Hôm nay,  

Mối Quan Hệ Tay Ba: Mỹ - Trung – Việt

22/02/200500:00:00(Xem: 5017)
Việc tổng thống Bush tái đắc cử đã khiến nhiều người VN, nhất là giới chính trị quan tâm đến tương lai của Việt Nam trong thời gian nhiệm kỳ 4 năm tới của tổng thống Bush. Nhiều người đã bàn đến chính sách của chính quyền Bush về vấn đề tôn giáo hay nhân quyền đối với VN. Đó là một cách nhận định, song còn một cách nhận định khác là xét từ hệ quả của quan hệ Mỹ -Trung trong nhiệm kỳ 2 của Bush tác động tới Việt Nam. Liệu Mỹ có thực hiện chính sách bao vây Trung Quốc và lôi kéo Việt Nam, hay Mỹ hợp tác với Trung Quốc để bỏ mặc Việt Nam cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm " Nhận định trên khía cạnh này, cần xem xét mối quan hệ tay 3 Mỹ-Trung-Việt.
Quan hệ Mỹ - Trung
Có thể nói đây là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới, dù phát triển theo chiều hướng nào cũng đều có ảnh hưởng lớn tới cục diện thế giới, nhất là khu vực và tác động tới chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia, nhất là các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có VN, hiện nay và trong tương lai. Kể từ khi lên nắm quyền nhiệm kỳ đầu, tổng thống Bush xác định ngay "Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược". Nhiều người đã tính tới việc Mỹ sẽ lôi kéo VN để bao vây TQ. Sự kiện 11/9 bất ngờ xảy ra, chính quyền của tổng thống Bush từ việc coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược", đã gần như quay ngược và chuyển hẳn sang mối quan hệ hợp tác chống khủng bố. Mối quan hệ này ngày càng đi vào thực chất hơn, cụ thể trên từng lĩnh vực. Nhiều người đánh giá đây là mối quan hệ "đối tác chiến lược mang tính xây dựng". Ngoài hợp tác chống khủng bố, Mỹ và Trung Quốc còn hợp tác trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Mỹ đã phải thừa nhận vai trò của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhất là việc kéo Bắc Triều Tiên vào vòng đàm phán. Trong nhiệm kỳ 2 của Bush, điểm nổi bật thu hút sự quan tâm nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bush vẫn là vấn đề Trung Đông. Ở khu vực Đông Á, Mỹ vẫn tập trung vào mối quan hệ với các nước Đông Bắc Á, trong đó bán đảo Triều Tiên. Việc coi TQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược không còn thấy xuất hiện trong ngôn từ tranh cử của tổng thống Bush nhiệm kỳ 2. TQ ngày càng trở nên quan trọng đối với Mỹ trong vấn đề hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á. Nếu không có gì đột biến, chắc hẳn Mỹ vẫn phải cần đến TQ trong việc giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, và mối quan hệ này vẫn thiên về xu hướng hợp tác.
Quan hệ Mỹ -Việt
Mặc dù 2 nước đã khôi phục quan hệ ngoại giao được 10 năm, song tiến triển vẫn còn quá chậm chạp so với nhu cầu thực tế. Quan hệ kinh tế thương mại phát triển nhanh và vượt xa các mối quan hệ về chính trị, quân sự. Kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2004 lên tới trên 5 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này chỉ lớn đối với VN, đối với Mỹ con số này không thấm vào đâu. Trong khi đó, vấn đề tôn giáo và nhân quyền luôn là vấn đề nổi cộm trong quan hệ 2 nước. Mỹ cho rằng VN vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, do đó mới sinh ra các dự luật HR1587 và liệt VN vào danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo. Xét về góc độ chiến lược, vị trí của Việt Nam quan trọng nếu Mỹ muốn kiềm chế Trung Quốc, song bây giờ vẫn chưa phải là lúc Mỹ cần đến Việt Nam để làm mắt xích bao vây Trung quốc. Mỹ đang phải tập trung vào vấn đề Trung Đông, ở châu Á. Mỹ quan tâm nhiều hơn đến khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam dường như ít được Mỹ quan tâm tới. Do đó có thể nói, quan hệ Mỹ -Việt vẫn chưa có nền tảng vững chắc. VN vẫn e ngại Mỹ "diễn biến hòa bình" và lo ngại tăng cường quan hệ với Mỹ sẽ bị TQ phản ứng. Đây là một thực tế.
