Hôm nay,  

Tạp Ghi: Nỗi Buồn Tháng Tư

02/05/201000:00:00(Xem: 4867)

Tạp ghi: Nỗi Buồn Tháng Tư - Huy Phương

Cách đây ba mươi lăm năm, đây là những ngày cuối cùng của miền Nam trước khi xe tăng T.54 của Liên Xô lăn bánh vào dinh Độc Lập, cứ điểm cuối cùng tượng trưng cho chế độ VNCH. Có thật sự xe tăng Cộng Sản đã xô ngả cánh cửa sắt chính của dinh Độc Lập vào sáng 30 tháng tư không" Thật ra, vào buổi sáng hôm ấy, khi chính phủ Dương Văn Minh gởi lệnh kêu gọi buông súng trên đài phát thanh, cửa dinh đã rộng mở để mời phía “anh em” vào nhận “bàn giao”. Hôm sau, nhận thấy hình ảnh “tiến chiếm” dinh Độc Lập có vẻ dể dàng quá không có gì là tiến công mãnh liệt, giới quay phim Bắc Việt, với sự tâng công hay “góp ý” của một viên chức thuộc giới điện ảnh quân đội miền Nam, cảnh đột phá cánh cửa sắt đã được dàn cảnh lại cho hào hùng với những bộ đội miền Bắc thiết tùng và thế giới đã xem được những thước phim quay từ trước mũi súng của xe tăng như đứng từ trong dinh Độc Lập quay ra. Ngày nay người phóng viên điện ảnh nói với tôi câu chuyện này đã qua đời tại Pháp và ông sĩ quan tâng công với VC cũng đã chết tại Saigon. Tôi hy vọng sự kiện lịch sử nếu có người biết rõ, xin lên tiếng.
Sau ngày 1 tháng 5-1975, nhiều văn nghệ sĩ miền Nam, trong đó có nhiều nhà báo, nhà văn, nhà thơ, kể cả những người trong chính quyền hay quân đội xếp hàng tại “Hội Nhà Văn Yêu Nước”, tạm thời đặt tại toà Đại Sứ Đại Hàn đường Nguyễn Du để xin ghi tên vào hội- tôi xin nhắc lại, là -Hội Nhà Văn yêu Nước. Một thi sĩ đã nhanh chân mở ngay một quán cóc cà phê ngay trước cửa tòa nhà này để vận động và có chỗ cho anh em nghỉ chân, chờ đợi. Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng tại Saigon đã cống hiến cho Việt Cộng một tác phẩm mô tả một loạt phù hiệu các quân binh chủng để dưới đất, bị một bàn chân mang dép râu chà đạp, người chụp ảnh này đã dùng kỹ thuật tốc độ chậm để mô tả bàn chân “cách mạng” đang di chuyển, chà đi xát lại trên những phù hiệu tượng trưng cho quân đội VNCH. Chúng ta đã thấy nhiều minh tinh, tài tử miền Nam cầm cờ Mặt Trận GPMN chào mừng “giải phóng” trước đường Thống Nhất. Vào giờ phút đó, thi thể các anh hùng tuẩn tiết vẫn chưa được chôn cất.
Vậy thì đâu có gì lạ, nếu mãi hai mươi năm sau có người trở về “đầu hàng” Cộng Sản, sau khi đã ngốn bao nhiêu rượu thịt của hải ngoại.
Người ta nói muốn hiểu được Cộng sản phải bị Cộng Sản đè đầu.
Nỗi buồn đầu tiên của một người lính là bỗng nhiên một buổi sáng thấy mình thất trận, buộc phải đầu hàng và sau đó tự nguyện xếp hàng ghi danh để được tập trung vào nhà tù. Nhìn quanh bạn bè chiến hữu, người đã vượt thoát, người đã hy sinh và một số đông bỏ mình trên đường lui binh, nằm lại trên tỉnh lộ 7B, chôn mình trên các bãi biển Thuận An, Mỹ Khê... dưới làn pháo giặc.
Câu tự vấn là nếu thật sự khi các viên chức miền Nam vào tù mà đồng bào ở ngoài no ấm, hạnh phúc hơn ngày trước thì họ cũng đáng bị ở tù. Nhưng sự thật không phải như thế. Quả là không có một cuộc tắm máu, nhưng đã có thật một chính sách trả thù ghê gớm. Nhiều viên chức xã ấp, đảng phái, cảnh sát đặc biệt nghe lời kêu gọi ra trình diện, thay vì được tập trung để “cải tạo” đã bị đưa đi thủ tiêu. Nhiều toán biệt kích dù ra trình diện bị bắn và vứt vào giếng cạn. Nhiều viên chức miền Nam bị bắn ngay tại chỗ hay bị hành hạ bằng nhiều cách trong các nhà tù dương danh “trại cải tạo,” cầm tù hàng chục vạn viên chức miền Nam không hề  xét xử, gây nên bao nhiêu cái chết chết oan uổng, làm cho bao nhiêu gia đình ly tán.
Cộng Sản Bắc trả thù dân miền Nam bằng cách dồn dân đi “kinh tế mới” giết lần mòn thể xác, ý chí và bần cùng hoá con người để “nông thôn hoá” thành thị, đem Saigon xuống ngang với Hà Nội. Hai lần đổi tiền kiểu “cướp cạn”đã làm cho dân miền Nam kiệt quệ. Chính quyền Cộng Sản xô đẩy hằng trăm nghìn người ra biển khơi bằng nhiều cách “bán chính thức”, tổ chức cho ra đi để lấy vàng hay thúc ép người dân tìm con đường sống trong cõi chết.


