Hôm nay,  

Tại Sao Sóng Thần

04/01/200500:00:00(Xem: 4953)
Có những chuyện người ta không thể hiểu hết trên trần gian này. Không cần nói tới những bài toán bí hiểm về các thiên hà xa thật xa, mà chính ngay trong đời này, tự thân chúng ta cũng là đã những thiên hà đầy bí mật đang đi, đang đứng, đang ngồi… Mình đã chưa hiểu được mình, thì làm sao hiểu nổi đất trời đầy bí ẩn… kể cả những đợt sóng thần tàn bạo vừa qua. Có phải là ý trời, hay chỉ là nghiệp lực" Nỗi đau đớn là phần chung của nhân lọai, nhưng giải thích thì tất nhiên là bất đồng.

Ngay trong cùng một đức tin Ky Tô, giải thích cũng đã khác biệt. Như trên tờ Sydney Morning Herald, ghi lời Đức Cha Neil Brown, Thánh Đường St Mary, phản bác lý luận của một số lãnh tụ tôn giáo giải thích rằng trận sóng thần vừa rồi là Ý Trời. Lời phản bác đó đưa ra sau khi Đức Cha Anh Giáo Phillip Jensen của Tổng Giáo Phận Sydney nói rằng thiên tai là một phần trong lời cảnh cáo của Thiên Chúa rằng giờ phán xét đang tới.

Đức Cha Brown nói trong thánh lễ giành cho nạn nhân sóng thần hôm chủ nhật rằng nhân lọai không có thể biết được Thiên Ý, "Nhận định đó [thiên tai là Thiên Ý] không phải là niềm tin Công Giáo…"
Nhiều lãnh tụ Do Thái Giáo và Aán Độ Giáo cũng nói rằng sóng thần không thể được mô tả như Thiên Ý, hay là sự trừng phạt từ Thựơng Đế.

Giáo sĩ Do Thái Giáo Raymond Apple của thánh đường Great Synagogue nói rằng nhân lọai không có thể đọc được Ý Trời, "Người ta không thể hình dung ra chuyện Thượng Đế cố ý, thô bạo áp đặt đau khổ lên những con người vô tội… chúng ta sẽ chỉ tạo ra các nan đề thần học lớn cho chính chúng ta nếu chúng ta tự động đổ lỗi cho Thượng Đế mọi thứ xấu ác xảy ra…"

Mehboob, viên chức của Liên Hội Đồng Hồi Giáo Uùc Châu, cũng nói với trọn lòng tin vào Ý Trời nhưng lại mời gọi về hướng đòan kết tích cực, "Chúng tôi tin rằng bất cứ chuyện gì xảy ra trên thế giới, đều xảy ra theo Thiên Ý, và không có gì có thể xảy ra ngòai Thiên Ý… Đây là thảm kịch ở mức độ cực kỳ lớn, ảnh hửơng quá nhiều người, [nhưng] nó nên đưa toàn thể nhân lọai tới chung nhau. Đây là lúc cho mọi người tới với nhau, chúng ta đã có quá nhiều chia rẽ trong quá khứ."

Nhìn từ các hội thánh Hoa Kỳ thì khuynh hướng Thiên Ý vẫn được bày tỏ. Như Ngài Ed Fassett, Phó Điều Hợp của giáo hội Princetown Evangelical Presbyterian Church, nói rằng sóng thần vừa rồi chỉ là một trong nhiều dấu hiệu trong thế kỷ vừa qua từ Sách Khải Huyền (Book of Revelations, trong Kinh Thánh Tân Ước) cho thấy tận thế sắp tới, "Chíến tranh, thiên tai, nạn đói… đó là lúc chao động [xảy ra] trứơc khi Đấng Christ trở lại."

