Hôm nay,  

Trích Hồi Ký Cứu Trợ Nạn Nhân Sóng Thần

20/01/200500:00:00(Xem: 5486)
Sau đây là phần trích đoạn hồi ký của Bác sĩ Jean Liêu, một vị y sĩ người Mỹ gốc Việt ở miền Nam California vừa mới thực hiện xong chuyến đi cứu trợ các nạn nhân sóng thần tại Ấn Độ (từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 1 năm 2005). Chuyến đi của Bác sĩ Jean Liêu là một nỗ lực hợp tác của nhiều cá nhân và hội đoàn từ thiện người Mỹ gốc Việt như ICAN, Lửa Việt, Pacific Links Foundation, SAP-VN v.v... cùng nhau quyên góp ngân quỹ, thuốc men và vật liệu để Bác sĩ Jean Liêu mang qua Ấn Độ.

Tác giả: Dr. Jean Liêu
Chuyển ngữ: Quyên Vương (ICAN)

Ngày 5 tháng 1 năm 2005
Pappankoil

Cuối cùng tôi cũng đã rời Nagapattinam để đi đến một làng nhỏ có tên là Pappankoil. Tôi may mắn ngủ thiếp đi được một lúc trên đường đi. Mặc dù đầu óc tôi vẫn làm việc, nhưng thân thể tôi đã quá mõi mệt đến độ tôi không còn điều khiển được đôi mắt của mình nữa; và cứ thế mắt tôi nhắm lại. Tôi cảm thấy tôi có thể ngủ đứng nếu cần thiết. Cả ngày hôm nay tôi lo việc mua sách vở giấy bút cho các em. Tội nghiệp các em đã mất tất cả, đến nỗi những món thật nhỏ bé như tờ giấy cây viết cũng là niềm vui lớn cho các em. Và sau khi chứng kiến được cảnh nghèo đói triền miên của xứ Ấn Độ, tôi nghĩ dùng tiền mua sách cho các em sẽ mang đến lợi ích rất lâu dài, vì tài nguyên quý giá nhất của một đất nước chính là các thế hệ trẻ của dân tộc đó. Những quyển sách, quyển tập nhỏ bé chẳng những làm cho các em vui, mà còn giúp cho các em hướng về tương lai, quên đi thảm họa nghiệt ngã vừa giáng xuống đầu của các em một cách bất công và tàn nhẫn. Những người bị thương đã được chăm sóc. Nhu cầu của người lớn đã tạm được giải quyết. Những người chết đã chết, và rồi sẽ được chôn cất. Chỉ tội cho những người còn sống sót phải gánh chịu biết bao khổ nhọc. Tôi nhìn nét ngây thơ trong mắt của các em mà ngậm ngùi. Có nhiều em nhỏ vẫn vui đùa bên vỉa hè, vững tin rằng rồi đây cha mẹ em sẽ đến đón em về. Các em vẫn chờ đợi cha mẹ trở về, mà không hề hay biết rằng mình nay đã mang phận mồ côi.

Chúng tôi đã lên đường từ tối hôm qua. Tôi cũng không còn nhớ thật sự bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ đã trôi qua. Cuối cùng chúng tôi đến làng Pappankoil, một làng nhỏ ngoại thành của Nagapattinam. Dân làng đã chỉ cho chúng tôi xem một hồ nước phía sau làng đã bị những ngọn sóng thần tát cạn nước, và thay vào đó bằng 2000 xác chết. Ngày hôm qua, xác chết cuối cùng đã được chôn lấp trong ngôi mộ tập thể kế bên hồ. Bao nhiêu sóng gió tang thương, nhưng hồ vẫn tĩnh lặng, bình yên như thuở nào. Cuộc sống vẫn tiếp tục trôi; người còn sống vẫn tiếp tục bước tới. Các em nhỏ vẫn nhoẻn nụ cười thật tươi, mắt long lanh nét hồn nhiên. Người lớn thì cứ mãi trố mắt nhìn những đoàn người từ xa đến vì xưa giờ ít có ai lai vãng vùng này. Tôi không thể nào quên những nét mặt ngây thơ và dễ thương của các em gái nhỏ vùng này khi các em mỉm cười chào đón chúng tôi: những mái tóc óng ánh, làn da đậm và bóng, những cặp mắt xoe tròn, và nụ cười hồn nhiên có thể sưởi ấm ngay cả những trái tim lạnh lùng nhất. Đâu đâu tôi cũng thấy những khuôn mặt rạng rỡ, điểm sáng bằng sự hiếu kỳ và tình cảm thân tình. Giữa cảnh tiêu điều của bao nhiêu tàn phá và hủy diệt, niềm hy vọng vẫn ngập tràn trong mắt các em.

