Hôm nay,  

Như Lai Tạng

27/01/200700:00:00(Xem: 4276)

Như Lai Tạng

(LTS: Bài Như Lai Tạng nơi đây là phần đầu, giải thích về cách thế giới được hình thành và nhận biết bởi tâm. Tiếp sau bài này sẽ là bài Phương Pháp Hết Vô Minh, để trình bày về các pháp tu nhà Phật đưa chúng sinh ra khỏi sinh tử luân hồi. Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả Ni Sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền, viện chủ Thiền Viện Sùng Nghiêm - địa chỉ 13713 Magnolia Street Garden Grove, CA 92841 US Tel: 714-636-0118; http://www.thienviensungnghiem.com/-- nơi đang mở các khóa Thiền hàng ngày, và hàng tuần cho mọi lứa tuổi.)

Đối với con mắt Phật, Bồ Tát và những ai đã mở con mắt Tâm thì quả là y như Đức Phật đã nói trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài tóm thu tất cả Tứ Khoa Thất Đại: Ngũ Uẩn, Lục Nhập, Thập Nhị Xứ, Thập Bát Giới và Thất Đại về Như Lai Tạng là vì muôn cảnh, muôn vật, muôn sự…nó vốn dĩ như thế không xưa, không nay, không mới, không cũ, không sinh, không tử, không Phật, không chúng sinh…

Còn đối với con mắt của chúng sinh chúng ta thì ngược lại trước cảnh hóa hiện Cực Lạc hiện hữu do Tính Không, còn gọi là Pháp Giới Tính trùng trùng Duyên Khởi ra muôn cảnh vật huyễn hóa dường như có mà không phải thật có, dường như không mà không phải thật không, thì tự dưng không nguyên nhân, không lý do chúng ta tự sinh khởi ra cái Giác tức là cái Kiến, Văn, Giác, Tri (cái Thấy, Nghe, Hay Biết), đó là cái Vọng Giác, Vọng Tâm, rồi từ cái Vọng Giác tức cái Kiến, Văn, Giác, Tri này lại khởi lên một niệm, tức Nhất Niệm Vô Minh (Vọng Niệm); Là Niệm Nhị Biên Phân Biệt luôn đối đãi, chấp thật, chấp giả! Và chúng ta đã tự chấp muôn cảnh muôn vật hiện hữu là có Thật; Cũng vì cái điên đảo của Nhất Niệm Vô Minh này đã đem Trí chuyển thành Thức để rồi sinh ra 84 ngàn phiền não, trần lao! Như vậy là muôn điều đều do Nhất Niệm Vô Minh hóa thân, mà gốc của Nhất Niệm Vô Minh này là Vọng Giác, còn gọi là Vọng Tâm, hay rõ hơn nữa là Kiến Văn Giác Tri, (Không ngoài Thân Tâm chúng ta).

Ai ai cũng thắc mắc Vọng Tâm, Vọng Tưởng này ở đâu ra" Nhất Niệm Vô Minh này từ đâu đến" Xin thưa rằng trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật giảng rõ rằng : Đã gọi là Vọng thì là Giả, là Không Thật; đã gọi là mơ thì làm gì có nguyên nhân nào như câu chuyện Diễn Nhã Đạt Đa, một hôm soi gương, chợt hoảng hốt khi thấy rằng mình không có đầu. Nổi kích động lớn đến nỗi khiến Diễn Nhã Đạt Đa hóa điên và chạy quanh để tìm xem ai đã lấy mất cái đầu của mình" Cũng như có một giả thuyết khác, cho rằng Diễn Nhã Đạt Đa khi nhìn vào trong gương thấy rằng lông mày, con mắt có thể thấy được thì tại sao cái đầu lại không thấy được mặt mày, cho nên nổi điên giận trách cái đầu và cho là giống yêu quái rồi bỏ chạy.

Chúng ta đều sống trong Mơ, mê muội với cái Vọng Giác và Niệm Nhị Biên Phân Biệt nên trước Cảnh sinh Tâm. Thay vì chúng ta là Phật, là cái vượt ngoài có/không, thật/giả, biết/không biết thì nay tự chúng ta lật ngược lại: Phật thành Chúng Sinh, Cõi Cực Lạc thành Cõi Sa Bà, là cõi Vô Thủy Vô Minh của Thân, Tâm, Thế Giới, cũng là nguồn gốc của Sinh Tử để tự động Vô Thủy Vô Minh là Thể, Nhất Niệm Vô Minh là Dụng, cho nên khi nào chúng ta biết là Vọng Giác, Vọng Biết, khi nào chúng ta không biết là Vô Ký Không, tức Vô Thủy Vô Minh!

Với Nhất Niệm Vô Minh suốt đời nầy qua đời khác, chúng ta là người đang Mơ, sống trong cảnh Mơ thì mọi tìm hiểu phân tích, mọi phát minh gì gì chăng nữa cũng chỉ là Mơ, dù giấc Mơ ngắn hay dài, kết quả nào cũng là con số không, vì đã là Mơ thì không phải là thật!  Cứ như thế với Niệm Vô Minh này nó thêu dệt mọi Vọng Tưởng Phiền Não, cái Ý Niệm Kiên Cố luôn luôn chấp Thật có Ta, có Người, có Nghiệp Thiện, Nghiệp Ác, có Sinh Mạng với số lượng thời gian, không gian và rồi đi đến kết quả là chúng ta đã tự tạo, tự chiêu cảm nên Vòng Sinh Tử Luân Hồi không bao giờ chấm dứt.

