Hôm nay,  

10 Năm Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Phương

17/11/200900:00:00(Xem: 5880)


10 NĂM TƯỞNG NIỆM NHẠC SĨ PHƯƠNG
40 NĂM NHÌN LẠI ÂM NHẠC LÊ UYÊN PHƯƠNG
50 NĂM BẤT TỬ TRONG DÒNG CA KHÚC VIỆT NAM
Vào ngày Chủ Nhật, 22-11-2009 sắp tới, tại Star Performing Art Center, ca sĩ Lê Uyên thực hiện đêm âm nhạc để tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Phương, và đánh dấu cột mốc 40 năm âm nhạc Lê Uyên Phương. 40 năm là thời gian tính từ ngày nhạc sĩ Phương cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình- Buồn Đến Bao Giờ- vào năm 1959 cho đến năm anh mất 1999. Chứ nếu tính đến ngày hôm nay, âm nhạc Lê Uyên Phương đã tròn 50 tuổi. Nửa thế kỷ vừa qua đủ để chứng minh rằng phong cách nhạc Lê Uyên Phương đã có một chỗ đứng độc đáo trong nền âm nhạc Việt Nam, và sẽ còn tiếp tục tồn tại rất lâu trong trái tim của những người thích nghe và hát  ca khúc Việt.
Hãy cùng ca sĩ Lê Uyên ôn lại những cột mốc quan trọng trong nửa thế kỷ của dòng nhạc này…
Người ta hay nói nhạc Lê Uyên Phương là nhạc của Đà Lạt. Bởi vì nhạc sĩ Phương sinh ra và lớn lên ở thành phố  thông reo này. Thế nhưng nhạc phẩm đầu tay Buồn Đến Bao Giờ lại được sáng tác ở thành phố Pleiku. Vào năm ấy, 1959, anh là hiệu trưởng của một trường tiểu học ở Pleiku. Anh đã viết tác phẩm đầu tiên để tặng cho mối tình đầu của mình ở nơi phố núi cao và đầy sương. Anh thầy giáo Lộc (tên thật của nhạc sĩ Phương) lúc đó vẫn không nghĩ rằng có một ngày nào đó những tác phẩm của mình sẽ là một phần không thể thiếu của nền âm nhạc Việt Nam vào cuối thể kỷ 20.
Năm 1961, nhạc sĩ Phương trở về Đà Lạt, tiếp tục đi dạy học.  Từ năm 1961 đến 1965, anh tiếp tục sáng tác những nhạc phẩm trong tập ca khúc Yêu Nhau Khi Còn Thơ: Nỗi Buồn Dâng Hiến, Kỷ Niệm Trong Chiều, Một Dạ Hội Buồn, Bài Ca Hạnh Ngộ…
Bước ngoặc lớn nhất của cuộc đời nhạc sĩ Phương đến vào năm 1965 khi anh gặp chị Lê Uyên, lúc đó mới 15 tuổi! Sự kiện này đã thay đổi hòan tòan cuộc đời anh. Ai cũng biết anh bị bướu xương. Bác sĩ cho rằng đó là triệu chứng của ung thư xương, và họ nghĩ rằng anh khó có thể thọ quá 30 tuổi. Cũng vì lý do đó, anh không bao giờ nghĩ là mình sẽ lập gia đình. Chị Lê Uyên đã làm đảo lộn mọi dự tính. Năm 1968, Lê Uyên Phương thành đôi. Cuộc hôn nhân đã gặp biết bao khó khăn, trắc trở. Nhưng khát khao mãnh liệt yêu và được yêu đã vượt qua tất cả. Tất cả những cảm xúc dạt dào trong giai đọan này đã được nhạc sĩ Phương ghi lại bằng những sáng tác vào khoảng 1967-1969 trong tập ca khúc Khi Loài Thú Xa Nhau: Vũng Lầy Của Chúng Ta, Cho Lần Cuối, Tình Khúc Cho Em, Chiều Phi Trường, Lời Gọi Chân Mây, Đá Xanh, Dạ Khúc Cho Tình Nhân …
