Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Chính Phủ Lao Động Và Quyền Lợi Giới Lao Động

29/09/200800:00:00(Xem: 2228)
Chính phủ Lao động liên bang của thủ tướng Rudd thắng cử phần lớn nhờ vào sự hứa hẹn sẽ “xé nát” hoặc “chôn vùi” đạo luật quan hệ lao tư của chính phủ Howard là Work- Choices. Thế nhưng, theo bài diễn văn của phó thủ tướng kiêm tổng trưởng Quan Hệ Lao Tư Julia Gillard hôm thứ Tư tuần qua tại Câu Lạc Bộ Ký Giả (National Press Club) thì một phần lớn của đạo luật này vẫn được giữ nguyên vẹn hầu làm hài lòng giới chủ nhân, mặc dầu chính phủ Rudd đang cố gắng tái tạo sự công bình tại nơi làm việc.

Theo sự nhận định của hai ký giả Anthony Forsyth và John Howe của nhật báo The Age thì giới công đoàn sẽ không được vui vẻ, hài lòng về rất nhiều phương diện của dự luật quan hệ lao tư mới mà chính phủ Rudd đang soạn thảo để trình quốc hội.

Một trong những việc khiến WorkChoices bị dân Úc ghét cay ghét đắng là quyền lực mà nó trao cho giới chủ nhân để ép buộc người lao động phải ký hợp đồng cá nhân AWA vốn tước bỏ những quyền lợi của họ như mức lương phụ trội khi phải làm việc vào cuối tuần hoặc trong những ngày lễ. Tuy chính phủ Rudd đã nhanh chóng loại trừ AWA qua việc ban hành và áp dụng đạo luật quan hệ lao tư chuyển tiếp (transitional IR legislation) từ tháng 3/08; và sẽ áp dụng một hệ thống thương lượng chung (collective bargaining). Thế nhưng, vẫn còn nhiều sự nghi ngại rằng những thay đổi này khó mà có hiệu quả trong việc ép buộc giới chủ nhân phải chấp nhận cho công nhân được thương lượng chung.

Bài diễn văn của bà Gillard cũng cho biết thêm, những người lao động làm việc trong những ngành nghề có đồng lương thấp kém – chẳng hạn như giữ trẻ, lau chùi và bảo an – sẽ được quyền thương lượng chung với nhiều chủ nhân cùng một lúc (multi-employer) và tiến trình thương lượng này sẽ được kiểm soát bởi Fair Work Australia, cơ quan trọng tài quan hệ lao tư mới, có thẩm quyền để giúp người lao động và chủ nhân tiến đến một sự thỏa thuận qua một quá trình hòa giải hòa hợp. Thế nhưng, những người lao động với đồng lương thấp kém này sẽ không có quyền đình công (take protected industrial action)!

Hơn thế nữa, trong dự luật quan hệ lao tư mới của chính phủ Rudd, tất cả những điều kiện bó buộc, nhằm giới hạn đình công của WorkChoices vẫn được giữ lại, kể cả việc ép buộc phải có một cuộc đầu phiếu kín của công nhân trong hãng xưởng trước khi đình công. Trong bài diễn văn hôm thứ Tư 17/9 vừa qua, bà Gillard đã xác định rằng chính phủ Lao động liên bang cương quyết loại trừ những cuộc đình công bất ngờ (snap strike) hoặc những vụ tẩy chay “gây hậu quả trầm trọng cho giới chủ nhân với những tiến trình khẩn cấp về thời gian (time critical process)”.

Một phương diện khác của WorkChoices mà người dân Úc đã từng chống đối mạnh mẽ là việc cho phép chủ nhân của những hãng xưởng, cơ sở thương mại có ít hơn 100 nhân viên được quyền tùy tiện sa thải công nhân mà không lo ngại phải bị kiện tụng vì đã sa thải bất công (unfair dismissal). Dự luật mới của chính phủ Rudd sẽ tước bỏ quyền sa thải này của những công ty có nhiều hơn 15 nhân viên mà thôi. Như thế thì đối với những người làm việc cho các thương vụ, văn phòng, hãng xưởng với ít hơn 15 nhân viên (một con số không nhỏ của lực lượng người lao động ở Úc) thì “sự công bằng” có thực sự được tái tạo hay không" Nhất là khi quyền lợi của họ vô cùng giới hạn và họ sẽ khó lòng lên tiếng than phiền về sự vi phạm luật lao động của chủ nhân nếu họ có nguy cơ bị đuổi việc một cách dễ dàng.

Theo các nhà phê bình phân tích thì dự luật quan hệ lao tư của chính phủ Lao động liên bang chỉ là một thứ “WorkChoices-lite” – WorkChoices đơn giản hóa – mà thôi. Để hiểu rõ vì sao chính phủ Rudd lại có thể làm như thế trong khi đại đa số quần chúng Úc đã bỏ phiếu khẳng định dẹp bỏ WorkChoices năm ngoái, ký giả Shaun Carney, phụ tá chủ bút của nhật báo The Age, đã có bài nhận định tựa đề “State Of The Union” được đăng tải ngày 20/9/08 vừa qua. Bài viết có nội dung như sau.