Để tỉnh mộng, chúng ta cần Giác Ngộ thì mới ra khỏi cơn mộng mơ quái ác sinh tử ấy! Mà khi muốn tỉnh mộng, chúng ta cũng phải có phương pháp, nhưng chẳng có phương pháp nào hữu hiệu và thực tế bằng nương vào một phương pháp thực tiễn nhất của Đức Phật, là học hỏi về chính Thân Tâm mình để tỉnh ngộ chính mình.

Khi hiểu biết rốt ráo về mình, rõ biết mình là ai, thì sẽ biết rõ vũ trụ, vạn vật, và cũng là mục đích đã được hoàn tất.

Sau đây là những phần chúng ta cần học để hiểu về chính chúng ta :

I./ Thân Tâm Vô Minh.

II./   Phương pháp hết Vô Minh.

1.- Tỉnh mộng (Kiến Tính).

2.- Sau khi Kiến Tính: "Kiến Tính rồi mới khởi Tu".

III./ Kết luận về Tứ Khoa Thất Đai.

I./ Thân Tâm Vô Minh: Bởi Vọng Giác (Kiến, Văn, Giác, Tri), Bởi Nhất Niệm Vô Minh mà chúng ta có Thân Tâm Vô Minh; Con người của chúng ta từ ngoài vào trong được bao gồm bởi Tứ Khoa, Thất Đại được tóm tắt tổng quát như sau:

1.- Tứ Khoa gồm: Ngủ Ấm, Lục Nhập, Thập Nhị Xứ và Thập Bát Giới.

    a/ Ngũ Ấm: là Năm cái ngăn che chúng ta không nhận được Tự Tinh:

- Ngăn che do hình tướng (Thân và Cảnh) thì gọi là Sắc Ấm.

- Ngăn che do cảm giác thì gọi là Thọ Ấm.

- Ngăn che do tưởng tượng các Danh Tướng thì gọi là Tưởng Ấm.

- Ngăn che do tâm niệm thay đổi bởi các sự vật hoặc đáp ứng với sự vật thì gọi là Hành Ấm.

- Ngăn che do những tập quán sai lầm chứa chấp trong Tiềm Thức thì gọi là Thức Ấm.

   b/ Lục Nhập : là Sáu cách thu nạp Trần Cảnh (tiền cảnh),  ngăn che Tự Tính.

¢ Nhãn Căn  thu nạp Sắc Trần.

¢ Nhĩ Căn  thu nạp Thanh Trần.

¢ Tỉ Căn  thu nạp Hương Trần.

¢ Thiệt Căn  thu nạp Vị Trần.

¢ Thân Căn  thu nạp Xúc Trần.

¢ Ý Căn  thu nạp Pháp Trần.

   c/ Thập Nhị Xứ: là Mười Hai chỗ sinh ra sự Hay Biết,  ngăn che Tự Tính.

- Nhãn Căn với Sắc Trần.

- Nhĩ Căn với Thanh Trần.

- Tỉ Căn với Hương Trần.

- Thiệt Căn với Vị Trần.

- Thân Căn với Xúc Trần.

- Ý Căn với Pháp Trần.

 d/ Thập Bát Giới: là Mười Tám cái riêng biệt giới hạn gồm :

- Sáu Căn ( Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý).

- Sáu Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp)

- Sinh ra Sáu Thức (Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức)  ngăn che Tự Tính.

2./ Thất đại (tổng quát) gồm: Đất, Nước, Gió, Lửa, Không, Kiến và Thức.

Thân người gồm:

o Đất: xương, da, lông móng…

o Nước: máu mủ, mồ hôi, nước bọt…

o Gió: (không khí): hơi thở, thổi hơi…

o Lửa: hơi ấm…

o Không: hư không vô ký (khi còn Vô Minh)

o Kiến: Cái Thấy tĩnh lặng không dao động (Thể)

o Thức: Tâm Ý Thức phân biệt nên dao động (các tác dụng nhận biết muôn điều, muôn vật của Thế Gian).

Tứ Khoa, Thất Đại đi vào chi tiết hơn như sau:           

- Ngũ Ấm hay Ngũ Uẩn: hơi phức tạp, chúng ta sẽ đi từ thô tới tế, từ vật chất đến tinh thần cho nên cái tên của nó cũng theo đó mà thay đổi sao cho hợp tình, hợp lý với nó như những tên: Ngũ Uẩn - Ngũ Trược - Ngũ Vọng và Ngũ Thức.

A.- Ngũ Ấm ( Tổng Quát) gồm có: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

- Sắc Ấm: Ngăn che Chân Tính bởi mọi Hình Tướng là Thân, Cảnh như tất cả mọi vật có hình tướng và mầu sắc.

- Thọ Ấm: Ngăn che Chân Tính do Cảm Giác như mọi sự đau đớn, nóng lạnh…(thuộc về Thân), khổ vui, yêu ghét…(thuộc về Tâm).