Nhìn lại 35 năm, cộng đồng người Việt tỵ nạn ra hải ngoại đã thành hình. Từ những người di tản đầu tiên vào cuối tháng tư, đến các đợt thuyền nhân, đợt con lai tìm về đất cha, các cựu tù nhân chính trị đến Mỹ theo chương trình nhân đạo gọi là H.O, những người được thân nhân bảo lãnh theo diện di dân đã tạo thành một khối người di dân vĩ đại trên thế giới, dù là ở Mỹ, Canada, Âu hay Úc châu đều những con người đã chối bỏ chế độ Cộng Sản, bỏ quê hương, mồ mả ông cha ra đi. Tuy vậy, ngày nay chúng ta có đủ khoa bảng, tiền bạc và sức người nhưng không có hai điều: lãnh đạo và đoàn kết. Không có lãnh đạo là không có kế hoạch chung, nếu còn muốn trở về Việt Nam. Thiếu đoàn kết là giết, phá nhau cuối cùng là tan hoang. Chỉ còn những đám người làm ăn lẻ, vì lợi lộc và danh vọng, không cần dư luận dù muối mặt, chỉ cần vin vào sự tự do ở xứ người để hành động.
Được gọi là cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản trên thế giới, mỗi năm chúng ta “tiếp máu” cho Việt cộng khoảng 8 tỷ Mỹ kim, và có 100 hội đoàn thiện nguyện quyên góp giúp cho Việt cộng đủ mọi mặt từ xã hội, giáo dục, y tế. Theo các chuyên gia kinh tế tài chánh, với  trên ba trăm nghìn hoặc có thể gần năm trăm nghìn người  hải ngoại du lịch Việt Nam mỗi năm, mang số hiện kim bằng Đô la, Euro, hay Bảng Anh  về đã góp thêm sức mạnh cho Cộng Sản Việt Nam không phải là con số nhỏ. Biết điều thì được ca tụng yêu quê hương, xoá bỏ hận thù, có ý kiến sửa đổi, đòi cải tổ chính trị thì bị lên án chống phá tổ quốc. Cuối cùng đất nước nghèo mà nhà cầm quyền giàu sụ, hố ngăn cách giữa dân và lãnh đạo càng ngày càng sâu, hận thù giữa người cũ, người mới vẫn còn tồn tại. Đảng Cộng Sản rêu rao điều nhân nghĩa nhưng chưa làm được điều gì để ăn năn những lỗi lầm làm cho hàng triệu sinh linh oan khuất, gây cho đất nước phân hoá, quê hương lạc loài, chia cách.
Hai triệu người "sinh Bắc tử Nam", "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", dân miền Bắc chịu đói chịu khổ trong bao nhiêu năm không phải để “vỗ béo” cho  bọn cầm quyền hôm nay. Cũng như chúng ta, cộng đồng tỵ nạn, đã có bao nhiêu người chết sông chết biển, bao nhiêu người hy sinh chết trong tù ngục để ngày nay làm hậu cứ hùng hậu tiếp vận cho chế độ Cộng Sản Việt Nam. Không phải chúng ta đổi mạng sống của bao người, của con cháu, cha anh trên biển Đông để hôm nay, được tìm về đất nước như một du khách, cách biệt với người dân đói khổ. Không phải anh em đã trải qua những năm tháng tù đày, hối hả được rời khỏi đất nước tai ương, được những giấc ngủ yên lành trên đất khách, nay đã lẫn mộng với thực. Không phải chúng ta kêu gọi “tử thủ” hôm nay, ngày mai bỏ nước ra đi, để rồi ngày kia trở lại nâng ly trơ trẽn chúc tụng kẻ thù, dửng dưng trên xương máu và oan cừu của đồng đội.
Chuyện xưa đã buồn, chuyện xa nghĩ thêm buồn, mà chuyện gần với một cộng đồng lúc hiểm nguy là đồng hội, đồng thuyền, lúc an bình lại phân hoá, chia rẽ nhau đến cùng, khiến ai biết suy nghĩ cũng đau lòng xót xa. Trong một vùng đất nhỏ mà hiện nay người viết bài nay cư ngụ, có đến ba tổ chức cơ chế cộng đồng tồn tại, vào cuối tháng tư buồn này, có hai tổ chức tưởng niệm ngày 30 tháng 4 tại cùng một địa điểm, có hai đơn vị giỗ tổ Hùng Vương trước sau một tuần và hai tổ chức Phật Giáo cử hành hai lễ Phật Đản Sinh cách nhau một tháng. Vậy nên vui hay buồn"
Tháng Tư lại về, không có gia đình Việt Nam nào mà không có một khoảng tang tóc. Tháng Tư lại về, ngậm ngùi nhớ đến những thay đổi, mất mát và những ước mơ chưa  toại nguyện. Làm sao có thể quên được nỗi buồn.
Tích xưa kể chuyện công chúa con Vua Viêm Đế, ngày trước vượt biển chết chìm, hóa ra con chim nhỏ Tinh Vệ, cứ ngậm đá ở núi Tây về lấp biển Đông cho thoả lòng. Chúng ta có hàng trăm nghìn linh hồn oan khuất trên biển Đông làm loài chim nhỏ như thế. Biển Đông mãi chưa lấp cạn như nỗi buồn tháng Tư."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.