Hôm nay,  

Chợ Rau ‘di Động’

09/06/200600:00:00(Xem: 2088)

Bạn,

Theo báo SGGP, nông dân trồng rau ở các huyện ngoại thành của Sài Gòn vô cùng vất vả khi chở rau đi bán. Muốn được vào bán ở các chợ do xã, huyện lập ra, nông dân

phải đóng tiền thuê quầy sạp, nhưng với số tiền hàng chục triệu đồng, nhiều gia đình không đủ khả năng, cuối cùng  họ phải đem rau bán ở các chợ rau di động dọc theo khu vực ven các trục đường chính. Chuyện buôn bán của các nông dân này luôn ở trong tình trạng "báo động" vì bị công an truy đuổi. Báo SGGP ghi nhận tình cảnh mưu sinh của các nông dân ngoại thành SG chuyên nghề trồng và bán  rau  qua đoạn ký sự  như sau.

Nhiều đêm thức trắng cùng nông dân ngoại thành TPSG ở những phiên chợ rau "di động", sẽ cảm nhận được bao nỗi vất vả của họ khi đem rau đi bán. Từ 23 giờ đến 3-4 giờ sáng ngày hôm sau, tại khu vực ngã ba trên đường Lê Văn Khương (phường Thới An, quận 12) chạy dài đến cầu Trường Đay, đường Cây Trâm, (quận Gò Vấp), cảnh mua bán tấp nập diễn ra với hàng trăm xe gắn máy, xe lôi chở đầy rau nối đuôi nhau chờ thương lái mua. Lâu lâu mọi người lại nổ máy rồ ga chạy tán loạn vì bị công an truy đuổi. Do rất ít thương lái đến mua tại vườn khiến phần lớn nông dân trồng rau ở Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh... phải tự chở đi bán. Cả trăm nông dân trồng rau và hàng tấn rau củ tập trung buôn bán trên trục đường dài hàng kilômét, gây kẹt  giao thông tại khu vực trên.

Các cơ quan chức năng địa phương nhiều lần phong tỏa và thông báo nông dân đưa rau vào các chợ đầu mối Tân Xuân (huyện Hóc Môn), Tam Bình (quận Thủ Đức) để bán. Thế nhưng, nông dân muốn vào bán tại hai chợ trên phải lập hồ sơ thuê quầy sạp mới được bán, nhưng với số tiền quá lớn không ai có đủ khả năng. Và họ bắt buộc phải trở lại khu vực trên, tiếp tục buôn bán lậu. Thời gian gần đây lượng người buôn bán rau củ tăng gấp 2 lần so với trước do nhiều tiểu thương kinh doanh rau, củ, quả ở hai chợ đầu mối Tân Xuân (huyện Hóc Môn), Tam Bình (quận Thủ Đức) lợi dụng ăn theo đến đây bán để trốn thuế. Trước đây hàng từ các tỉnh về đưa vào 2 chợ trên rồi mới được cung cấp đến người tiêu dùng. Giờ đây họ hẹn giờ cho xe chở hàng về khu vực trên chẻ hàng đưa vào nội thành, khỏi phải tốn tiền thuê quầy sạp.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, trong khi một số nơi tiểu thương, nông dân  không có nơi buôn bán phải chiếm lòng lề đường, thì một số nơi xây chợ tràn lan nhưng không có người mua bán. Tại quận 12 TPSG, phòng kinh tế quận này cho biết, quận đã thành lập tạm "chợ trung chuyển rau" tại phường Hiệp Thành rộng trên 1,000m2,  kêu gọi nông dân vào buôn bán. Thu lệ phí 2 ngàn đồng/người để trả tiền thu gom rác, điện nước và chi phí quản lý. Thế nhưng chỉ có một số ít nông dân vào, còn lại vẫn cứ bán ở các chợ di động ngoài đường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.