Quan hệ Trung-Việt
Quan hệ Trung-Việt là mối quan hệ "cùng dựa vào nhau để tồn tại" nhằm giữ lại thành trì cuối cùng kể từ khi Liên xô và khối Đông Âu giải thể. Trong tương quan mối quan hệ này, quan hệ chính trị lại phát triển nhanh chóng vượt xa các mối quan hệ khác, từ coi nhau là kẻ thù chuyển ngoặt sang coi nhau là đồng chí. Sự gắn bó về ý thức hệ Mác - Lê Nin trên thực tế hầu như không còn, cộng với những xung đột biên giới năm 1979 kéo dài cho đến cuối thập kỷ 80 đã khiến mối quan hệ Trung-Việt không bao giờ khôi phục trở lại mối quan hệ "vừa là đồng chí vừa là anh em", mà phát triển theo xu hướng thực dụng. VN coi quan hệ với TQ là mối quan hệ sống còn, liên quan tới sự tồn vong của chế độ, còn TQ coi quan hệ với VN là một phần quan trọng trong việc giữ an ninh sườn phía nam.
Bên cạnh sự gắn bó tương sinh về mặt chính trị, 2 nước luôn tồn tại mâu thuẫn liên quan đến quyền lợi dân tộc đó là là tranh chấp lãnh thổ. Hai nước đã ký kết hiệp định biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ, song tranh chấp về lãnh hải khó có thể giải quyết nổi, nhất là tranh chấp chủ quyền ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa hiện đã nằm gọn trong tay TQ kể từ năm 1974; còn Trường Sa, nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực và được dự đoán là có trữ lượng dầu mỏ lớn, là một điểm nóng có thể dẫn tới xung đột quân sự giữa TQ và VN mặc dù cả 2 nước đều tuyên bố theo đuổi giải pháp hòa bình. VN hầu như không còn hy vọng gì trong việc đàm phán với TQ về chủ quyền Hoàng Sa. Về tranh chấp chủ quyền Trường Sa, lập trường của Trung Quốc luôn tỏ ra cứng rắn ở thế nước lớn. Tàu hải quân Trung Quốc có mặt thường xuyên ở Trường Sa để răn đe. Xét về mặt thực lực quân sự, hải quân Việt Nam không thể địch được với Trung Quốc. Những hoạt động gần đây càng cho thấy Trung Quốc quá cứng rắn trong vấn đề tranh chấp lãnh hải. Trung Quốc đã ký hiệp định tay đôi với Philippines về khai thác ở khu vực Trường Sa, nhưng vẫn phản đối Việt Nam thăm dò khai thác và gọi thầu ở khu vực giáp với khu vực Trường Sa. Thậm chí, tháng 11/04, Trung Quốc còn điều động ngay tàu thăm dò "Kantan-3" đặt ngay khu vực biển mà Việt Nam cho là vi phạm lãnh hải của Việt Nam để khoan thăm dò.
Xét mối quan hệ Trung-Việt trên 2 vấn đề trên cho thấy, mối quan hệ Trung-Việt đang ở vào giai đoạn "tương đồng về chính trị, bất đồng về quyền lợi dân tộc". Trên cả 2 vấn đề, Việt Nam luôn ở thế yếu hơn. TQ duy trì chế độ cộng sản thân TQ ở VN là để đảm bảo an ninh sườn phía nam, không hơn và không kém, giống như Bắc Triều Tiên. VN phát triển mạnh lên TQ không muốn, sống dở chết dở là tốt nhất. VN coi quan hệ thân thiện với cộng sản TQ là vấn đề sống còn, còn những bất đồng về lãnh thổ là cái phải chấp nhận, giải quyết dần dần, nhưng nguy hiểm hơn là sự tương đồng về chính trị được chính quyền VN đặt lên trên, khi cần sẵn sàng hy sinh quyền lợi dân tộc để giữ quyền lợi chính trị.
