Hôm nay,  

Chuyện Về Phone Di Động

01/04/200200:00:00(Xem: 4553)
Bạn,
Những câu chuyện dưới đây do một phóng viên báo Kinh Tế Sài Gòn ghi lại trong một bài viết đề cập đến chuyện sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam. Phóng viên này nhắc lại thông tin hãng Nonika vừa cho ra đời chiếc điện thoại mới mang tên là Vertu với cái giá lên đến 21,000 đô vì được làm theo phương thức thủ công, nạm toàn vàng và bạch kim, dành cho dân chơi thượng đẳng. Phóng viên KTSG cho biết có một doanh nhân nước ngoài sau khi đọc tin này, bình luận: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu chiếc điện thoại này tìm thấy khách hàng của nó tại Việt Nam. Người Việt Nam chịu xài sang lắm." Từ ghi nhận nói trên, phóng viên KTSG đã đề cập đến những chuyện "thiếu văn hóa" của giới doanh gia VN khi sử dụng phone di động qua đoạn ghi chép như sau.

Sau hàng loạt những cuộc đua tranh về ứng dụng mới trong công nghệ không dây, giờ đây các nhà sản xuất đang tìm cách xa xỉ hóa chiếc điện thoại. Chỉ bằng cách này, các công ty sản xuất điện thoại mới thỏa mãn những nhu cầu của những người ưa dùng hàng hiếm. Điện thoại di động phổ biến đến nỗi một câu châm ngôn cũ đã được giới ưa hài hước đổi thành: "Cho tôi biết bạn dùng điện thoại gì, tôi sẽ nói bạn là ai." Nhưng vấn đề là, một khi ngay cả ông xe ôm đầu phố cũng có chiếc điện thoại giống chiếc điện thoại của ông sếp của tôi, thì có lẽ câu châm ngôn cải biên kia cũng không còn đúng nữa. Có lẽ nên đổi câu đó thành: "Cho tôi biết bạn sử dụng điện thoại như thế nào, tôi sẽ nói bạn là ai."

Thường xuyên tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, họp báo, họp công ty...phóng viên KTSG chứng kiến quá nhiều chuyện cười không nổi vì điện thoại di động. Cuộc họp đang hồi căng thẳng thì những tiếng chuông điện thoại hí vang lên. Diễn giả đang say sưa diễn thuyết thì pha đối thoại say sưa của một người trong phòng họp với chiếc điện thoại di động khiến cả diễn giả lẫn những người trong phòng quên khuấy cả bài nói chuyện. Ngay cả trong một cuộc gặp mặt của các doanh nghiệp với 1 phó thủ tướng, một phóng viên để điện thoại reo với âm lượng lớn nhất, với cái tiếng chuông nghe táo tợn nhất, và dù anh ra đã cố gắng thì thầm nhưng cả phòng họp vẫn bị xao lãng. Chuyện này lặp lại khoảng ba, bốn lần cho đến khi một người đề nghị anh ta tắt cái điện thoại chết tiệt đi.

Bạn,
Ghi nhận thêm về những điều lố bịch của giới doanh gia VN qua việc sử dụng phone di động, phóng viên KTSG cũng đã ghi lại lời của một trưởng đại diện một công ty nước ngoài nói rằng ông ta rất ngạc nhiên khi nhiều người trong các buổi họp, làm việc thường để điện thoại reo, và cầm điện thoại nói chuyện mà không hề xin lỗi người đối diện. Phụ tá tổng giám đốc nước ngoài kể với phóng viên: "Tôi thường xuyên phải tháp tùng sếp trong các buổi làm việc với nhiều cơ quan. Một số quan chức VN cực kỳ tự nhiên chủ nghĩa khi làm việc với doanh nhân nước ngoài. Nhiều lần giữa buổi nói chuyện, điện thoại reo là các vị thản nhiên cầm máy nói chuyện. Có lần có vị còn nói oang oang với đầu bên kia: Đang làm việc với mấy thằng nước ngoài. Ông ta không biết"thằng nước ngoài" ngồi trước ông ta rất giỏi tiếng Việt. Ông tổng giám đốc của tôi vẫn ngồi tỉnh queo như không hiểu gì cả, còn tôi thì ngượng chín cả người."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.