Hôm nay,  

Xin Tiền Làm Phim

08/09/200700:00:00(Xem: 2771)

Bạn,

Theo  báo quốc nội, tại VN, các công ty điện ảnh thuộc hệ thống quốc doanh luôn đối mặt với sự thiếu hụt kinh phí. Mức "trợ giá nhà nước" duyệt chi cho các phim sản xuất trong kế hoạch hưởng ở mức 2 tỷ đồng/phim (khoảng 120 ngàn Mỹ kim/1 phim, nhưng nhiều nhất là 50%-60% số tiền này vào phim, còn lại phải để lại hãng để trả lương cho  nhân viên và chi phí quản lý khác). Thế nên, các đạo diễn phải tìm cách xoay xở để có thêm nguồn vốn làm phim thông qua việc tìm kiếm hợp tác hay xin kinh phí từ các quỹ... Và con đường này cũng "truân chuyên" không kém so với thách thức làm ra một bộ phim hấp dẫn. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Đề cập đến kinh phí, nhiều đạo diễn thừa nhận, làm phim thương mại, đi xin tài trợ hoặc kêu gọi đầu tư, hợp tác không khó so với làm phim nghệ thuật. Vì vậy, một con đường gần như duy nhất đối với các đạo diễn là tìm đến các quỹ tài trợ. Hiện có khoảng hơn một chục quỹ trên thế giới, phần lớn ở châu Âu, tài trợ cho sản xuất phim. Nhưng tiền được tài trợ từ các quỹ này không nhiều, chủ yếu bổ sung để làm hậu kỳ. Hơn nữa, mỗi năm, các quỹ này đều nhận được kha khá các dự án sản xuất phim từ khắp nơi trên thế giới gửi tới.

Bộ phim Trăng nơi đáy giếng (Hãng phim GP) của đạo diễn Vinh Sơn được Quỹ Fonds Sud tài trợ 150 ngàn Eeuro và Quỹ Fonds Francophone tài trợ 80 ngàn Eeuro. Các quỹ này, trước đây đã tài trợ cho các phim Việt Nam khác, như: Mê Thảo thời vang bóng, Thời xa vắng, Mùa len trâu... Đây là sự trợ giúp của Chính phủ Pháp thông qua Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa - Thông tin Pháp đối với lĩnh vực điện ảnh của Việt Nam.

Bộ phim Trái tim bé bỏng (Hãng Phim truyện VN) được Quỹ Global Film Initiative (GFI, Mỹ) tài trợ cho giai đoạn sản xuất và hậu kỳ. GFI tài trợ cho những bộ phim độc lập của các nước đang phát triển, được sản xuất với chi phí thấp, có nội dung gần gũi với cuộc sống đời thường và đậm giá trị nhân văn. Trái tim bé bỏng cạnh tranh với 34 bộ phim đến từ 21 quốc gia để trở thành một trong 6 phim giành được tài trợ.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, việc kêu gọi nguồn vốn tài trợ hoặc hợp tác trong nước cũng không đơn giản. Mới chỉ có đạo diễn Ngô Quang Hải kêu gọi được tài trợ từ Công ty Vido-Tour cho phim Chuyện của Pao. Chính nguồn tài trợ này giúp đạo diễn này đủ tiền trả thù lao cho nhà quay phim nước ngoài Cordelia Beresford và hoàn thành hậu kỳ tại Thái Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.