Xuyên suốt phần lớn thế kỷ 20, hệ thống quan hệ lao tư của Úc hoạt động theo một đường lối khá đơn giản. Một bên là công đoàn, một bên là giới chủ nhân và ở giữa là một ủy ban trung ương (central tribunal) có quyền hòa giải và dàn xếp. Xin để ý hai chữ “ở giữa”, bởi vì ủy ban thường xem xét lý luận của cả hai phe, rồi sau đó tìm điểm giữa, trung dung và dựa theo đó để đưa ra phán quyết.

Nếu suy xét một cách phiến diện thì dự luật của chính phủ Rudd, một đạo luật đã được mong chờ từ rất lâu hầu thay thế đạo luật WorkChoices của ông Howard, cũng theo truyền thống lâu đời về quan hệ lao tư của Úc. Việc mà tổng trưởng quan hệ lao tư, bà Julia Gillard, đã làm là xem xét ý muốn của các tổ chức đại diện giới chủ nhân – giữ nguyên vẹn WorkChoices – và ý muốn của tổng liên đoàn lao công ACTU, rồi sau đó cho mỗi bên một tí những điều mà họ muốn, nói đơn giản là cưa đôi sự khác biệt. Bề ngoài, điều này có vẻ như khá hợp lý, thậm chí công bằng nữa. Thế nhưng, chúng ta cần nhớ về bản chất của WorkChoices. Nó là một trong những đạo luật quan hệ lao tư mang tính thoái hóa nhất từ trước đến nay ở Úc. Và dự luật của chính phủ Lao Động để thay thế WorkChoices, mệnh danh Forward With Fairness –Tiến Lên Với Sự Công Bằng – không phải là một sự cải cách cần có. Trên một phương diện nào đó, nó chỉ là một nỗ lực nhằm làm cho WorkChoices được hiệu quả hơn, một phương cách mà chính ông John Howard có thể áp dụng nếu ông không bị choáng ngộp vì lòng ham muốn để lại cho hậu thế một dấu vết, một di sản đầy tính ý thức hệ sau khi ông chiến thắng và gia tăng phần ghế của phe liên đảng tại quốc hội trong kỳ tổng tuyển cử năm 2004.

Trong năm 2005 ông Howard đã tính toan sai lầm về hai vấn đề và chính sự sai lầm này đã khiến ông trở thành một kẻ thân bại danh liệt khi rời chính trường. Chuyện đầu tiên là việc bắt đầu WorkChoices. Việc thứ nhì là không nhường chức lãnh đạo đảng Tự Do cho ông Peter Costello. Gộp chung lại thì hai vấn đề này đã bảo đảm cho sự thảm bại của ông hồi năm ngoái. Thế nhưng, ít ra về phần WorkChoices thì ông cũng được an ủi một phần nào

WorkChoices được đề ra với hai mục tiêu. Mục tiêu kinh tế là trao cho giới chủ nhân quyền hành rộng rãi trong việc thuê mướn, sa thải nhân công cũng như định đoạt lương bổng. Mục tiêu chính trị là tận diệt phong trào công đoàn, và qua đó, làm đảng Lao Động bị suy yếu. Ảnh hưởng chính trị của dự luật Forward With Fairness có thể sẽ sâu rộng hơn ảnh hưởng kinh tế cuả nó.

Hệ thống quan hệ lao tư mới này đã tiết lộ sự thật về đảng Lao Động ngày nay: mối quan hệ giữa đảng với phong trào công đoàn chỉ còn mang tính kỹ thuật và lịch sử mà thôi chứ không còn là cốt yếu (elemental) nữa. Những biện pháp gói ghém trong dự luật Forward With Fairness này không còn một tí ti dấu vết nào khả dĩ khiến người ta có thể cho rằng đấy là sản phẩm của một chính phủ Lao động vốn kiên trì bảo vệ và củng cố nền dân chủ xã hội cả.

Forward With Fairness có đưa ra một số thay đổi quan trọng cho WorkChoices. Rõ rệt nhất là việc đưa ra hạn chót cho việc sử dụng hợp đồng cá nhân AWA – một vũ khí tàn bạo nhất của WorkChoices. Một vài giới hạn ngăn cản việc thương lượng chung (collective bargaining) đã được giải tỏa, và ủy ban hòa giải mới mà chính phủ Lao động sẽ thành lập để thay thế cho tòa hòa giải Industrial Relations Commision sẽ có một quyền lực nào đó để điều đình, hòa giải những cuộc tranh chấp khó giải uyết, tuy nhiên quyền lực như thế nào và trong trường hợp nào thì vẫn chưa được xác định rõ rệt. Quan trọng hơn nữa, luật pháp sẽ buộc chủ nhân và nhân công thương lượng nhưng không buộc họ phải đi đến một sự thỏa thuận!

