Hôm nay,  

Giải Thưởng Nobel 2010

14/10/201000:00:00(Xem: 5282)

Giải Thưởng Nobel 2010

Sơn Điền Nguyễn Viết khánh
Giải thưởng Nobel năm nay đã kết thúc với hai buổi lễ song hành tại Stokholm và Oslo. Tất cả đã có 6 giải được trao tặng. 1) Giải dành cho một ngành đặc biệt của Sinh học chú trọng đến chức năng và tiến trình của các bộ phận sinh vật, tức giải Y học. 2) Giải Vật lý học. 3) Giải Hóa học. 4) Giải Văn chương. 5) Giải Kinh tế. 6) Giải Hòa bình.
Giải Y học tặng Robert Edward của Anh quốc, vì phát triển được phương pháp thụ thai trong ống nghiệm, giúp hàng triệu cặp vợ chồng không có con. Nhưng phương pháp này có thể gây sự chống đối mạnh mẽ của Ky-tô giáo. Giải Vật lý tặng hai người gốc Nga Andre Geim và Konstantin Novoselov vì đã phát minh được một chất liệu mỏng nhất và dai chắc nhất, chưa từng có trong lịch sử loài người. Giải Hóa học tặng hai nhà khảo cứu: Richard Heck, Mỹ và Ei-ichi, Nhật, vì đã phát minh phương pháp mới nối liền các nguyên tử carbon (than) để dùng trong Y học và điện tử học. Giải Văn chương tặng nhà văn Mario Vargas Llosa, nước Peru. Giải Kinh tế tặng 3 người: 2 người Mỹ là Peter Diamond và Dale Mortensen, người thứ ba là Christopher Pissarides, công dân Anh và đảo Cyprus. Giải Hòa bình tặng một người Trung Quốc là ông Lưu Hiểu Ba. Vì một lý do đặc biệt chúng tôi muốn chú trọng đến giải Hòa bình này.
Người được tặng giải là ông Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), sinh năm 1955, hiện đang ngồi tù đã 21 năm vì tội tham gia cuộc biểu tình quy mô tại Thiên An Môn năm 1989 chống chính quyền độc tài cộng sản Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã phẫn nộ vì vụ tặng giải thưởng cho một người hiện đang ở tù, nên đến thứ Ba tuần này đã hai lần hủy bỏ cuộc hội kiến với bà Lisbeth Berg-Hansen, Bộ trưởng bộ Ngư nghiệp Na uy. Việc tặng giải cho một người đang ở tù là chuyện chưa từng có. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại ở Á châu đã có bà Aung San Suu Kyi ở Miến Điện được tặng giải Hòa bình năm 1991vào lúc bà đang bị giam lỏng tại gia vì tội lập đảng chống bọn độc tài quân phiệt Miến.
Đặc sắc nhất là năm nay người được tặng giải quý giá này là một người đang nằm trong tù. Phản ứng của Bắc Kinh đã làm nổi bật tình trạng căng thẳng hơn nữa hiện đã gay go giữa Bắc Kinh và những sự phê phán, chỉ trích của thế giới đối với những vấn đề như sự đánh giá tiền tệ của Trung Cộng, vấn đề ngoại thương, kể cả những tham vọng về lãnh thổ mà từ lâu Trung Cộng vẫn ngấp nghé về phương Nam.
Nguồn tin AP từ Bắc Kinh sáng thứ Hai cho biết hôm chủ nhật bà vợ ông Lưu Hiểu Ba đến thăm chồng ở nhà tù. Ông Ba đã cho vợ biết ông được tin tặng giải Hòa Bình từ thứ Bẩy tuần trước, do bọn cai tù báo tin ông. Nói chuyện với vợ, ông Ba nước mắt chảy ròng nói ông đã quyết định tặng giải thưởng Nobel cho tất cả những người đã chết vì vụ đàn áp ở Thiên an môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Bà Lưu về nhà đã viết ngay tin này trên trang Twitter của mạng lưới Internet về vụ bọn cai tù đã bảo cho chồng bà biết ông được tặng giải Hòa bình. Bà viết như sau: "Thưa quý anh chị tôi về nhà và xin loan báo ngay để quý anh chị biết bọn cai tù đã cho chồng tôi biết từ đêm 9 tháng 10 vừa qua".


Nhưng cũng sáng thứ Hai theo nguồn tin của Reuters, một luật sư của bà Lưu nói bà "đã bị giam lỏng tại gia", nên ông không thể tiếp xúc với bà được. Các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Âu châu, kể cả Úc và Thụy sĩ cũng không thể đến viếng thăm bà Lưu tại tư thất của bà vào sáng thứ Hai. Tất cả đều bị bọn Cảnh sát thường phục chặn lại.
Báo chí Trung Cộng đã phản ứng gay gắt về vụ tặng giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba. Nhưng Global Times, một báo khổ nhỏ truyền tay viết bằng Hoa văn, được rất nhiều người đọc, viết: "Nếu lời kêu gọi thành lập chế độ dân chủ đa nguyên của ông Ba đã được mọi người nghe theo, số phận của Trung Quốc cũng không hơn gì số phận của nước Cộng sản Nga Sô và Nam Tư, nên có lẽ Trung Cộng đã sụp đổ".
Tờ China Daily, báo tuyên truyền chính thức của Bắc Kinh viết bằng Anh văn, loan tin vụ tặng giải thưởng là một thành phần của "âm mưu kiềm chế Trung Quốc" và vụ "giải Nobel đã đào thêm hố sâu ngăn cách giữa nước này với Tây phương". Theo tin Reuters từ Oslo sáng thứ Ba, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng việc phát giải cho ông Lưu là một "sự thiếu tôn trọng chế độ Tư pháp của Trung Quốc gây thiệt hại đến việc bang giao giữa hai nước".
Cũng hôm thứ Ba tuần này, bà Lưu nói với Reuters rằng chồng bà "hy vọng tôi có thể đến Na Uy tiếp nhận giải thưởng cho chồng tôi". Ông Geir Lundestad, thư ký Ủy hội giải Nobel Na Uy, hân hoan đón nhận tin đó. Ông nói, "Chúng tôi rất mừng đón tiếp bà ở đây. Việc này đã từng xẩy ra nhiều lần trong quá khứ". Những người được giải Nobel trước đây như Andrei Sakharov, Lech Walesa và Aung San Suu Kyi đều đã được đại diện gia đình của họ đến đây lãnh giải".
Về sự phẫn nộ của Trung Quốc, nhà cầm quyền Na Uy đã nỗ lực giải thích nhiều lần rằng chính phủ Na Uy không đóng một vai trò nào trong cuộc thảo luận của Ủy hội giải Nobel. Về phía Bắc Kinh, phát ngôn nhân bộ Ngoại giao nói phản ứng phẫn nộ của Trung Quốc không chỉ nhằm vào quyết định của Ủy hội mà còn nhằm cả vào chính phủ Na Uy đã ủng hộ việc này. Điều này ám chỉ những lời chúc mừng của các giới chức Na Uy đối với ông Lưu Hiểu Ba.
Suy nghĩ những diễn biến trên, tôi muốn có một vài lời kết luận như sau: Loài người chúng ta đã bước sang năm thứ 10 của Thế kỷ 21. Bộ óc con người đã tiến hóa rất nhiều và rất mau lẹ trước thời thế mới. Đó là bộ óc với những tư duy phóng khoáng để tiến đến một tương lai mới. Bộ óc đó không thể lạc hậu bảo thủ để khư khư ôm lấy những tư tưởng của những thế kỷ trước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.