Trên tờ Washington Post hôm thứ sáu ghi nhận rằng Bill Koenig, một nhà họat động Cơ Đốc khuynh hướng trọng căn, giải thích rằng thiên tai này nhằm vào các quốc gia đàn áp các họat động truyền giáo Cơ Đốc, rằng 8 trong 12 quốc gia bị sóng thần - Mã Lai, Miến Điện, Bangladesh, Somalia, Maldives, Sri Lanka, Aán Độ và Indonesia, nhà hoạt động này nói, "nằm trong nhóm 50 quốc gia đàn áp tín đồ Cơ Đốc." Tất nhiên là nhiều người không đồng ý với vị đạo sĩ Tin Lành này, trong đó hẳn là có nhiều ngôi làng toàn tòng Thiên Chúa Giáo trong vùng ly khai của kháng chiến quân Hổ Tamil tại Sri Lanka, nơi ít nhất 30,000 ngừơi chết vì sóng thần và thiên tai đang đưa tới hy vọng là chấm dứt được cuộc nội chiến.
Một số tổ chức Aán Độ Giáo ở Aán Độ lại nói rằng sóng thần là "sự trừng phạt từ trời" đối với việc bắt giam Jayendra Saraswati, một lãnh tụ Aán Giáo, theo báo Washington Post. Tất nhiên là người Hồi Giáo không đồng ý, bởi vì thiệt hại nặng nhất lại là Indonesia, quốc gia có dân số theo Hồi Giáo đông nhất thế giới và đã có gần 100,000 ngừơi chết vì trận sóng thần này.

Martin E. Marty -- giáo sư sử học Đại Học Chicago, cũng là Mục Sư Hội Thánh Lutheran từ 1952, người vừa mới phát hành tuần này cuốn sách "When Faiths Collide" (Khi Đức Tin Xung Khắc Nhau), đây là tác phẩm thứ 55 của ông - nhận xét, "Nếu bạn là tín hữu, thì bạn phải tin rằng Thiên Chúa, cách nào đó, hiện hữu trong mọi thứ này. Nhưng Thiên Chúa không hề nói với bất kỳ ai rằng bạn sống trong đời mà không gặp thiên tai."

Mục Sư Marty nhắc lại trận thiên tai ngày 1-11-1755, vào lúc 9 giờ sáng trong Ngày Các Thánh, một lễ lớn Công Giáo, tại Lisbon, thủ đô của đế quốc Bồ Đào Nha, nơi Công Giáo sùng mộ - trước tiên là động đất lớn, rồi trận sóng thần tràn vào sau đó, rồi trận hỏa họan lớn tiếp theo. Hơn 100,000 ngừơi chết. Chuyện trong thế kỷ 18 này đã dẫn tới các câu hỏi: Có phải Trời nổi giận" Có phải đó là Ý Trời" Có phải đó là phản ứng của Trời đối với thế giới tội lỗi" Thế là lúc đó, các tu sĩ tràn ra đường phố Lisbon, treo cổ những ngừơi họ tin là đã làm Thượng Đế giận dữ.

Sutadhara Tapovanaye, một nhà sư Phật Giáo đã vào chùa tu 38 năm trong 48 năm trong đời sư, giải thích một cách khác hơn, rằng đây là một phần của đời sống, đó là thế giới vô thường, liên tục sinh trụ dị diệt. Nhà sư Sri Lanka này vừa tới thủ đô Mỹ 2 tháng nay để trụ 1 năm trong Washington Buddhist Vihara Society, vị sư cũng là 1 giáo sư ngữ học ở Đại Học Kelaniya tại Sri Lanka, nói với phóng viên Washington Post, "Theo giải thích Phật Giáo, đời sống rất là ngắn. Nó y hệt 1 giấc mơ, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ là sẽ chứng kiến tai họa lớn như thế. Bây giờ ở Sri Lanka, xác ngừơi chồng chất, không dò ra lai lịch căn cước nổi. Không ai nhận ra xác nào thuộc sắc dân nào hay thuộc tôn giáo nào. Chỉ là xác thôi…"