Xét tương quan mối quan hệ tay 3 này cho thấy VN đang đứng trước bài toán vốn đã nan giải, nay càng nan giải hơn về vấn đề lãnh thổ. Trong khi Việt Nam vẫn chưa được chính quyền Mỹ thực sự quan tâm, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang trên đà thuận lợi; Trung Quốc lại ngày càng chiếm ưu thế đối với khu vực cả về sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao... Vậy Trung Quốc sẽ làm gì " Trung Quốc đang đứng trước nhu cầu lớn về năng lượng. Sản lượng dầu trong nước ngày một giảm, đòi hỏi Trung Quốc phải hướng khai thác Biển Đông; lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng lớn, đòi hỏi phải có sự đảm bảo về giao thông đường biển, nhất là giao thông đường biển ở khu vực Trường Sa sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với Trung Quốc. Quan trọng hơn, Biển Đông còn có ý nghĩa chiến lược, chiếm được Biển Đông, TQ còn mở rộng được ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Đây là lý do khiến Trung Quốc sớm giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Điều này không phải không có cơ sở. Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã bắt đầu bằng việc hợp tác với Philippines. Việc chọn Philippines là đối tác, cho thấy Trung Quốc một mặt tránh xung đột với Mỹ, vì Philippines là một đồng minh của Mỹ, một mặt nhằm cô lập Việt Nam, hiệp định giữa Trung Quốc và Philippines có mở ra một hướng để Việt Nam hợp tác cùng, nhưng thực chất nếu Việt Nam có tham gia cũng chỉ là "chạy theo để thương lượng". Từ đó có thể thấy, trong điều kiện Trung Quốc quyết tâm "giải quyết" vấn đề Trường Sa, Việt Nam luôn ở thế yếu và sẽ chịu thiệt dù đó là giải pháp quân sự hay giải pháp hòa bình. Nếu xung đột quân sự, Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc, trong khi quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN và cả với Mỹ đều chưa có nền tảng vững chắc để đoàn kết chống lại Trung Quốc. Nếu xảy ra xung đột, thì mục tiêu xâm chiếm đầu tiên của Trung Quốc chắc hẳn phải là phần lãnh thổ của Việt Nam, chứ không dại gì Trung Quốc đánh vào các đồng minh của Mỹ trước. Vì vậy nếu cho rằng Mỹ sẽ nhảy vào để bênh vực Việt Nam sẽ là ảo tưởng. Đấy là chưa kể Việt Nam còn coi Mỹ là "kẻ thù chống phá cách mạng", thì đời nào Mỹ lại giúp kẻ thủ Việt Nam để đánh bạn Trung Quốc.
Nếu thương lượng hòa bình, Trung Quốc sẽ thương lượng với từng nước tranh chấp như vừa làm với Philippines, đây là con bài "bẻ từng chiếc đũa" truyền thống của Trung Quốc. Việc này Trung Quốc có thể làm được vì các nước tranh chấp khác (trừ Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo) đều chỉ tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo. Vậy là Trung Quốc đã đẩy Việt Nam vào thế cô lập, trong vấn đề "ăn chia hòa bình này" Việt Nam nhận phần thiệt là có thể nhìn thấy. Và Trung Quốc sẽ hợp tác đơn lẻ với từng nước Philippines, Brunei, Malaysia dễ dàng hơn với Việt Nam.