Những tác phẩm này vẫn còn là của riêng của Lê Uyên Phương và bè bạn trong khung trời Đà Lạt mãi cho đến năm 1970. Hai người có công lớn nhất trong cột mốc đem nhạc Lê Uyên Phương đến với khán thính giả âm nhạc của miền Nam Việt Nam là nhà văn Đỗ Quí Tòan và nhà báo Đỗ Ngọc Yến. Trong một dịp lên chơi Đà Lạt, anh Đỗ Quí Tòan đã có dịp nghe Lê Uyên Phương hát trong vòng thân hữu, và nhận ra ngay rằng đây sẽ là một hiện tượng mới của nền âm nhạc Việt Nam. Vào dịp Tết năm 1970, hai vợ chồng Lê Uyên Phương nghỉ phép xuống Sài Gòn ăn Tết trong ba tuần. Anh Tòan đã dắt ngay đôi uyên ương này tới gặp anh Đỗ Ngọc Yến, nhân vật chủ chốt của hầu hết các họat động sinh viên học sinh thời đó. Chị Lê Uyên nhớ lại trong đêm thứ nhì ở Sài Gòn, anh Yến đã dắt vợ chồng chị đến gặp nhạc sĩ Phạm Duy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc. Với một cây đàn guitar, Lê Uyên Phương đã hát lần đầu tiên trình diễn trên sân khấu của trường nhạc với ba nhạc phẩm Tình Khúc Cho Em, Vũng Lầy Của Chúng Ta, Lời Gọi Chân Mây. Và trong 19 đêm còn lại ở Sài Gòn, dưới sự sắp xếp của anh Yến, cặp song ca Lê Uyên Phương đã liên tục ra mắt giới trẻ, sinh viên học sinh Việt Nam tại sân khấu các trường Đại Học Vạn Hạnh, Văn Khoa, Luật, Y Khoa, các quán cà phê Thằng Bờm, cà phê Hồng… Sự thành công ngoài sức tưởng tượng, đúng là “một hiện tượng” như anh Tòan đã nhận định. Và phong cách Lê Uyên Phương cũng đã được nhận dạng ngay từ những ngày đầu tiên ấy: chỉ với một cây đàn guitar, đôi uyên ương đi thẳng vào trái tim người nghe bằng cách hát như chỉ được hát, được yêu, được sống một lần cuối, như thể “… ngày mai ta không còn thấy nhau…” trong nhạc phẩm Cho Lần Cuối. Một cặp tình nhân và một cây đàn guitar, thế đã là quá đủ cho thứ âm nhạc viết bằng tình yêu và cho tình yêu của Lê Uyên Phương, đôi song ca độc đáo và thành công nhất của nền âm nhạc Việt Nam cho đến ngày hôm nay.


Quyết định đến với sự nghiệp âm nhạc nhà nghề cũng chỉ được quyết định nhanh chóng sau ba tuần hát rong đó. Nhận được quá nhiều lời đề nghị hợp tác từ giới nhạc sĩ chuyên nghiệp Sài Gòn, nhạc sĩ Phương chỉ kịp trở về Đà Lạt để xin phép nghỉ dạy, rồi thu xếp xuống Sài Gòn trong vòng một tháng sau Tết năm đó. Tiếng hát Lê Uyên Phương bắt đầu xuất hiện ở khắp nơi: từ các phong trà Ritz, Queen Bee, Tự Do, Đêm Màu Hồng, cho đến trên đài truyền hình, đài phát thanh Sài Gòn, trong các trung tâm băng nhạc. Nhìn lại mà giật mình. 1970-1975, tính ra thực sự chỉ có 05 năm để âm nhạc Lê Uyên Phương xác lập chỗ đứng của mình!
Dù rất bận bịu với nghiệp ca hát ở Sài Gòn, Lê Uyên Phương vẫn không thể rời xa Đà Lạt. Họ vẫn sắp xếp để thỉnh thỏang trở về Đà Lạt chừng hai tuần để được uống lại suối nguồn cảm hứng của yêu thương và âm nhạc. Nhạc sĩ Phương đã mở quán cà phê Lục Huyền Cầm để làm nơi trở về của mình. Đây cũng trở thành nơi gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ, bạn bè Sài Gòn của anh mỗi khi họ có dịp lên Đà Lạt. Lục Huyền Cầm đã trở thành một phần của không khí Đà Lạt, một phần của văn hóa Đà Lạt trước 1975. Rất nhiều du khách sau này lần đầu ghé lên Đà Lạt yêu cầu được đi qua nhìn căn nhà số 22 Võ Tánh, nơi trước đây đã từng là quán Lục Huyền Cầm.