- Tưởng Ấm: Ngăn che Chân Tính do tưởng tượng các danh tướng của mọi sự vật Thí dụ: ngồi đây mà tưởng nhớ người, nhớ cảnh bên Việt Nam, và ngược lại từ mọi sự vật trước mắt, tùy theo cá tính riêng, những cái đặc biệt riêng và những cái liên hệ của chúng mà tưởng tượng rồi đặt tên, tạo hình cho chúng. 

- Hành Ấm: Ngăn che Chân Tính do Tâm Niệm thay đổi từng sát na bởi đáp ứng, va chạm với mọi sự, mọi vật, có nghĩa là Tâm Niệm không bao giờ cố định; Nó bị chi phối, thay đổi theo cảm giác tiếp xúc với muôn cảnh vật. Nói cách khác Tâm Niệm chạy theo vạn vật và bị vạn vật chuyển!

- Thức Ấm: Ngăn che Chân Tính do những chủng tử của tập quán, thói quen bảo thủ sai lầm chứa chấp trong tiềm thức: chấp ngã, sân hận, ngạo mạn, nghiền rượu, thuốc..v..v…

Bản tính của chúng ta vốn Thường Trụ, Thanh Tịnh nhưng vì tự chúng ta tạo ra cái Vọng Tâm, đương nhiên phải theo vọng và để Vọng Tưởng choán mất Tâm Tính nên mới sinh ra Ngũ Trược.

B.- Ngũ trược (Ngũ Ấm đi vào chi tiết hơn) gồm có: Kiếp Trược, Kiến Trược, Phiền Não Trược, Chúng Sinh Trược và Mệnh Trược.

Kiếp Trược (Từ cái vốn Vô Vi, tự khởi Vọng Giác rồi lật ngược lại để tạo thành kiếp chúng sinh): cùng một Tâm Tính mà tự chia làm hai có Năng, có Sở (Ta/Người, Thân/Tâm) nhưng giai đoạn này thì Năng Minh (Ta, Tâm Ta) chưa có phân biệt và Sở Minh (Người, Thân Ta) chưa có hình tướng. (Cái Bào Thai đang cấu tạo chưa thành Thân, Tâm).

Kiến Trược: (Giai đoạn Kiến Trược tạo thành Tà Kiến, Vọng Kiến): Tâm Tính đã bị chia ra có Thân Tâm, có Cảnh, tự đem cái Vọng hay biết (Năng Minh) cột vào cái Thân Tứ Đại làm cho những vật vô tri cũng có hay biết, rồi đem Thân đối với Cảnh, Cảnh đối với Thân, nên sinh ra nhiều cảm giác khác nhau, nhưng ở giai đoạn này cảm giác vẫn còn hồn nhiên nên chưa phân tích ra thành sự sự, vật vật. (Đứa bé đã chào đời).

Phiền Não Trược (tạo thành nghiệp quả): Là ý thức gom góp, tóm thu tất cả mọi cảm giác; khi Thân Tâm đối cảnh, cảnh đối với Thân Tâm thì trước tiên Ý Thức phát hiện mọi hình tướng của mọi sự vật, rồi nương theo các hình tướng chung ấy mà phân biệt sự này, vật khác tùy vào từng cá tính đặc biệt hay hình tướng đặc biệt riêng của nó mà đặt tên, mà tạo nên cảnh danh tướng, rồi ưa/ghét, nhớ/thương, nghĩ ngợi, làm cho Tâm Thức luôn luôn bị rối loạn, căng thẳng và khổ não! (Đứa bé trên đường trưởng thành, đang học hỏi và đang tạo những nghiệp Thiện Ác).

Chúng Sinh Trược (tạo thành chúng sinh trôi lăn): Tới giai đoạn này thì cái Vọng Tưởng Thân Tâm đã trưởng thành, có nghĩa là chúng ta đã hoàn toàn rời bỏ Chân Tâm Thường Trụ để nhận cái Vọng Tâm Thức phân biệt, sinh diệt là Tâm mình, nhận cái Thân Tứ Đại Sinh Diệt làm Thân mình thì làm sao mà tránh được quả báo Diệt Sinh! Mặc dù chúng ta muốn sống mãi, nhưng quả báo Sinh Diệt lại bắt buộc những cái có Sống thì phải có Chết nên khi chúng ta phải Chết thì cứ khóc than, luyến tiếc mãi cái sống, do lẽ đó chúng ta cứ bám víu vào hết Thân này, đến Thân khác để được sống! Đó là dòng nghiệp báo dài vô cùng tận để chúng ta xoay vần mãi trong Lục Đạo. (Đã thành Chúng Sinh, Thân Tâm chấp chước kiên cố như sắt, như thép khó mà chuyển hóa).

Mệnh Trược (Định Mệnh an bài cố định): chúng ta sống với thân nào ở trong Lục Đạo thì bị dính liền với thân ấy, và phải bị các tổ chức của thân ấy ràng buộc theo từng bộ phận trên thân mà lĩnh thụ những cảm giác nhất định làm cho cái Tính Thấy Biết Viên Mãn bị hiện nghiệp hạn chế, cho nên chúng ta chỉ thấy với Con Mắt, nghe với cái Lỗ Tai v.v.. (Chúng Sinh tự tạo nghiệp, tự chiêu cảm để có định mệnh an bài trong 6 nẻo).

