói nhỏ:
- Có chuyến sắp tới, trong tuần lễ nầy, có định thử một keo nữa không, nếu chần chờ thì phải đợi qua Tết, lúc đó, công an canh phòng cẩn mật hơn, ai cũng biết từ đây đến tháng Ba là thời gian biển yên sóng lặn.
Văn ngần ngừ:
- Hiện tại thì mẹ tao đang bệnh, tao đang bối rối quá, làm sao có tinh thần mà tính đi đây! Hay là mầy đi trước, còn tao từ từ sẽ tính, nhưng có chắc ăn không"
- Thật ra, chuyến đi nào cũng gian nan cả, tao bị hụt ba, bốn chuyến rồi, tiền mất mà vẫn chưa đi thoát được. Nhưng Văn à! Tao tin tưởng lời bác Hai như mầy đã kể, cứ nhắm mắt làm tới, tin tưởng mình không có số bị bắt, ở tù trong năm nay nữa.
- Còn mấy tên kia có dự định gì không"
- Chưa hay gì cả à! Thằng Trí lù khù vác cả lu mà chạy rồi, yên lặng đi, đã ba ngày rồi, chưa có tin tức.
- Nó đâu có cây, có tiền gì đâu mà đi" Văn tròn xoe đôi mắt, há mồm hỏi.
- Nghe nói nó rình, và nhảy đại lên tàu của bà con xa nào đó, chắc thoát rồi. Việc nầy làm tăng niềm tin với số mạng hơn. Lời bác Hai đúng thật. Giọng Văn trầm xuống.
- Thoát được tên nào là tốt cho tên đó, dù không biết qua đó mình phải làm gì" Nếu mầy đi, chúc mầy thành công. Đến bờ, biên thơ cho tao mừng.
Tôi biết Văn chưa quyết liệt để ra đi, vì chữ hiếu hay lý do gì khác trong tâm tư tiềm ẩn của riêng anh mà tôi chưa rõ. Riêng tôi, thì chuyến đi chưa đến đâu thì gần như bại lộ, công an đến nhà hỏi một vài khách bà con từ Sài Gòn ở qua đêm. Thế mà, kỳ diệu thay! Thoát được trong niềm tin mãnh liệt như đã đoán của tôi. Cậu tôi phải đổi kế hoạch, tính toán cẩn thận, chuyển hướng kéo theo bà con, các cháu với lệ phí đóng góp tượng trưng. Cậu nhờ mẹ cậu ở lại hoàn lại cho mấy gia đình còn lại kẹt ở Sài Gòn có cổ phần trong việc mua ghe. Giờ chót cậu không thể đưa họ từ Sài Gòn xuống Rạch Giá để đi.
Tôi cố liên lạc với Văn bằng cách nầy hay cách khác dù đang ở trong một trại tị nạn thuộc Mã Lai. Tôi nhận được duy nhất bức thơ của anh ta do hội hồng thập tự chuyển giao. Từ đó cho đến khi rời trại thì chỉ có thơ tôi đi mà chẳng thấy hồi âm cuả anh. Một buổi sáng Chủ Nhật trong tháng cuối năm, sau hai năm bỏ nước ra đi, đang làm quen và bắt đầu cuộc sống ở Úc, thì tôi nhận một bức thơ của Văn từ Việt Nam.
Biết bao nhiêu thay đổi trong hai năm, anh cho hay vừa ở tù ra vì chuyến đi lộ và bị bắt lại, không gặp mặt người cha lần cuối vì anh còn ở trong tù. Dù thời gian của những năm đầu của thập niên 80, dòng người bỏ nước vẫn cứ tăng mãi. Nhưng ý chí ra đi của Văn đã nhụt rồi. Văn bằng lòng với số phận, ở lại Việt Nam, lập gia đình và chờ đợi đứa con sắp ra đời. Tôi biết Trinh có gởi giấy tờ bảo lãnh về. Nhưng có lẽ vì tự ái hay không muốn phải chạm thực tế phũ phàng, nên anh từ chối không muốn qua Mỹ qua sự bảo lãnh. Nếu có vượt biên được, chưa chắc anh chọn đi Mỹ, anh rất ít đề cập vấn đề nầy trong thơ. Liên lạc dần dần vơi đi vì càng ngày bận rộn vật lộn với cuộc sống mới trên đất khách, cả mấy tháng, rồi cả năm mới biên thơ cho nhau. Trong những lá thơ gần nhất, anh cho biết cuộc sống gia đình anh ngày càng sáng sủa hơn, việc đi hay ở vô tình bị phủ lấp theo thời gian. Anh làm cho một công ty ngoại quốc nhờ sự lẹ làng và nhất là vốn liếng Anh ngữ khá vững của mình.
Trước khi bước qua thiên kỷ mới, tôi gặp lại Văn sau gần hai mươi năm xa cách, mặt anh không đổi, chỉ ốm hơn nhiều, da anh xạm lại trông như có bệnh. Anh sống hạnh phúc bên người vợ hiền và ba đứa con, hai trai, một gái rất dễ thương. Cuộc sống anh khép kín hơn, buổi chiều lai rai vài cốc rượu, với một, hai người bạn, hay một mình, vì bạn bè cũ cùng thời với anh, với tôi thì còn lại không bao nhiêu, lớp ở nước ngoài, lớp đi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.