Trong giai đọan 1970-1975, nhạc sĩ Phương tiếp tục cho ra đời 02 tập ca khúc nữa: Uyên Ương Trong Lồng với những sáng tác từ cảm xúc trong hôn nhân: Uống Nước Bên Bờ Suối, Trên Da Tình Yêu, Yêu Nhau Trong Phận Người…; và Bầu Trời Vẫn Còn Xanh với những bài thơ phổ nhạc:  Khi Xa Sài Gòn, Tôi Muốn Tin Tôi Muốn Yêu Cuộc Đời… Sau này rất nhiều người hiểu lầm ca khúc Khi Xa Sài Gòn được viết từ hải ngoại. Kỳ thực nó được viết ở Đà Lạt trước 1975. Có lẽ vì do lời ca (phổ thơ Kim Tuấn) quá giống tâm trạng của những người ly xứ trong giai đọan mất nước sau đó: “…Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai…”, “…Sài Gòn còn ai khóc kẻ lên đường…”. Có nhiều tác phẩm được viết như một lời tiên tri.
Trong thời 1975-1979, nhạc sĩ Phương còn viết thêm một số ca khúc trong tập Con Người: Một Sinh Vật Nhân Tạo, trong thời gian ở lại quê nhà, cho đến ngày vượt biên sang đến Mỹ.
 40 năm nhìn lại âm nhạc Lê Uyên Phương… Hãy để khán giả yêu mến nhạc Lê Uyên Phương nói lên cảm nghĩ của mình. Theo chị Lê Uyên,  những ca khúc trong Khi Lòai Thú Xa Nhau vẫn được khán giả yêu thích, được hát lại nhiều nhất.  Có lẽ đây là giai đọan những cảm xúc thật mãnh liệt trong tình yêu, trong cuộc sống được diễn đạt thành ngôn ngữ âm nhạc của nhạc sĩ Phương. Đối với anh, âm nhạc và cuộc sống là một. Nghe nhạc và tưởng tượng về  anh ra sao, thì ngoài đời sẽ nhìn anh đúng như vậy. Anh sống trọn vẹn, yêu trọn vẹn trong từng ngày, và điều đó thể hiện rất rõ qua tác phẩm của anh. Những ai đã được và đã mất trong tình yêu đều cảm thấy âm nhạc Lê Uyên Phương nói thay cho tâm trạng của mình. Nếu nhạc sĩ Phương sợ căn bệnh nan y có thể cướp đi cuộc sống và tình yêu của mình trong bất cứ lúc nào, thì rất nhiều người trong giới trẻ miền Nam Việt Nam cũng sợ chiến tranh sẽ làm điều tương tự với mình trong thời chinh chiến. Mẫu số chung của người nhạc sĩ và khán giả hết sức đơn giản: khao khát được yêu và được sống. Nhưng sự đồng cảm lại rất lớn là do những cảm xúc rất thật mà khán giả cảm nhận được từ âm nhạc của Lê Uyên Phương.
40 năm âm nhạc Lê Uyên Phương. Đây là dịp để chị Lê Uyên nhắc lại đôi điều về cuộc đời và âm nhạc của nhạc sĩ Phương. Sẽ có nhiều cặp song ca trong đêm nhạc này để tái hiện lại một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam cách đây 40 năm. Những người yêu nhạc sẽ đến đây để nghe nhạc và lại tìm ra chính mình trong âm nhạc Lê Uyên Phương. Khi nghe nhạc Lê Uyên Phương, chúng ta không cần phân tích để thấy được cái hay. Hãy sống, hãy yêu trọn vẹn. Rồi tự khắc, sẽ có lúc bạn tự bật ra câu hát, cho dù là thành lời ca hay chỉ nằm trong tâm tưởng:
“…Nhìn suốt kiếp như chết mòn, nhìn hấp hối thương đau. Ngày mai ta không còn thấy nhau…”
“…Cho tôi yêu em nồng nàn, dù biết yêu tình yêu muộn màng…”
Đòan Hưng
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.