C.- Ngũ Vọng ( Cội Gốc của Ngũ Ấm):

Cội gốc của Ngũ Ấm đều là Vọng Tưởng, chúng ta bao kiếp sinh tử trôi lăn hết Thân này lại qua Thân khác chỉ vì cố chấp, chấp thật cái Vọng Tâm Ý, Ý Thức là mình nên khi gá vào thân nào thì đem Vọng Tâm Thức vào thân ấy để tạo thành Ngũ Vọng như được trình bày sau đây:

Vọng Tưởng Kiên Cố ( cội gốc của Sắc Ấm): như  Sắc Thân hiện tiền của chúng ta đây là Vọng Tưởng Kiên Cố.

Vọng Tưởng Hư Minh (cội gốc của Thọ Ấm): các Cảm Thọ đều xúc động đến Thân Thể một cách vi tế đến nỗi chỉ tưởng tượng thôi, mà Sắc Thân bị ảnh hưởng và bị sai khiến. Thí dụ: chỉ nghe nhắc đến quả chanh, chua lắm mà trong miệng nước bọt chảy ra, nếu cái Sắc Thân của chúng ta không phải đồng một loài hư vọng, duyên cớ gì mà bị ảnh hưởng" chung qui chỉ vì chấp mọi cảm giác là Thật, là thường hằng nên chúng ta mới bị mọi cảm giác thế gian trói buộc chặt chẽ khó mà thoát ra được!

Vọng Tưởng Dung Thông (cội gốc của Tưởng Ấm): Ý nghĩ sai khiến Sắc Thân, nếu Sắc Thân không phải cùng loài hư vọng thì làm sao Thân chúng ta lại theo ý nghĩ sai khiến! Lúc thức thì Tâm Thức lúc nào cũng tưởng tượng các danh ngôn, danh tướng. Rồi lại từ danh ngôn, danh tướng mà tưởng tượng ra sự sự, vật vật để sống trong cảnh danh ngôn, danh tướng! Khi ngủ thì chiêm bao, cũng sống trong cảnh danh ngôn (lời nói), danh tướng, làm cho Tâm Niệm luôn luôn bận rộn, lay động. Những Vọng Tính tưởng tượng, suy nghĩ lay động đó là Vọng Tưởng Dung Thông.

Vọng Tưởng U-Uẩn (cội gốc của Hành Ấm): Tư Tưởng cùng thân thể của chúng ta chuyển hóa không ngừng, thầm thầm dời đổi, sinh sinh, diệt diệt mãi từng sát na mà chúng ta không hề hay biết như: móng tay, tóc dài ra, khí lực tiêu, da mặt nhăn v…v…những cái âm thầm dời đổi, các hành niệm không dừng mà chúng ta không hề hay biết đó là Vọng Tưởng U Uẩn.

Vọng Tưởng Vi tế (cội gốc của Thức Ấm) xin luận bàn sơ qua: Thức Ấm là Đệ Bát Thức, làVọng Thức vì nó chịu và bị từng niệm, từng niệm hư vọng huân tập; Cái Đệ Bát Thức, Vọng Tưởng Điên Đảo, vi tế huyễn hóa, trống rỗng, tập trung, gom góp và quán xuyến mọi điều Thấy, Nghe, Hay Biết của chúng ta; Tạng Thức này thấy như vẳng lặng, thực ra không phải thế, nó như dòng nước chảy gấp, vì chảy quá nhanh mà trông như đứng lặng chứ không phải là không chảy; Nói cách khác là niệm niệm sinh diệt tiếp nối nhau không dứt, mọi chủng tử liên tục không ngưng… Nếu cội gốc của nó không phải là Vọng Tưởng thì nó đâu có chịu để từng niệm hư vọng huân tập như thế, rồi tự ghi và giữ lại mọi hình ảnh, khiến cho chúng sinh có thể nhớ lại mọi điều trong quá khứ, vậy cội gốc của Thức Ấm là Vọng Tưởng Vi Tế huyễn hóa.

Với cái vọng này chúng ta cột chặt, chấp chặt và mang theo hết đời này sang đời khác, hết Thân này đến Thân khác. Bằng một Vọng Thói Quen, một quan niệm Vọng thật vững chắc không thay đổi, chấp thật Thân Thất Đại và Ngũ Uẩn là mình rồi ôm theo Thần Thức (Bát Thức Vô Tướng), là cái luồng nghiệp lực bất biến mà lại diễn tiến không hề ngừng từng Sát Na! Nó chính là luồng nghiệp lực cuối cùng khi ta Chết và nó lại tái sinh, nên cũng là luồng nghiệp lực đầu tiên cho ta đi Thọ Thai. Cứ quanh quẩn mãi như thế không bao giờ chấm dứt, để chúng ta phải an phận với thân Ngũ Uẩn, vì đã lỡ đem Chân Tính Thường Trụ chia ra Sáu căn làm cho sự Thấy, Nghe, Hay Biết bị ngăn ngại, cách bức nhau, và cũng tự chiêu cảm với định mệnh, để an bài trong Sáu nẻo.