Rõ ràng nguy cơ đến từ phương Bắc, vậy giải pháp nào để hóa giải nguy cơ kia " Có thể nhiều giải pháp, song cá nhân người viết xin đưa ra một giải pháp của riêng mình:
1. Xác định lại cho đúng vấn đề đối tượng đối tác trong các mối quan hệ Việt - Mỹ; Việt -Trung.
Đối với Mỹ, từ trước tới nay, chính quyền Việt Nam luôn coi Mỹ là đối tượng (hay còn gọi là kẻ thù số 1) nguy hiểm trước mắt và lâu dài, là kẻ sử dụng chiến lược "Diễn biến hòa bình" để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Mặc dù Nghị quyết TƯ 8 có xác định lại vấn đề đối tượng và đối tác trong chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, song cụm từ "Diễn biến hòa bình của thế lực thù địch" ám chỉ Mỹ và phương Tây vẫn còn tồn tại trong các văn kiện của đảng và nhà nước chứng tỏ đến nay vẫn coi Mỹ là kẻ thù.
Còn đối với Trung Quốc thì khác. Từ mối quan hệ "vừa là đồng chí, vừa là anh em", "môi hở răng lạnh", sau đó do cuộc chiến năm 1979 trở thành kẻ thù, rồi tới nay lại là mối quan hệ theo phương châm 16 chữ vàng "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do tổng bí thư Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu xác định.
Như vậy Việt Nam vẫn xác định Mỹ là kẻ thù còn Trung Quốc là đồng chí. Điều này trái ngược với lập luận ở trên của người viết. Do đó, cần phải xác định lại.

Do vấn đề lịch sử cùng với các thông tin tuyên truyền một chiều, nên rất nhiều người Việt Nam vẫn coi Mỹ là kẻ thù. Đây là một thực tế, nhưng quan hệ Việt-Mỹ kể từ những năm 90 đến nay đã có bước phát triển đáng kể, từ bình thường hóa quan hệ tiến đến 2 nước đã có quan hệ bang giao về kinh tế, văn hóa, và nhất là quốc phòng điều này cho thấy tính chất hợp tác ngày càng tăng của 2 nước. Nếu đánh giá rằng Mỹ có ý đồ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì cần phải xem lại. Vì trên thực tế Việt Nam chưa phải là mối quan tâm của Mỹ hiện nay, người ta không biết xếp Việt Nam vào thứ tự ưu tiên thứ bao nhiêu của Mỹ. Vả lại theo quan điểm của Mỹ, thì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đâu có đe dọa tới quyền lợi nước Mỹ mà Mỹ tìm cách lật. Nếu Mỹ có chống thì chỉ chống độc tài và phi dân chủ hay chống cơ chế độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không thù hằn gì với dân tộc Việt Nam.
Đối với TQ, trong ngôn từ chính thức, người ta gọi Trung Quốc là "đồng chí", nhưng trong thâm tâm của mọi người, dù là lãnh đạo hay người dân, dù là đảng viên hay không đảng viên, đều cảm thấy "ghê ghê" khi nhắc tới hai từ "Trung Quốc", có cảm giác như đang đứng trước một "đồng chí", hay "ông anh" hoặc "ông bạn" gì đó lúc nào cũng như dấu một con dao trong người, sẵn sàng sọc vào bụng ông Việt Nam lúc nào không biết. Đây là một thực tế hầu như người Việt Nam nào cũng phải thừa nhận. Cái vị trí mà Trung Quốc định thọc con dao vào sẽ là bất kỳ chỗ nào có tài nguyên dọc theo khu vực lãnh hải của Việt Nam, và một vị trí được báo trước là Trường Sa.
