Hôm nay,  

Bỏ Học Để Kiếm Sống

31/10/200600:00:00(Xem: 3658)

Bỏ Học Để Kiếm Sống

Bạn

Theo báo Lao Động, gần 2 tháng sau ngày khai giảng năm học 2006 - 2007, các trường ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình trạng học sinh  bỏ học. Đáng chú ý là học sinh không đến lớp ở 2 bậc trung học cơ sở (lớp 6-9) và trung học phổ thông (lớp 10-12) chiếm tỉ lệ cao... Cơn "sốt" bỏ học, cùng cha mẹ lo chuyện áo cơm của lớp trẻ đang tuổi học hành ở vùng châu thổ sông Cửu Long ở mức báo động. Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này tại một số địa phương như sau.

Tại Đồng Tháp, mặc dù sau một tháng khai giảng đã huy động thêm được gần 490 học sinh lớp 10 đi học, nhưng ở tỉnh này vẫn còn xấp xỉ 8 ngàn học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học trước bỏ (hoặc chưa) đến lớp, chiếm gần 30% tổng số học sinh lớp 10. Riêng hệ ngoài công lập, học sinh khối này ở Đồng Tháp đi học mới đạt xấp xỉ 30%. Không chỉ Đồng Tháp, tình hình học sinh không tới trường trong năm học này ở đồng bằng sông Cửu Long có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương.  Tại tỉnh Sóc Trăng, địa bàn "nóng" nhất về tình hình học sinh bỏ học ở tỉnh này là huyện ven biển Vĩnh Châu; trong đó tỉ lệ học sinh không tới trường ở bậc trung học cơ sở từ xấp xỉ 5% vài năm học trước, hiện tăng lên khoảng 15%; bậc trung học phổ thông cũng tăng từ 10% lên 13%. Ở Bến Tre, trên 50% số học sinh bỏ học trong năm học này là học sinh bậc trung học cơ sở (gần 1,690/2,450 học sinh). So với năm học trước, năm học 2006 - 2007 toàn tỉnh Vĩnh Long cũng giảm trên 8,500 học sinh; trong đó, bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở giảm trên 7,050 học sinh. Đầu năm học 2006 - 2007, số học sinh đến lớp ở Kiên Giang giảm gần 17 ngàn so với năm học trước (chiếm 4.98%). Còn ở An Giang, đến nay chỉ riêng khối lớp 10 đã giảm trên 7 ngàn học sinh.

"Vì sao  học sinh bỏ học"" hai "thủ phạm" mà hầu hết các sở giáo dục-đào tại của các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đề cập là do đời sống gia đình nghèo khó; đi lại ở vùng sâu nông thôn còn khó khăn... Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Hoàng Nhi cho biết: Ở các xã vùng sâu, khi chuyển sang cấp học cao hơn, đường đến trường càng xa, điều kiện giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn... Nhiều gia đình nghèo, đông con không đủ điều kiện cho con theo học tại các trường ngoài công lập. Rất nhiều trường hợp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở (lớp 9), các em nghỉ học, tìm việc làm để đỡ đần gia đình.

Bạn,

Báo Lao Động nêu ra tình hình ở huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) có trường hợp gia đình quá nghèo, phụ huynh phải vật lộn với cái ăn, cái mặc nên "thả nổi" chuyện học của con mình, mà trường hợp 1 học sinh  lớp 2 tên là Nguyễn Văn Mãi là điển hình. Cha, mẹ bám theo bìa rừng làm nghề đốt than, thỉnh thoảng mới về nhà thăm con rồi đi ngay. Vì vậy nhiều hôm nhà không còn gạo, đói quá Mãi phải gác lại chuyện đến trường để đi kiếm ăn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.