Hôm nay,  

Truyền Nhân Của Biển

17/04/200200:00:00(Xem: 4215)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, trong vùng biển phía nam của Miền Trung, có đảo Phú Quý là một ngư trường nhiều loại hải sản. Điểm đặc biệt nơi đảo này có một gia đình được ngư dân địa phương xem là truyền nhân của biển với những bí thuật về nghề đâm cá nhái (còn gọi là cá bạc). mời bạn nghe câu chuyện rất lý thú về gia đình này theo ghi nhận cnhư sau.

Con cá nhái gọi là cá bạc, mang về đất liền có khi mỗi ký lên tới ba bốn chục ngàn đồng. Lúc trời êm, nguồn cá nhiều, tại đảo Phú Quý cũng bán được với giá 10 ngàn đồng. Mỗi đêm đi đâm cá kiếm 1 triệu bạc không phải là quá tầm với. Thế nhưng duy nhất chỉ có 1 gia đình làm được nghề này, coi như thứ độc quyền trên biển. Người phát kiến ra nghề đâm cá nhái là lão ngư Ngô Việt, 60 tuổi, ở xã Tam Thanh. Chín đời lập nghiệp ở đảo Phú Quý, sinh ra đã là biết đi biển. Tổ phụ của ông, theo lời ông kể, cũng chính là những người đầu tiên trên đảo nghĩ ra nghề câu bủa cá mập nổi tiếng. Biển cả với ông vừa là nguồn sống, vừa là niềm vui cuộc đời. Mười lăm tuổi, ông đã làm cả bạn (trưởng nhóm) cho một ghe nhà đi bủa cá mập. Bốn năm trước, đội thuyền ba chiếc của ông lạc sang Mã Lai và bị nhà chức trách ở đây bắt, coi như mất sạch. Trắng tay trở về, lão ngư mày mò suy nghĩ cách khai thác con cá nhái ven bờ, và một nghề mới ra đời mà nhiều người tìm đến học với cá cây vàng nhưng đều bị từ chối.

"Bí mật công nghệ đó là gì"" Câu hỏi phóng viên được lão ngư đáp: "Đảo nhỏ, nếu người cùng lúc ào vô làm thì chẳng mấy khi sẽ sạch hết cá, cho nên giúp tiền giúp bạc thì được, giúp nghề thì không chú à". Và cái bí mật công nghệ đó, ông đề nghị phóng viên báo TT viết cũng khéo léo giùm. Tất cả là một dây chuyền, từ cái lao chín ngạnh cho đến đến cái ghe cũng phải thửa riêng, lòng ghe phải sâu bao nhiêu, bánh lái phải nhạy như thế nào. Nhưng quan trọng nhất là quan sát hướng bơi của cá, phức tạp vậy nhưng đều có qui luật trong việc đổi hướng bơi. Người con rể tên là Tình nói thêm: có những con dù mình phát hiện được nhưng không đuổi, vì hướng bơi của nó chắc chắn mình không theo kịp, theo chỉ tốn xăng vô ích. Bên bàn nhậu, lão ngư chỉ ngồi hút thuốc khan và nói nho nhỏ: Tôi bao lần suýt chết nên quí cái mạng mình lắm. Năm xưa đi bủa cá mập trúng con to quá, trục tời mãi mà không lên được, tôi phải xuống quấn thêm tời. Con mập này bị thương và chết, máu me loang lổ cả một vùng, vậy là một đàn mập đói đánh hơi mùi máu lao đến, may mà bạn chài kéo lên kịp chớ không nay còn đâu. Mà như cái nghề đâm cá nhái coi đơn sơ vậy mà có lần một con phóng thẳng vào mặt, chút nữa thì cái mỏ nhọn nó đâm đui con mắt. Ông lại trầm ngâm: "Biển cho mình nhiều lắm. Nhưng biển cũng dữ lắm. Có biển thì làm no, ơn biển thì nặng lắm. Con tui bây giờ chỉ còn thằng Sáu Thành làm nghề, đưa ghé lớn đi bủa xa bờ, mấy đứa khác phải học. Xa biển thì cũng buồn nhưng đâu phải lúc nào biển cũng đủ cho hết bấy nhiêu người. Bây giờ có máy định vị, máy tầm ngư, nghề nhiệp cũng đơn giản đi, năm xưa chỉ sống nhờ vào kinh nghiệm, ít người đi biển cho nên tốt nhất vẫn phải chọn nghề."

Bạn,
Phóng viên TT cho rằng cái triết lý của lão ngư là thứ mà cả đời chiêm nghiệm được. Phú Quý là một trong những ngư trường lớn, tài nguyên biển nhiều vô kể.Nghề đâm cá nhái này ông chỉ truyền lại cho người con tên Thơ và người con rể lớn nhất tên Tình, nối nghiệp ông như một cách để gia đình còn gắn với biển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.