D.- Bát Thức (Ngũ Ấm đi vào vi tế) gồm có:  

a./ Tiền Ngũ Thức (Sắc, Thọ) do Năm Căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân đối với Năm  Trần:  Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc khiến ta có Tiền Ngũ Thức.

b./ Tưởng Ấm: Là Ý Thức, cũng còn gọi là Thức số 6, có rất nhiều nhiệm vụ như  nó          vừa làm môi giới cho Mạt Na Thức (Thức số 7) vừa liên hệ với A Lại Gia Thức  (Thức số 8) bên trong, lại vừa liên hệ với Tiền Ngũ Thức (Năm Thức đầu) bên ngoài;  Nó có tên khác nhau tùy theo nhiệm vụ mà gọi như:

- Thức Nhị Biên Phân Biệt: Nó luôn phân biệt, học hỏi, quan sát, tính toán, nhận biết  về Trần Cảnh (mọi sự, mọi vật của Thế Gian). Nếu không có nó thì 6 Căn tiếp xúc từng Sát Na với 6 Trần chỉ có Giác Quan, như Nhãn Căn Thấy mà không biết là Thấy gì! Nhĩ Căn nghe tiếng mà không biết là tiếng  của cái gì! cho nên phải có nó mới phân biệt minh bạch, là khi thấy thì thấy người hay vật, mầu xanh hay đỏ; Khi nghe tiếng, thì nghe tiếng người hay tiếng chim kêu, tiếng xe chạy…v…v…

- Độc Đầu Ý Thức: Chỉ một mình Ý Thức tự duyên, tự biến, tự tạo dựng những cảnh tượng trong chiêm bao mà không cần liên hệ gì với Năm Căn trước (Ngũ Giác Quan).

- Nhiệm Vụ Tưởng Tượng: Nó điên đảo, thêu dệt, tưởng tượng hình tướng rồi đặt tên, đặt tuổi cho các sự sự, vật vật để có cảnh danh ngôn (lời nói):  mà nói, mà viết; để có cảnh hình tướng: mà vẽ, mà tả…Rồi lại từ tướng hình, lời nói, lời viết mà tưởng tượng ra sự sự, vật vật….

Tóm lại, Ý Thức là một trong Tám Thức rất quan trọng vì sự hoạt động của nó rất rộng rãi, chính bản thân nó thì luôn luôn hoạt động ngày đêm, nhưng cũng có lúc gián đoạn như khi ngủ thật say không mộng mơ, khi bị chụp thuốc mê và khi bất tỉnh.

c./ Hành Ấm: Là Ý Căn, Là Mạt Na Thức (Thức số 7):

Hành là kết quả của Tưởng, cũng là quả của Ý Thức; Nó có rất nhiều nhiệm vụ:

1./ Phần Thô:

Bị Ý Nghĩ sai khiến nên tự động Thân Khẩu vâng lệnh thi hành một cách thật hài hòa với Ý Nghĩ.

Phần Tế:

Tư tưởng vận hành âm thầm rất vi tế là:

A) Đem tất cả mọi niệm dù Thiện hay Ác vào Tạng Thức (Thức số 8)

làm Nhân Nghiệp, cất giữ ở đó để chờ đầy đủ Nhân Duyên mà tạo Quả Thiện hay Quả Ác, Quả nào đủ Nhân Duyên chín trước thì se được phát hiện ở tương lai.

B) Đem các Pháp, các Chủng Tử, các Quả Thiện, Ác từ trong Tạng Thức (Thức số 8) truyền tống ra ngoài khi cần; Do đó nó còn có tên là Truyền Tống Thức.

2./ Là cội gốc của Ý Thức (Thức số 6), sinh ra Ý Thức.

3./ Chấp Ngã, cũng là Thức số 7.

4./ Kẻ coi kho (Kho A Lại Gia Thức).

5./ Suy nghĩ, ôn lại, thu nạp những điều đã học hỏi, nhưng lúc nhớ, lúc quên tùy theo Tiềm Thức đưa ra được cái gì thì gọi là nhớ, Tiềm Thức không đưa ra được thì gọi là quên, chỉ vì Ý Căn không thể duyên, và đi thẳng ngay vào Tiềm Thức được. Như vậy, do Nhớ/Quên, Thức/Ngủ đối đãi mà có Ý Căn; Ý Căn đối đãi với Pháp Trần mà có Ý Thức.

Tóm lại Ý Căn và Ý Thức đều có Chủng Tử Chấp Ngã rất mãnh liệt nhưng hơi khác nhau như:

-- Thức số 6 (Ý Thức)  được dùng khi: Tính toán, học hỏi, mưu mô để bảo vệ, tư lợi cho Bản Ngã.

-- Thức số 7 (Mạt Na Thức) được dùng khi: bất thần bị cái gì bay vào mắt, bất thần bị lửa chạm vào Thân, bất thần bị ai đánh…thì Mạt Na Thức tự tránh né để Bảo Vệ cho Bản Ngã một cách thật nhanh nhẹn vàsắc bén, trong khi đó thì Ý Thức chưa đủ nhanh để can thiệp.   

d) Thức Ấm (Thức số 8 vào vi tế): Thế Giới, Chúng Sinh, Luân Hồi, Sinh Tử đều do Vọng Tâm, Ý, Ý Thức tạo dựng nên Thân Tâm con người chúng ta gồm có 8 Thức là:

- Tiền Ngũ Thức: Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức và Thân Thức (thuộc về Thân).

