Hôm nay,  

‘Xóm Lều’ Ở Huế

10/08/200700:00:00(Xem: 4195)

Bạn,
Theo báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Huế, có 1 khu vực  với 200 căn nhà rách nát, ọp ẹp của những gia đình thuộc tổ 21 phường An Cựu được người dân quen gọi là "xóm lều". Từ năm 1998, khi dự án Đại học Huế được  khai triển, những gia đình cư  dân ở đây thuộc thành phần phải giải tỏa. Tuy nhiên, từ đó đến nay chẳng ai  đả động gì, những  gia đình cư dân nghèo rơi vào tình cảnh "đi không nỡ, ở không xong" trong những căn lều ngày càng rách nát một cách thảm hại . Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Tại phường An Cựu, một điều rất dễ nhận thấy ở "xóm lều" là gia đình nào cũng nghề nghiệp không ổn định. Gia đình chị Nguyễn Thị Bé, 7 người chen chúc trong căn lều xập xệ chưa đầy 15m2. Hôm phóng viên đến, cả nhà đang ngồi lục đục bên đống chai bao. Chị Bé than: "Cực lắm chú ơi! Những ngày nắng ráo còn kiếm được đôi đồng chứ mùa mưa là đói dài dài". Gia đình chị vốn trước đây là dân vạn đò sống trên sông Hương. Hơn năm trước, mưa lớn đã làm chìm chiếc đò vốn quá cũ nát. Túng thế, chị tìm đến đây che tạm căn lều để ở. Cái ngày gia đình chị chuyển lên trên cạn cũng là ngày trong thùng không còn một hạt gạo. Chạy vạy mượn bà con láng giềng được mấy trăm ngàn mới che được căn lều ở tạm. Nghề ngỗng gì cũng không có, cả gia đình đành đi lượm chai bao kiếm sống qua ngày.  Trước đây, căn lều rộng gấp đôi thế này, nhưng mùa mưa năm ngoái đã đổ sập. Tiền không có để làm lại nên đành dựng tạm cái chòi để chui vô, chui ra."

Phóng viên nhìn quanh, trong nhà chị chẳng có gì đáng giá ngoài 2 chiếc giường ọp ẹp cùng chiếc xe đạp cũ. Căn lều của gia đình chị Nguyễn Thị Dớ và anh Dương Văn Khoang ở cạnh bên cũng chẳng hơn là bao. Cũng chừng ấy mét vuông mà 9 người ở. Ban ngày thì mỗi người đi làm một nơi, đêm về mỗi người ngồi một góc, chứ đi lại là... đụng nhau. Ngày ngày anh Khoang đạp xích lô, chị Dớ đi bán vé số. Nhà 6 đứa con cứ san sát đầu nhau, nghèo quá nên chẳng có cháu nào đến trường.

Nơi "xóm lều" đang tọa lạc trước đây là khu đất bỏ hoang. Vào đầu những năm 1990, dân vạn đò từ các nơi của thành phố Huế không có đất tìm đến đây dựng lều làm nhà ở. Ai đến trước chiếm được mảnh đất lớn, người đến sau thì mảnh nhỏ hơn.  Ban đầu chỉ một vài nhà, sau đó qua truyền miệng, người vô gia cư khắp nơi trong thành phố cứ tìm đến và hình thành nên xóm lều. Họ cứ nghiễm nhiên làm ăn sinh sống và trở thành những "công dân tự phát" ở tổ 21.

Bạn,
Cũng theo báo SGGP, năm 1998, vùng đất này nằm trong 120 hécta đất được quy hoạch giao cho Đại học Huế xây dựng làng đại học, phương án di dời "xóm lều" đến vùng đất mới cũng đã được tính đến. Tuy nhiên, không hiểu sao từ đó đến nay chẳng ai đả động gì. Theo  một viên chức phường An Cựu, thì "dự án Làng Đại học Huế kéo dài đã gây khó khăn cho cuộc sống người dân".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.