Các cộng đồng Việt Nam hải ngọai cũng đang góp sức quyên góp cứu trợ nạn nhân sóng thần. Lời kêu gọi gặp được trên mọi làn sóng phát thanh và báo chí. Thái Lan, Mã Lai và Indonesia là ba nước một thời cưu mang thuyền nhân Việt, và các trại tị nạn bên các bờ biển ba nước này vẫn đầy ắp kỷ niệm trong lòng nhiều ngừơi Việt tị nạn. Tuy nhiên, các nơi trứơc kia là trại tị nạn cho thuyền nhân thì nằm bên bờ Thái Bình Dương, trong khi trận sóng thần tai quái này đánh thẳng từ Aán Độ Dương, ở một hướng khác hơn. Nhiều nhà thơ Việt đã dùng thi ca để bày tỏ cảm xúc trước trận sóng thần này trên trang web http://thotanhinhthuc.com/ tuần này. Như dường đây là cách cầu nguyện mà các nhà thơ vẫn thừơng làm trong cái Đạo Thi Ca của họ...

Đứng về phương diện báo chí thì trước giờ vẫn có những tờ thích khai thác khía cạnh thần bí. Ký giả N.K. Subramanium trên tờ India Daily ngày 26-12-2004 đã viết rằng các vị sư Tây Tạng tiên tri là trong khỏang năm 2010 tới 2012, thế giới sẽ phân cực và tới 2012 thì "lao vào cuộc chiến nguyên tử có tính hủy diệt tòan diện… nhưng lúc đó sức mạnh siêu nhiên sẽ can thiệp. Thế giới chưa thể hủy diệt vào lúc đó… Những thế lực Ngòai Hành Tinh đang theo dõi chúng ta từng bước…" Bài báo tình cờ in ngay trong ngày xảy ra sóng thần, nên lại gây chú ý. Thiệt là giựt gân. Nhưng bài báo không ghi rõ là vị sư Tây Tạng nào nói thế, cũng không ghi rõ tu viện Tây Tạng nào đưa lời tiên đóan như thế, từ khi nào… Đúng là viết kiểu tin đọc qua rồi bỏ.

Tất cả những trang web liên hệ tới người Tây Tạng đều có lời kêu gọi quyên góp giúp nạn nhân sóng thần bởi vì trong các nước nạn nhân có Aán Độ và Sri Lanka đã cưu mang và giúp đỡ ngừơi Tây Tạng lưu vong. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm buổi lễ cầu nguyện chính thức cho nạn nhân sóng thần tại Chùa Tsuglakhang ở Dharamsala, nơi ngài đặt trụ sở chính phủ lưu vong.

Ngài cũng gửi thư chia buồn tới Tổng Thống và Thủ Tướng Aán Độ, Tổng Thống Sri Lanka, và tới các lãnh tụ các nước bị sóng thần khác. Ngài cũng góp 500,000 đồng Rupees cho quỹ cứu trợ.
Và cũng như mọi ngày, Ngài không hề nhắc đến chuyện Người Hành Tinh nào hết.

Điều chúng ta ghi nhận từ những thiên tai này chính là sinh mệnh con người thật sự rất là yếu đuối, mong manh, dòn vỡ... trước thiên nhiên. Những cuộc chiến tranh lớn đã xảy ra cho nhân loại, từng giết hàng chục triệu người... và chúng ta có thể giải thích được chiến tranh, giải thích được lòng hiểm ác của con người, giải thích được lòng tham, lòng hận thù... Còn đối với thiên tai, từ động đất tới sóng thần, chúng ta hiểu được giải thích của các nhà khoa học, nhưng lòng chúng ta vẫn không hòa hài nổi, như bị đẩy vào một bài toán đố bí hiểm không lời giải, khi nhìn thấy những xác trẻ em bị các đợt sóng ném tung ra biển... Những lằn ranh về sắc tộc, tôn giáo, quốc gia... đều sẽ bị xóa nhòa trước các đợt sóng thần. Chúng ta đều bình đẳng, trước cái chết vậy.

Chỉ có một điều an ủi lớn, rằng chính ở những giây phút này, con người mới thật sự là gần nhau hơn, không chỉ vì con người tới cứu trợ giúp nhau, mà còn vì chúng ta cùng tự ý thức là đang chia xẻ một địa cầu đầy sóng gió, đầy bất an, và cùng đang thiết lập một nơi cư trú chung hy vọng sẽ bình an hơn, cho chúng ta và nhiều thế hệ về sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.