- Thức số 6: Ý Thức là Thức Nhị Biên luôn luôn phân biệt Trần Cảnh.

- Thức số 7: Mạt Na Thức, chính là Bản Ngã (Ego, tiềm ẩn bên trong).

- Thức số 8: (Đi vào chi tiết và vi tế hơn) Được gọi nhiều tên tùy theo sự huân tập Thiện hay Ác, Tốt hay Xấu mà đổi tên, thường ra khi chưa hiểu gì thì ai cũng gọi nó là Thần Thức tức là Thức Tái Sinh, là Luồng Nghiệp Lực Bất Biến mà biến diễn không ngừng từng Sát Na. Nó là Luồng Nghiệp Lực cuối cùng (chết) và cũng là Luồng Nghiệp Lực đầu tiên khi đi Nhập Thai. Thức này tiềm ẩn rất sâu, sâu hơn Mạt Na Thức rất nhiều và được ví như một cái Kho, rộng mênh mông, sâu thăm thẳm, nó ghi nhận và chứa mọi Hạt Giống Thiện Ác của Thân, Khẩu, Ý để tạo thành một dòng Nghiệp Lực Bất Biến, dài vô cùng tận, Nó liên tục từng Sát Na với các Nghiệp đã tạo, đang tạo và sẽ tạo để định đoạt, an bài cho chúng ta đi vào Lục Đạo.

Thức số 8 có nhiều tên gọi là do sự huân tập:

Lúc ban đầu nó có tên là A Đà Na Thức, bản tính của nó là Vô Ký, không phải        Thiện, không phải Ác, tùy theo sự huân tập mà có Thiện, có Ác, có Mê, có Ngộ.

Chúng ta vì một Niệm Bất Giác (Nhất Niệm Vô Minh) chấp có Thật Ngã, vô tình đã huân tập A Đà Na Thức có những Chủng Tử (Tập Khí) Chấp Ngã, do đó A Đà Na Thức được đổi tên là A Lại Gia Thức.

Khi chúng ta nhận ra và biết sợ hãi cho cuộc đời dâu bể, sinh diệt nên đi tìm con đường giải thoát, là đã biết Tu Hành và Tu cho đến khi diệt trừ được Ngã Chấp, có nghĩa là Chủng Tử Vô Ngã Trí đã đủ sức mạnh để ngăn cản không cho Chủng Tử Chấp Ngã phát hiện ra nữa, thì A Đa Na Thức đổi tên là Dị Thục Thưc (Dị: là khác nhau, Thục: là thành thục).

Dị Thục gồm 3 nghĩa:

1.- Khác Thời Gian mà Thành Thục: Thí dụ  mỗi ngày học một  ít chữ, lâu ngày sẽ đọc và viết được.

2.- Khác Loài mà Thành Thục: Thí dụ học Toán, lúc học trong sách thì khác, đến khi ứng dụng thì lại giải được những bài toán không có trong sách.

3.- Biến ra mà Thành Thục: Thí dụ những nhà Khoa Học nghiên cứu lâu ngày thì sự hiểu rộng, biết nhiều được chất chứa trong Tạng Thức nên sẽ có lúc độc xuất phát minh ra những điều không có trong sách đã từng học.

Cứ như thế Dị Thục Thức tùy theo những cái Nhân của sự huân tập mà hiện ra Quả, do lẽ đó Dị Thục Thức thường thay đổi cho đến khi Tu Hành tiến triển đến giai đoạn diệt được mọi Pháp Chấp có nghĩa là những chủng tử Pháp Chấp bị Chân-Như-Trí quá siêu việt ngăn cản, không cho hiện hành thì Đệ Bát Thức biến thành Toàn Thiện, không còn là Vô Ký nữa, nên nó không còn chịu cho các Chủng Tử Vô Minh, Bất Thiện huân tập nữa, tới giai đoạn này thì A Đà Na Thức đổi tên là Bạch Tịnh Thức (A Ma La Thức) kết hợp với Đại Viên Cảnh Trí và Hành Giả tu hành đã vào được Kim Cương Địa; Với Giáo Môn thì việc tu hành coi như đã xong, nhưng với Thiền Tông thì tới Bạch Tịnh Thức vẫn còn chưa xong, và còn phải tiến thêm một bước nữa, là ra ngoài cả Thiện lẫn Ác.

E.- Lục Nhập: Là Sáu cách thu nạp các cảm giác của Sáu Căn:

Nhãn Căn:  Mắt Thấy

Nhĩ Căn:  Tai Nghe

Tỉ Căn:  Mũi Ngửi

Thiệt Căn:  Lưỡi Nếm

Thân Căn:  Cảm Xúc Nóng, Lạnh, Trơn, Nhám…

Ý Căn:  Pháp Trần (Mọi Tư Tưởng…)

Trong Sáu cách nhập của Sáu Căn thì Năm Căn đầu, còn gọi là Ngũ Giác Quan, tương đối giản dị, dễ hiểu, riêng Ý Căn là Căn số 6 thì hơi phức tạp và cũng hơi khó hiểu; Chúng ta có thể tạm hiểu như sau:

- Ý Nhập: là sự thu nạp của Ý Căn.