4 giờ chiều ngày 5 tháng 1 năm 2005
Nagapattinam, khách sạn Golden Sands Inn

Tôi vừa trở về từ một trong những làng nhỏ dọc bờ biển vùng Nagapattinam. Chúng tôi đã phải đi bộ đến đó trong bóng tối vì không tìm được xe van nào cả. Nơi này cách khách sạn của tôi khoảng 6 cây số. Với chiếc balô và giỏ thuốc nặng triũ trên người, con đường cảm thấy như dài gấp đôi. Khi đến làng, mùi tanh hôi của sự chết và tàn phá ụp lấy tôi. Mọi người xung quanh chúng tôi đều mang khẩu trang, ngay cả các toán lính giúp dân, khiến chúng tôi càng lo hơn. Lúc còn học trong trường y khoa, tôi đã làm việc nhiều tháng tại nhà xác, góp phần khám nghiệm các tử thi trong những án mạng giết người, tự tử v.v… Tôi rất quen thuộc với xác chết và mùi của sự chết, nhưng lần này thì khác hẳn… Trong bóng tối, dưới bầu trời long lanh ánh trăng và các vì sao, tôi bổng dưng thấy rợn cả người….

Uma dẫn đường trong khi tôi hướng dẫn những người còn lại với chiếc đèn pin nhỏ trong tay. Chúng tôi tiếp tục bước đi trong bóng tối, vượt qua những nơi sình lầy, nước đọng. Những mảng bể của gạch đá đổ nát đầy đường, những thân cây trốc gốc, xe và tàu hư hại tan hoang… tất cả trộn thành một đống rác khổng lồ. Chứng tích của đổ nát, và mùi lờ lợ của xác chết quyện chặt trong không khí, bám vào quần áo tóc da và xen vào từng hơi thở của tôi, làm tôi cảm thấy ngộp thở….

Cả ngày hôm nay, mắt tôi cay sè vì khói bốc lên từ những tụ điểm dùng để thiêu xác người, những xác chết mới tiếp tục được tìm thấy mỗi ngày. Dân làng đã hết lòng làm việc với các nhóm từ chính phủ, trực thăng quân đội v.v… Họ nhìn chúng tôi chăm chú khi chúng tôi đi ngang. Khi chúng tôi đến được ngôi đền thờ thì nơi đây đã đầy ắp người. Uma đưa chúng tôi vào gặp những vị đại diện làng. Chúng tôi có chương trình là sẽ dựng lên một bệnh xá và nhà bếp công cộng vào 6 giờ sáng mai. Uma đã giới thiệu tôi là bác sĩ trưởng đoàn từ Hoa Kỳ đến. Tôi lập tức trở thành vị anh hùng của họ sau lời giới thiệu đó. Vì không những tôi là người Mỹ, mà tôi còn là bác sĩ nữa. Họ không thể tin được là có một người bác sĩ ở nơi này. Trong nháy mắt tôi có thật nhiều bệnh nhân. Và tôi đã khám bệnh cho họ, từ những bệnh cảm cúm thông thường đến những người bị khủng hoảng tâm thần sau khi chứng kiến thảm họa sóng thần, từ những người bị chấn thương, bong gân, vọp bẻ, thiếu nước đến những người có bệnh lâu dài như cao máu, vì gần như chưa có ai trong làng này từng gặp qua bác sĩ bao giờ. Khi họ thấy dụng cụ đo máu thì náo nức xếp hàng để được đo máu. Thấy họ vui vì một việc làm nhỏ như vậy, tôi cũng vui lây và sẵn sang đo máu cho tất cả mọi người, mặc dù rất lúng túng khi cầm đến dụng cụ vì lâu lắm rồi tôi đã nhường lại việc đo máu cho các y tá. Tôi đã khám bệnh cho thật nhiều người cho đến lúc vị trưởng làng yêu cầu tôi chụp hình lưu niệm. Cả nhóm đứng vào chụp hình. Baarti, một trong những thiện nguyện viên trong đoàn, đã thông dịch và cho tôi biết là tôi là anh hùng của cả làng - anh hùng đo máu!