Thể thức chống sa thải bất công (unfair dismissal procedures) sẽ được nới rộng và áp dụng với nhiều thương nghiệp nhỏ hơn, thế nhưng, mức ngạch tối thiểu mà chủ nhân được quyền sa thải nhân viên lại được hạ xuống rất thấp. Ngay cả Ủy Ban Fair Pay Commission vốn được chính phủ Howard thiết lập để hoạch định mức lương tối thiểu cũng sẽ được giữ lại, mặc dù sẽ được thay tên và có thành viên khác. Quyền hoạch định lương hướng vẫn không được trao lại cho ủy ban trung ương!

Những người dân hằng mong muốn WorkChoices bị hủy diệt có lẽ nên nhìn thấu những câu sáo ngữ bề ngoài và xem xét thật kỹ những hàng chữ li ti trong bản chính sách đại cương mà bà Gillard phổ biến hồi năm ngoái. Ông Andrew Stewart, giáo sư luật của đại học Flinders, hiện đang cố vấn cho bộ Quan Hệ Nơi Làm Việc (Department of Workplace Relations) về việc soạn thảo những hướng dẫn cho dự luật Forward With Fairness.

Tuần qua ông cho biết không ai có thể ngạc nhiên vì sự thay đổi quá nhẹ nhàng của dự luật này cả. Ông nói: “Năm ngoái, khi đảng Lao Động công bố chính sách của họ thì họ đã đưa ra một số nhân nhượng. Lúc đó, họ rất quan ngại sẽ gặp phản ứng mạnh mẽ từ giới chủ nhân và vì thế, họ muốn đưa ra hai thông điệp một lúc khi tiến vào cuộc vận động bầu cử. Thứ nhất, họ sẽ hủy diệt WorkChoices. Thứ nhì, họ sẽ bảo vệ các thương nghiệp. Theo sự nhận xét của tôi thì cho đến bây giờ họ vẫn chưa hề rút lại bất kỳ một lời hứa hẹn quan trọng nào cả”.

Những thay đổi mà Forward With Fairness ép đặt lên mô hình hiện hữu của WorkChoices sẽ đưa đến một hệ thống quan hệ lao tư công bằng hơn và hữu hiệu hơn. Song song với đạo luật mới, tiến trình canh tân quy chế lao động (award modernisation process) mà Ủy Ban Industrial Relations Commission đang thi hành, một dự án khổng lồ, sẽ đơn giản hóa quan hệ chốn làm việc.

Tuy nhiên, những biện pháp này sẽ không làm gì hết trong việc khuyến khích cho sự phát triển của các công đoàn, và đấy là điều quan trọng trên phương diện chính trị của phương hướng mới này của đảng Lao Động. Chính phủ Whitlam thuở xưa đã tự hủy chỉ vì trao quá nhiều quyền hạn cho công đoàn. Chính phủ Hawke đã né tránh được lỗi lầm ấy bằng việc buộc chặt tổng liên đoàn lao công ACTU vào một phương hướng chung về lợi tức, định mức lương và về những chính sách kinh tế nói chung. Chính phủ Rudd hiện nay, vốn đang đối diện với phong trào công đoàn đã bị suy nhược suốt 11 năm dưới chính phủ Howard, đã chấp nhận việc giảm thiểu quyền lực của công đoàn như một sự đã rồi (fait accompli) và hoạch định chế độ quan hệ lao tư mới của họ dựa vào sự việc này.

Cuối cùng thì đảng Lao Động cũng sẽ phải cải tổ nội bộ để phản ảnh được thực tại này. Họ không thể nào tiếp tục chấp nhận việc hội nghị thường niên của đảng có 50% đại biểu từ công đoàn, nhất là khi chính luật lao tư của họ lại xem việc được công đoàn đại diện như một sự kiện không quan trọng lắm (incidental extra). Điều chắc chắn duy nhất là chiến dịch vận động công chúng chống WorkChoices của tổng liên đoàn lao công ACTU, vốn đã giúp đỡ không ít cho nỗ lực vận động bầu cử của đảng Lao động năm 2007, sẽ không xảy ra nữa. Chiến dịch ấy là một phản xạ tự nhiên của công đoàn để tránh thoát cái thòng lọng của John Howard. Thế nhưng, oái oăm thay, chiến thắng lại đưa đến hậu quả là phong trào công đoàn lại bị ông Rudd và bà Gillard nhét vào phòng chờ chết với một máy bơm dưỡng khí thật quá sức thô sơ.

Các công đoàn giờ đây sẽ phải quay sang Đảng Xanh, với hy vọng sẽ thuyết phục được TNS Bob Brown cùng các bạn đồng viện của ông thương lượng với chính phủ Rudd để đưa ra những tu chính án hầu củng cố sức mạnh cho Forward With Fairness tại Thượng Viện. Và từ đó, cái đảng nhỏ nhoi vốn có rất nhiều cơ hội giật được nhiều ghế nội thành kiên cố của đảngLao động, mỉa mai thay, lại có thể là cứu tinh cho đảng Lao động tân thời khỏi sự tự hủy, ít nhất là trong trường hợp chính sách quan hệ lao tư của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.