Đặt một phép so sánh giữa một bên là Mỹ chống lại cơ chế độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam (với chưa đến 3 triệu đảng viên) và một bên là Trung Quốc đe dọa tới lợi ích của cả dân tộc Việt Nam (với 80 triệu dân), thì đâu là bạn và đâu là thù của Việt Nam. Một Trung Quốc từng đô hộ ta tới cả ngàn năm và mới đây còn đánh nhau với ta ở biên giới phía bắc và trên biển mà nay ta coi là đồng chí; còn Mỹ đổ quân vào miền Nam với 30 năm mà nay ta coi là thù. Nói như vậy không có nghĩa là ta phải đổi lại coi Trung Quốc là thù còn Mỹ là bạn, mà phải hiểu rằng khái niệm "bạn" và "thù" là một phạm trù lịch sử, tồn tại theo thời gian và điều kiện cụ thể, chứ không tồn tại vĩnh viễn. Việc của ta là phải xác định bạn thù cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Ta không nên tạo ra một kẻ thù ảo và gọi một người luôn tranh giành quyền lợi dân tộc với ta là đồng chí.
2. Cân bằng quan hệ với các nước lớn.
Chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn được coi là khôn ngoan trong chính sách đối ngoại của các nước nhỏ. Đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay, chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn chủ yếu tập trung vào quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Chính quyền Việt Nam dường như đã cảm nhận thấy mối đe dọa từ phía TQ đang tăng lên nên đã tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ nhằm cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, xét trên thực tế, quan hệ Mỹ-Việt hiện còn khiêm tốn hơn nhiều so với quan hệ Trung-Việt. Trung Quốc có nhiều lợi ích chiến lược ở Việt Nam, trong khi đó lợi ích chiến lược của Mỹ ở Việt Nam thì mờ nhạt. Quan hệ Việt-Mỹ hầu như phải nằm dưới cái ô của quan hệ Trung -Việt. Mọi quan hệ của Việt Nam với Mỹ từ trước tới nay đều phải dè chừng phản ứng của Trung Quốc. Trong khi quan hệ Việt-Trung thì diễn ra tấp nập trên mọi phương diện, ở mọi cấp độ, thì quan hệ Việt-Mỹ còn hết sức hạn chế, quan hệ quốc phòng với Mỹ vẫn được cho là nhạy cảm. Sẽ là chưa đủ nếu quan hệ quốc phòng 2 nước chỉ dừng lại ở các chuyến thăm viêng lẫn nhau mang tính xã giao.
Điều Việt Nam cần phải làm trong lúc này là cần phải có đối thoại chiến lược với Mỹ và tiến tới hình thành một khung quan hệ chiến lược, tạo khuôn khổ cho sự hợp tác chiến lược mang tính thực chất. Muốn làm được điều này, Việt Nam cần phải chủ động hơn nữa trong quan hệ với Mỹ, khắc phục những bất đồng: bất đồng trong đánh giá về vị trí chiến lược của Việt Nam đối với Mỹ; bất đồng về vấn đề nhân quyền, thương mại. Việt Nam không nên ảo tưởng cho rằng Mỹ đang cần tới Việt Nam để bao vây Trung Quốc trong lúc này (quan hệ Mỹ-Trung đang tốt đẹp nhất từ trước tới nay); Việt Nam không nên chính trị hóa bất đồng thương mại trong quan hệ Mỹ-Việt, những bất đồng đó là chuyện thường tình trong thương mại quốc tế. Việt Nam còn tuyên truyền Mỹ có ý đồ chuyển hóa chế độ Việt Nam thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ. Điều này không nên, việc chính trị hóa những bất đồng này thực chất chỉ là sự thổi phồng của một số thế lực trong ĐCSVN trong đấu tranh nội bộ.
