Hôm nay,  

Trẻ Vùng Biển Kiếm Sống

29/08/200300:00:00(Xem: 4605)
Bạn,
Những trẻ em trong câu chuyện dưới đây là những thiếu nhi nghèo ở các xã vùng biển Quảng Nam. Trong mùa hè, các trẻ em này đã phải bươn chải với cuộc mưu sinh, kiếm tiền để phụ giúp cho gia đình, đóng học phí, mua sách vở chuẩn bị cho niên học mới. Trong phóng sự về "Trẻ em vùng biển với cuộc mưu sinh", báo Giáo Dục-Thời Đại ghi như sau.
Nhiều lần đi biển Tam Thanh (Tam Kỳ-Quảng Nam), phóng viên đã quen với hình ảnh mấy chị em bé Thúy lăng xăng mời khách mua hàng, thuê phao và không khỏi chạnh lòng. Mới 15 tuổi, Thúy đã là chị của 4 đứa em. Cha làm thợ hồ, mẹ buôn bán lặt vặt. 5 chị em phải kiếm tiền để lo cho năm học mới. Đối với Thúy lúc này, được cắp sách đến trường là điều may mắn. Không riêng mấy chị em Thúy, nhiều trẻ em ở biển Tam Thanh đã cố sức chạy đua mời gọi khách gửi áo quần, thuê phao. Như trường hợp của ba anh em Thái, Dung, Hòa. Thái và Dung phải bỏ học từ năm lớp 5, còn Út Hòa hết hè này vào lớp 4. Cha mất trong một lần đi biển, các em phải lao động quanh năm để phụ giúp mẹ. Mùa hè, ba anh em cho thuê phao và giữ áo quần cho khách. Hết mùa biển, Thái và Dung bươn chải cùng mẹ: khi thì đi bán nước mắm, cá khô; khi thì ra bến phân loại cá, tôm cho các chủ tàu lớn. Còn Hòa thì một buổi đến trường, một buổi đi bán vé số ở thị xã...

Ởû biển Tam Thanh một ngày có khoảng trên dưới 20 em làm "dịch vụ" giữ áo quần, cho thuê phao hay bán trái cây, hải sản... dạo. Những người đi biển Tam Thanh hẳn không lạ gì với cảnh trẻ em chào mời khách đi biển. Với vỏn vẹn vài chục trái cây (mận, xoài, chôm chôm, cóc...), đôi chân các em rảo khắp hàng quán cùng những lời chào mời, năn nỉ. Dịch vụ cho thuê phao, giữ quần áo xem ra thích hợp với các em vì dịch vụ này tương đối đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, để có khách, các em phải lên đến tận nơi giữ xe để chèo kéo, chào mời khách. Thỉnh thoảng xảy ra cảnh giành giật khách, dẫn đến chửi bới, đánh nhau giữa các em. Điều này hẳn nhiên để lại ấn tượng không tốt trong lòng khách đi biển và cũng có người vì bực mình đã có những lời không hay, thậm chí đòi gây sự với các em... Trong những trường hợp như thế, cảm thấy các em đáng thương hơn là đáng trách.
Ởû biển Hà My (Điện Bàn, Quảng Nam), các em làm dịch vụ cho thuê phao hay bán hàng ít hơn. Phần lớn đều theo cha mẹ ra biển cào nghêu, bán tại chỗ cho khách đi biển. Dụng cụ hành nghề khá đơn giản : Chỉ cần một cây có gắn móc để khều nghêu, vừa đi vừa quan sát chỗ nào bọt nổi lên, tức ở đó có nghêu. Bắt được con nghêu thì dễ, nhưng để chống chọi với cảnh trên nắng dưới nước thì không đơn giản chút nào. Mỗi ngày, các em bắt đầu làm việc từ nửa buổi đến chiều, may mắn lắm mới bắt được lượng nghêu trị giá khoảng 5-10 nghìn đồng... Cậu bé Tân (13 tuổi) theo cha cào nghêu từ 2 năm nay, kể : để cầm cự được, em đã phải trải qua một tuần cảm nắng, cảm nước. Còn bây giờ, "một ngày không cào nghêu là em cảm thấy nhớ biển", Tân vừa lượm chú nghêu cào được bỏ vào bao, vừa nói.
Bạn,
Phóng viên báo quốc nội viết tiếp: "Và thời điểm này, ở các hiệu sách khắp nơi đã nhộp nhịp người mua kẻ bán sách vở cho năm học mới. Dù cố dõi mắt tìm nhưng phóng viên vẫn chưa nhìn thấy một gương mặt trẻ em lam lũ nào mà phóng viên từng gặp đi mua sách..."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.