Hôm nay,  

Oâng Tổ Doanh Nhân Vn

06/02/200300:00:00(Xem: 4593)
Bạn,
Theo Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, cứ theo lịch sử mà tính thì doanh nhân đầu tiên của VN có lẽ là vợ chồng Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung, con gái của vua Hùng đời thứ III. Họ đã lập nên một khu kinh tế mở hoạt động buôn bán làm ăn phát đạt. Báo KTSG viết về hai nhân vật này như sau.
Tông tích và hành trang của hai nhân vật này được văn bản hóa vào thế kỷ XV trong Lĩnh Nam chích quái và Thiền Uyển tập anh dưới dạng một truyền thuyết về "Đầm một đêm/Nhất dạ trạch". Truyện kể rằng, sau khi kết hôn với Chử Đồng Tử, Tiên Dung không dám trở về vì nghe vua Hùng không thuận việc mình kết kẻ nghèo hèn làm chồng "bèn cùng Chử Đồng Tử mở bến chợ, lập phố xá cùng dân buôn bán, dần dần thành cái chợ lớn (nay là chợ Thám, còn gọi là chợ Hà Lương (Châu Giang, Hải Hưng), bản khác ghi là chợ Hà Trạch. Phú thương ngoại quốc tới buôn bán, thờ Tiên Dung, Đồng Tử làm chúa.
Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã thành lập một khu kinh tế mở hoạt động buôn bán làm ăn phát đạt, nhưng trái với thể chế chính thống của nhà nước Văn Lang coi ra còn rất bảo thủ nên về sau, bị vua cha cho rằng "con gái làm loạn", bèn sai quân tới đánh.

Trong chừng mực nào đó, khu chợ lớn của Tiên Dung và Chử Đồng Tử có phần vừa giống lại vừa khác với trung tâm buôn bán dưa hấu của Mai An Tiêm ở hòn đảo ngoài cửa biển huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Truyền thuyết kể rằng, sau khi bị đày ra đảo vì tội có ý tưởng cá nhân chủ nghĩa, không nằm trong khuôn khổ truyền thống của chủ nghĩa tuân phục, An Tiêm đã nhờ chim trời giúp chuyển đổi giống cây trồng mà trở thành nhà cung cấp độc quyền thứ dưa hấu mới chất lượng số một trong các phường chài, phường buôn nên được khá giả. Vì An Tiêm chuyên buôn sản phẩm nông nghiệp và làm ăn theo lối trao đổi dưa lấy lương thực được coi là chưa có gì trái với lệ thường nên về sau được vua xuống chiếu gọi về cho phục chức cũ.
Bạn,
Báo KTSG viết tiếp: cũng là góp phần phát triển kinh tế mà anh con nuôi An Tiêm được vua thương, còn ngược lại cô công chúa Tiên Dung cùng phò mã Chử Đồng Tử lại bị vua cha ghét đến mức coi là thù địch là do cái cách kinh doanh khác nhau và có lẽ quan trọng hơn là do cái nhìn vĩ mô về phát triển văn hóa-xã hội của họ có khác với vua Hùng đời thứ III.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.