- Ý Căn là cái Ý Niệm tiềm tàng, nó thu nạp các danh ngôn, hình tướng của mọi sự  vật bằng cách nương theo các cảm giác đặc biệt, hoặc do những việc đã học tập, ghi nhớ từ trước thường là qua Ý Thức.

Cũng xin nhắc lại những đặc điểm và nhiệm vụ của Ý Căn một lần nữa: chúng ta khó thấy và khó rõ về Ý Căn như thế nào vì khi thức thì Ý Thức hoạt động mãnh liệt quá, chỉ khi ngủ thật say không mộng mơ, khi té bất tỉnh, khi bị chụp thuốc mê, lúc ấy Ý Thức tạm ngưng, không phát khởi, thì ta mới thấy được Ý Căn ra sao. Thật ra thì khi ngủ, không phải là hoàn toàn không biết là có mình.

- Cái biết ngấm ngầm trong lúc ngủ là Ý Căn

- Ý Căn không duyên với ngoại cảnh mà chỉ duyên với những cảnh danh ngôn, danh tướng đã xảy ra trong quá khứ, đã học tập từ trước, hoặc không có trướcmắt; Trong lúc Ý Căn duyên với Pháp Trần như thế thì cái Thấy, cái Nghe hình như rời bỏ ngoại cảnh mà xoay vào bên trong để suy nghĩ, thu nạp, ôn lại những điều đã ghi nhớ, nhưng sự thật thì cái Thấy, Nghe đó cũng chỉ đi đến Pháp Trần mà không vào thẳng được Tiềm Thức, có nghĩa là Ý Căn không thể tự duyên thẳng với các điều đã học tập, mà hoàn toàn trông cậy vào Tiềm Thức đưa ra được điều gì thì gọi là Nhớ, và khi Tiềm Thức không đưa ra được thì gọi là Quên. Do những Nhớ/Quên, Thức/Ngủ, đối đãi như vậy thành ra có Ý Căn. Ngoài những việc ấy ra, Ý Căn không có Tự Thể.

F.- Thập Nhị Xứ: là Mười Hai chỗ sinh ra sự hay biết,  ngăn che Tự Tính.

- Nhãn Căn với Sắc Trần

- Nhĩ Căn với Thanh Trần

- Tỉ Căn với Hương Trần

- Thiệt Căn với Vị Trần

- Thân Căn với Xúc Trần

- Ý Căn với Pháp Trần

 G.- Thập Bát Giới: là Mười Tám cái riêng biệt giới hạn gồm:

- Sáu Căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý)

- Sáu Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp)

- sinh ra Sáu Thức (Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức)  ngăn che Tự Tính.

H.- Thất Đại: Như đã nói ở trên, ngay trang đầu, nay xin nhắc sơ lại:

 Trước cảnh hóa hiện của Cực Lạc do Tính Chân Không Diệu Hữu ánh ra, nên có muôn cảnh vật như huyễn, như hóa, chỉ dường như có chứ không phải thật có, dường như không chứ không phải thật không; Sự thật Bản Chất của sự sự, vật vật này là Tính Không, là Pháp Giới Tính, là Tính Trùng Trùng Duyên Khởi của mọi sự, mọi vật. Chỉ vì trước Cảnh sinh Tâm, tự dưng không nguyên nhân gì cả mà chúng ta sinh khởi ra cái Giác, là Vọng Giác rồi từ Vọng Giác, lại sinh khởi Nhất Niệm Vô Minh là Niệm Nhị Biên đối đãi chấp thật, chấp giả, niệm này đã tự chuyển Trí thành Thức, cho nên khi chúng ta hiểu biết về bất cứ cái gì thì chỉ làVọng Biết, và khi chúng ta không biết là Vô Ký Không tức Vô Thủy Vô Minh; Cũng do lẽ đó mà có Thất Đại hiện hóa nơi ta và cùng Pháp Giới.

- Phong Đại: Cái Vọng Giác thì sáng suốt và chấp thật. Cái Hư Không thì không hay biết gì, hai cái đối đãi với nhau thành có lay động nên tự phát sinh ra Gió, Gió có tính lay động chính mình và lay động muôn vật, do đó mà có Phong Đại ở nơi ta và ở khắp thế giới.

- Địa Đại: Gió cứ lay động mãi thì tự sinh ra cát bụi; Cũng chính vì cái Vọng Tâm phân biệt kiên cố quá nên tự nó lập thành tính cứng mà phát hiện ra Đất Đá, Sắt, Thép, Đồng, Chì..v…v…những thứ này có tính ngăn ngại do lẽ đó mà có Địa Đại ở nơi ta, và cùng khắp thế giới.

- Hỏa Đại: Những tính cứng là Sắt, là Đá..v…v… lại bị cọ xát mãi với Gió, thì có Hỏa Đại phát ra cùng khắp Pháp Giới và ở nơi ta.

Hỏa Đại có tính biến hóa, nó có khả năng biến mọi vật từ hình dạng này sang hình dạng khác như khi chúng ta nung sắt, nung đá thì chúng chảy thành nước. Cái lạnh cũng là Hỏa Đại chứ không riêng gì cái nóng, như tuyết lạnh cũng làm kim loại rỉ sét.

