Hôm nay,  

Gìn Giữ Nghề Của Tổ Tiên

07/04/200300:00:00(Xem: 4330)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại miền Bắc VN có nhiều làng nghề đang có nguy cơ mai một vì không có người kế truyền nghề. Trong số những làng nghề đó có làng gốm Thổ Hà hình thành cách đây gần 480 năm. Không để nghề gốm truyền thống dần mất đi, ông Cáp Trọng Tuất, 60 tuổi một người dân làng Thổ Hà, đã say sưa tìm tòi, nghiên cứu khôi phục lại làng nghề này. Báo quốc nội viết về người dân nặng lòng với nghề truyền thống qua đoạn ký sự như sau.
Ông Tuất tâm sự: Bây giờ khôi phục làng gốm Thổ Hà tuy đã muộn nhưng còn hơn không, bởi lẽ các nghệ nhân trong làng đã mất đi đến gần 80%, nhưng vẫn còn các cụ biết nghề, vẫn còn những vật tích của các gia đình trong làng giữ lại đến hàng trăm năm nay. Nếu để những nghệ nhân làng gốm cứ dần trăm tuổi mà đi hết, lúc đó khôi phục lại những nét đặc trưng riêng của làng gốm hỏi mấy ai còn biết.
Ông Tuất đã vào tuổi sáu mươi, nhưng vẫn rắn rỏi, vạm vỡ. Đáng lẽ ra ở cái tuổi đó, ông chỉ việc vui vẻ điền viên cùng con cháu, chẳng việc gì phải vất vả khuya sớm, nặn đất xây lò làm gì, nhưng chỉ vì say mê cái nghề của cha ông mà không nỡ nhìn nó dần mất đi. Ông đã dành cả gia sản của mình để gây dựng lại nghề gốm Thổ Hà cổ truyền.
Trong nhà ông Tuất, đồ gốm được bày la liệt. Vẫn chỉ là những chum, vại, vẫn chỉ là những chiếc tiểu, chiếc lư hương, nậm rượu hay vài chiếc chậu cá được làm theo hoa văn của những đồ vật cổ xưa nhưng được ông Tuất cách tân đôi chút.

Làng gốm Thổ Hà ra đời cùng thời với hai làng gốm nổi tiếng Bát Tràng, Phù Lãng vào thời nhà Mạc (1527). Theo chuyện kể, ba vị đi sứ sang Trung Quốc là ông Đào Vĩnh Tiến, Hứa Vĩnh Cảo và Lưu Phương Tú đã học được nghề làm gốm, khi về nước ba ông đã về ba vùng dạy cho bà con. Ông Cảo thì trở về làng gốm Phù Lãng, ông Tú trở về làng Bát Tràng gây dựng cơ nghiệp, còn ông Tiến thì trở về Thổ Hà truyền nghề cho con cháu, đời nọ nối tiếp đời kia, phát triển thịnh vượng và giàu có.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Hồi đó, trên dòng sông Cầu bên bến của làng Thổ Hà, lúc nào tàu bè cũng qua lại tấp nập, mang các sản phẩm gốm như chum, vại, tiểu, lư hương, nậm rượu, chậu cá đi trao đổi muôn nơi. Nghề gốm Thổ Hà phát triển cực thịnh vào những năm 30-40 của thế kỷ 20.
Gốm Thổ Hà nổi tiếng được như vậy là do chất lượng tốt, màu sắc đẹp mà không cần phải tráng men. Các sản phẩm của Thổ Hà do được làm từ chất đất tốt, nung ở nhiệt độ cao tới tận 7 ngày đêm nên thành sành, thâm tím, đanh mặt, gõ trên gốm nghe tiếng coong coong như thép, mảnh gốm sắc cạnh như dao, đựng nước không thấm, đựng thóc gạo không ẩm, mốc. Nhưng để đạt được điều đó, chỉ đất ở Thổ Hà mới có thể chịu được ở nhiệt độ cao như vậy, còn đất ở nơi khác thường bị nứt. Tuy nhiên, có đất thôi chưa đủ, đất còn phải nhờ vào đôi bàn tay lao động của người thợ gốm qua việc pha đất thế nào cho vừa, vẽ sao cho đẹp, cho nổi vân và nung làm sao cho có màu men đẹp, sáng và chắc.
Lò gốm ở Thổ Hà cũng khác với mọi nơi, là một yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm gốm tốt. Kiểu xây lò gốm thông dụng ở đây là lò bầu bởi nó không tốn than, nhiệt độ cao, xếp được nhiều sản phẩm. Gốm ra lò có màu men đẹp mà không phải tráng một lớp men khác. Điều đặc biệt là lò không xây bằng vôi, cát hay xi măng mà được xây bằng chính hạt đất Thổ Hà, cái chất đất ấy mới tạo được sự kết dính.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.