Chúng tôi đã phải từ khước không khám được cho rất nhiều người, hẹn hôm sau sẽ trở lại. Vị trưởng làng đã sắp xếp cho chiếc xe truck của quân đội chở lương thực và vật liệu đến làng chở chúng tôi về. Họ đã phải chồng mấy bao gạo lên để làm thang cho tôi leo lên xe, vì phía sau của xe truck cao đến ngang vai của tôi. Nằm phía sau xe, tôi ngước mắt nhìn bầu trời lấp lánh sao và suy tưởng về những thiên đường xa vời vợi…

Tôi nhớ đến bạn bè và gia đình ở Mỹ. Anh Nghĩa hội SAP-VN đã giúp tôi hết lòng trong mọi việc, ngay cả việc cùng lái xe với tôi từ miền Nam Cali lên San Francisco để xin visa trong ngày. Anh và các bạn đã làm hết sức để ủng hộ tôi lên được máy bay. Chặng đường sau đó, tôi sẽ phải tự mình lo liệu. Nhưng tôi không cảm thấy cô đơn. Tôi nhận được sức mạnh chuyền đến tôi từ bao nhiêu người Việt Nam khác tại Mỹ: anh Vinh và Vicky (dược sĩ), nhân viên văn phòng bác sĩ Arthur Lu và bác sĩ Trung La, chị Diệp chị Ánh từ hội Pacific Links Foundation, chị Quyên và các bạn trong hội ICAN, cha Chương từ Lửa Việt. Họ chưa hề gặp tôi, nhưng đã trao cho tôi lòng tin tưởng tuyệt đối của họ, những lời cầu nguyện và khuyến khích từ đáy lòng của họ. Tôi chỉ mong tôi sẽ không làm họ thất vọng, và mong tôi sẽ làm được một cái gì đó hữu ích. Tôi mong đời mình sẽ có được một ý nghĩa nào đó, sẽ là một đóng góp nào đó. Chỉ cần tôi có thể làm một việc hữu ích cho một người nào đó ở đây, dù đó là một việc làm thật nhỏ; chỉ cần tôi có thể giúp xoa dịu được nỗi khổ đau dù chỉ của một người thì bao nhiêu cực khổ của cả chuyến đi này cũng đã được đền bù xứng đáng.

MỜI GỌI ĐÓNG GÓP
Kinh phí mua sách vở cho các em tính ra vào khoảng $5 mỗi em. Rất mong sẽ nhận được sự đóng góp của quý vị mạnh thường quân từ khắp các nơi. Mọi đóng góp xin liên lạc với một trong những nơi sau: Bác Sĩ Nguyễn Phượng Châu (Westminter, 714-418-0190), Pacific Links Foundation (Oakland, 510-435-3035, www.pacificlinks.org), ICAN (San Jose, 408-509-8788, www.ican2.org), Lửa Việt (New Jersey, www.luaviet.org). Ngân quỹ thu nhận sẽ được phối hợp chuyển về cho các hội từ thiện tại Ấn Độ đã làm việc với Bác Sĩ Jean Liêu. Xin ghi rõ trong phần memo của ngân phiếu: “Ấn Độ - Dr. Jean Lieu”

Chuyến đi của bác sĩ Jean Liêu là một nỗ lực hợp tác của nhiều cá nhân và hội đoàn từ thiện người Mỹ gốc Việt như ICAN, Lửa Việt, Pacific Links Foundation, SAP-VN. Từ năm 2004, nhiều hội đoàn từ thiện của người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American non-profit organizations, viết tắt là VA NGOs) từ các tiểu bang đã ngồi lại với nhau, cùng nhau làm việc và chia sẻ kinh nghiệm hầu nâng cao hiệu quả của các hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Nhiều chương trình đã được thực hiện qua sự hợp tác giữa các hội đoàn VA NGOs, như chương trình cung cấp máy trợ thở cho các em sinh thiếu tháng (máy CPAP), bảo trợ trẻ đi học, tập huấn về giáo dục mầm non cho các giáo viên mẫu giáo, giúp vốn làm ăn cho phụ nữ v.v... Để biết thêm chi tiết về những hợp tác hoạt động của các hội VA NGOs, xin xem website www.va-ngo.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.