Hôm nay,  

Mưu Sinh Ở Chợ Lao Động

22/11/200300:00:00(Xem: 4564)
Bạn,
Trên địa bàn nội thành Hà Nội, hàng ngày đều có những tụ điểm tập trung những dân nghèo chờ khách đến thuê mướn làm đủ loại công việc tạp dịch. "Hàng" tại các chợ này chính là sức người đem đổi lấy áo cơm. Báo TNVN ghi lại tình cảnh của những người dân khốn khó kiếm sống tại chợ lao động tại Hà Nội qua đoạn ghi chép như sau.
Anh Hà, quê huyện Xuân Thủy, Nam Định, đã 3 năm đứng chợ lao động đường Nguyễn Trãi. Ngày nhiều việc, anh kiếm được 30-40 nghìn đồng, song cũng có hôm chỉ đứng hít bụi. Tuy nhiên, từ 20/11, anh sẽ không thể kiếm ăn được nữa, bởi thành phố Hà Nội sẽ xóa bỏ chợ lao động với lý do an ninh đô thị.
Ở quê, gia đình anh Hà chỉ trông vào 1.4 sào ruộng, trừ đi tiền giống lúa, thuế má thì mỗi vụ chỉ còn 600-700 nghìn. Thu nhập quá eo hẹp khiến anh phải tìm đường lên phố. Một ngày làm việc của anh Hà bắt đầu từ mờ sáng và kết thúc lúc tối mịt với đủ loại như: mang vác hàng hoá, đánh vữa, nạo vét cống, chở cát đến các công trường... Bữa cơm trưa qua quýt, phút nghỉ ngơi hiếm hoi. Tối tối, anh và 5 người cùng quê tá túc trong căn phòng chỉ 16 m2 tối tăm và ẩm thấp. Hầu hết dân lao động cho biết, công việc vất vả, lại thường xuyên bị người thành phố miệt thị, nhưng họ coi đó là cứu cánh cho cuộc sống mưu sinh.

Tuyến đường Nguyễn Trãi và nhiều tụ điểm khác như cầu Trung Tự, đường Láng, Kim Ngưu, nút Mai Dịch... luôn có 40-70 người chờ việc từ các tỉnh khác nhau. Tại khu vực này, mỗi khi có khách hàng, dân lao động ùa ra náo loạn, gây ảnh hưởng giao thông, trật tự công cộng. Anh Vũ Văn Huy, quê Thanh Hoá, thường đứng ở cầu Trung Tự cho hay, thỉnh thoảng anh bị công an phường giữ vì gây mất trật tự, nhưng chỉ phải ngồi chờ nửa ngày là được thả ra vì anh chẳng có tiền nộp phạt.
Đối phó với quyết định xoá bỏ chợ lao động, nhiều người ngoại tỉnh đã chuyển hướng làm ăn. Một người tên Huy nói: "Bọn tôi tính "nhảy" vào TP SG . Nơi đó hình như dễ kiếm việc, phiền một nỗi xa quê quá, đến mùa vụ không thể về gặt hái được. Tuy vậy, đi xa để mà có việc còn hơn là về nhà chịu đói dài". Một nhóm khác thì tính đi Quảng Ninh đào than, ra Móng Cái làm cửu vạn, người lại tính lên rừng vận chuyễn gỗ lậu...
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, đa số dân lao động đứng ven đường vẫn tin rằng công an chỉ làm "gắt" trong dịp diễn ra SEA Games và họ vẫn quyết "bám trụ" lại Hà Nội. Để tránh công an, trước mắt, họ sẽ tạt về khu vực ven thành phố, nơi cũng đang ngổn ngang các công trình xây dựng. Hoặc sẽ dùng xe đạp đi tới các công trường xin việc. Họ tính rằng, chỉ cần mấy ngày tìm địa điểm mới và mất khoảng 100-200 nghìn đồng vì nghỉ việc, còn hơn là không có gì nếu trở về quê. Và nếu không có dân lao động như họ thì ai làm những công việc vất vả mà công xá rẻ mạt này. Một phụ nữ tên là Thu Anh, phường Trung Tự cũng cho phóng viên hay, chị ta thường thuê những người ngoại tỉnh tới thông tắc cống rãnh cho gia đình. Nếu chợ lao động bị dẹp bỏ, chị chưa biết tìm người ở đâu để làm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.