- Thủy Đại : Hỏa phát ra mãi, lại đốt những thứ cứng đó chảy thành nước, do đó có Thủy Đại nơi ta và cùng khắp Pháp Giới. Tính của Thủy Đại lưu hành khắp mọi nơi không ở yên một chỗ nào.

Ngũ Đại với Vũ Trụ Thế Giới: Năm thứ Đại (Đất, Nước, Gió, Lửa, Không) dung thông liên hệ, mật thiết với nhau giữa Hư Không, tạo thành Hình Tướng Vu Trụ Thế Giới:

Ngoài biển cả hơi Nóng (Lửa) luôn bốc lên đốt các vật cứng như đất, đá..v…v…thành Nước chảy xuống:

- Khi Hỏa Đại mạnh hơn Thủy Đại thì có nhiều gò, nhiều núi cao nổi lên, nhưng nếu ta lấy 2 viên đá đập vào nhau thì có Lửa, còn đem đá đi nấu ở nhiệt độ thật cao thì nó lại chảy ra thành Nước.

- Khi Thủy Đại (Nước) nhiều quá, mạnh quá mà Địa Đại (Đất) ít quá, kém quá thì:

¢ Chỗ Đất bị lún: thật sâu là biển, chỗ lún nông hơn là sông hồ, lạch..v…v…tùy theo chiều sâu của đất bị lún.

¢ Chỗ Đất không bị lún, nhưng vẫn không đủ Đất vì Nước nhiều hơn, thì Đất bị mềm, cây cỏ, rừng rú mọc lên, nhưng khi ta đốt cây cỏ, thì nó thành Đất, và đem Đất ấy vắt ra, thì lại thành Nước, và cứ thế Nước lại bốc hơi lên và...v…v…

Thất Đại của Chúng Sinh (đặc biệt là loài người): Như đã nói rất kỹ ở trên về Tạng Thức (Thức số 8) còn gọi là Thần Thức mà chúng ta đã gắn bó không rời hằng hà sa số Kiếp! Thức tái sinh này Vô Tướng, là nguồn Nghiệp Lực âm thầm tự động dẫn dắt chúng ta vào vòng Luân Hồi tùy theo nghiệp Thiện/Ác mà chúng ta đã tự tạo, để tự động đi Thọ Thai, đã được chứng minh rất rõ ràng qua "Thập Nhị Nhân Duyên" diễn tiến để có Thân Tâm Tứ Khoa, Thất Đại (Đất, Nước, Gió, Lửa, Không, Kiến và Thức):

Qua Thập Nhị Nhân Duyên:

1./ Vô Minh Duyên Hành: Vì Vô Minh, tức Nhất Niệm Vô Minh, nên có Tự  Ngã tạo Nghiệp (HÀNH)

    2./ Hành Duyên Thức: Cái Nghiệp Ngã, Chấp Thức (số 8) là Ta (THỨC).

 3./ Thức Duyên Danh Sắc:  Ôm Thức (số 8) đi Đầu Thai để có Thân Tâm (Danh Sắc) nhưng chưa thành tựu (DANH SẮC)

    4./ Danh Sắc Duyên Lục Nhập: Bào Thai đã có Sắc Thân với 6 Căn (LỤC NHẬP).   Danh Sắc là Bào Thai: Danh: là Bốn Uẩn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ có tên gọi nhưng chưa thành tựu, Thần Thức này tạm có tên gọi, nhưng nó Vô Tướng, là Tâm.  Sắc: Tinh trùng của Cha, và noãn trứng của Mẹ là Thân Tứ Đại (Đất, Nước, Gió, Lửa).

    5./ Lục Nhập Duyên Xúc: Sáu Căn, Sáu Trần tiếp xúc với nhau, đứa bé đã sinh  ra (XÚC)

    6./ Xúc Duyên Thọ: Vì tiếp xúc với nhau nên có Cảm Giác riêng biệt của Sáu Căn để lĩnh thụ mọi hoàn cảnh của đời (THỌ).

    7./ Thọ Duyên Ái: Vì có cảm giác đặc biệt nên có Ái (ÁI).

    8./ Ái duyên Thủ: Vì có ái nên Chấp và muốn chiếm giữ THỦ).

    9./ Thủ Duyên Hữu: Chấp, giữ chặt rồi nhận làm sở hữu của ta để tạo Nghiệp cho kiếp sau (HỮU).

  10./ Hữu Duyên Sinh: Đã là Ta, là Của Ta thì phải tạo Nghiệp để tư lợi cho Bản Thân, cũng là gieo Nhân đời này đe Thọ Sinh đời sau (SINH).

 11./ Sinh Duyên Lão: Đã có Sinh thì phải đi đến Già (LÃO).

 12./ Lão Duyên Tử: Đã có già là phải có Chết (TỬ).

Cũng qua Thập Nhị Nhân Duyên: Thân Tâm của chúng ta đối với sự sự, vật vật của Vũ Trụ này đều không ra ngoài vòng của 12 Nhân Duyên :

-- Con người: Đi trọn vẹn cả vòng 12 Nhân Duyên với (Sinh, Trụ, Dị, Diệt).

-- Muôn sự, muôn vật mà chúng ta yêu, ta giữ chặt, chúng cũng ở trong vòng của 12  Nhân Duyên với (Thành, Trụ, Hoại, Không).

Đón đọc phần 2: Phương Pháp Hết Vô Minh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.