Về vấn đề dân chủ nhân quyền, đây là vấn đề nhạy cảm nhất. Cần phải có sự nhìn nhận khách quan về vấn đề này. Mỹ cho rằng Việt Nam vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, hay thiếu dân chủ; Việt Nam cho rằng Mỹ cũng vi phạm nhân quyền và thiếu dân chủ. Việt Nam và Mỹ cứ tranh cãi hoài về dân chủ và nhân quyền, nhưng không bao giờ tìm được điểm tương đồng trong vấn đề này. Đành rằng mỗi nước có một điều kiện đặc thù riêng, song dù sao thì nhân quyền và dân chủ cũng là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, chứ không phải của riêng Mỹ hay của Việt Nam, và đây cũng là một xu hướng tất yếu, Mỹ hay Việt Nam đều không thể không hướng tới. Mọi sự ngăn cản đều làm chậm tiến trình phát triển. Đã đến lúc Việt Nam cần nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề dân chủ và nhân quyền của mình để tự thay đổi mình. Việt Nam dường như không dám ca ngợi những thành quả của dân chủ và nhân quyền của Mỹ và phương Tây, vì sợ mất đi một cái gì đó, trong khi đó lại không dám nhìn thẳng và nói thật về tình trạng mất dân chủ và nhân quyền đưa đến hàng loạt hậu quả cho xã hội như tham nhũng, tha hóa đạo đức. Vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Mỹ và phương Tây họ đi trước ta nhiều năm và đã thu được nhiều thành quả hơn ta. Những ai là người Việt Nam đã từng theo dõi một cách khách quan (tức không bị "định hướng" của báo chí bóp méo) về diễn biến chính trị ở Mỹ như vụ Scandal của Clinton, 2 đợt bầu cử tổng thống ở Mỹ, thế thôi, thì sẽ cảm nhận thấy được giá trị của dân chủ và nhân quyền mà người dân Mỹ được hưởng và sẽ cảm thấy thiệt thòi khi thấy ở Việt Nam dân chủ chỉ là hình thức và người dân không có quyền lựa chọn.
3. Tăng cường sức mạnh dân tộc.
Đứng trước xu thế toàn cầu hóa và sự giao lưu quốc tế gia tăng đang thu hẹp mọi khoảng cách về không gian và thời gian, các dân tộc đều phải vươn lên để không bị đánh mất mình. Dân tộc Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, hơn nữa còn đang đứng dưới cái bóng của một dân tộc Đại Hán từng thôn tính và đồng hóa ta thì càng phải tăng cường sức mạnh dân tộc để lịch sử của dân tộc Việt Nam không phải một lần nữa nằm gọn trong bản đồ hành chính của Trung Quốc. Là người Việt Nam hãy đọc lịch sử Việt Nam và suy ngẫm cho kỹ: dân tộc ta là một dân tộc nhỏ bé, luôn chịu sức ép và sự thống trị của các nước lớn, hết người Hán, lại đến người Pháp, người Mỹ, và ngày nay ta đang là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Ta có quyền tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm hay truyền thống văn hóa của dân tộc ta, song quan trọng hơn là ta phải biết ngậm ngùi chua xót và đặt câu hỏi tại sao đến nay ta vẫn là một quốc gia nghèo đứng ở hàng nhất thế giới.
Ta phải đứng dậy! muốn vậy trước hết cần phải đoàn kết dân tộc. Vấn đề lớn thứ nhất mà người viết muốn đề cập tới là sự đoàn kết giữa người Việt Nam trong nước và người Việt Nam hải ngoại. Do vấn đề lịch sử để lại đã làm cho người Việt Nam bị chia cách giữa trong nước và ngoài nước (đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu), nguyên nhân chính để sự chia rẽ này còn tồn tại đến hôm nay là sự khác biệt về chính trị. Điều này rõ ràng làm giảm sức mạnh dân tộc, ta cần phải liên kết lại, xóa bỏ mọi hận thù, vượt qua mọi trở ngại về quá khứ. Chắc chắn rằng đã là người Việt Nam không ai không yêu nước yêu tổ quốc, đây là nền tảng và là trụ cột để chấp nhận mọi khác biệt, đoàn kết lại với nhau trong tình thân ái và lòng bao dung độ lượng.
Muốn tăng cường sức mạnh dân tộc cần phải nâng cao dân trí. Sức mạnh của dân tộc ngày nay phải nói đến sức mạnh về dân trí. Dân trí không cao thì chỉ làm nô lệ cho dân tộc khác. Thực tiễn cho thấy, người Việt Nam không phải là người không thông minh hay ít chất xám, nhưng vẫn bị liệt vào loại dân trí thấp (xét mặt bằng chung). Nguyên nhân suy cho cùng là do thiếu thông tin. Đây không phải là lỗi của người dân, mà là lỗi của các nhà chức trách. Thời đại thông tin mà cứ bưng bít thông tin hoặc thông tin một chiều thì dân trí của người Việt Nam bao giờ mới theo kịp các dân tộc khác. Cần phải tự do thông tin. Người dân Việt Nam có đủ khả năng để tiếp cận thông tin, sàng lọc thông tin và tự nâng cao dân trí của mình bằng thông tin. Trách nhiệm này thuộc về nhà nước.
4- Nâng cao sức mạnh của bộ máy nhà nước.
Đây không phải chỉ là sức mạnh của một nhà nước độc tài, mà là sức mạnh của một nhà nước dân chủ. Một bộ máy nhà nước mạnh phải là một bộ máy của 80 triệu dân và do 80 triệu dân bầu ra, chứ không phải chỉ vẻn vẹn chưa đầy 3 triệu đảng viên cộng sản bầu ra; phải là một bộ máy mà quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, chứ không phải như hiến pháp Việt Nam quy định "quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất", nhưng tự dưng lại có một ông đảng cộng sản ở đâu đứng trên chỉ đạo. Như vậy, thực chất đảng là cơ quan quyền lực cao nhất "lãnh đạo toàn diện mọi mặt", mà lại là đảng duy nhất hợp pháp, không cho phép thành lập các đảng khác. Thử hỏi quốc nạn tham nhũng hiện nay ở đâu mà ra. Không ai giám sát, không ai kiềm chế quyền lực, nên đảng cộng sản cứ tự do lộng hành, muốn làm gì thì làm. Một bộ máy nhà nước gì mà chỗ nào cũng tham nhũng "lớn ăn lớn, bé ăn bé". Xóa bỏ căn bệnh tham nhũng ở cơ chế này chỉ là ảo tưởng, thậm chí nó ngày một công khai hơn và trở nên bệnh hoạn. Thử hỏi có ông quan nào là không tham nhũng ở chế độ này, người dân biết cả đấy, nhưng có quyền gì đâu mà tước bỏ vị trí của người ta.
Dân chẳng còn tin vào nhà nước nữa vì tham nhũng, nhà nước cũng chẳng tin dân nữa. Nếu đưa ra trưng cầu dân ý mọi vấn đề và để dân quyết, thì nhà nước này khó lòng đứng vững. Mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân ngày càng xa rời thì còn đâu là một nhà nước mạnh.
Nhìn lại ta thấy, những diễn biến của thời cuộc đang đặt Việt Nam vào một tình thế buộc phải thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại nếu muốn tồn tại và không trở thành miếng mồi cho các nước lớn ăn chia hoặc xâu xé hoặc không bị đẩy lùi về sau trong quá trình tiến hóa nhân loại. Về chính sách đối nội, dân chủ là một xu thế của thời đại, nhưng chưa có khả năng nào cho thấy Việt Nam sẽ đi theo chế độ dân chủ. Về chính sách đối ngoại, Việt Nam đang đứng trước 3 lựa chọn: (1) ngả theo Trung Quốc; (2) cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc; (3) ngả theo Mỹ. Khả năng 1 là dễ nhất, nhưng hãy nhìn tấm gương ngả theo Trung Quốc của Bắc Triều Tiên hiện nay và Cambodia thời Polpot. Khả năng 3 là rất khó vì chính quyền Việt Nam không dễ gì làm việc này, và cũng không nên lệ thuộc như vậy. Ta đã có bài học ngoại giao ngả hẳn theo Liên Xô để rồi làm chiến trường thử vũ khí của 2 cường quốc.
Khả năng 2 là hợp lý nhất, dù chính quyền nào cũng cần phải làm được điều này.
Việt Nam, ngày 5 tháng 1 năm 2005
Hoàng Tùng Bách

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.