Hôm nay,  

Nữ Công Nhân Bốc Vác

17/07/200000:00:00(Xem: 5789)
Bạn
Xưa nay, chuyện bốc vác đá, than, cát sỏi ở các bến tàu là công việc dành cho đàn ông. Thế nhưng những năm gần đây, do đời sống khó khăn, nhiều phụ nữ ở VN đã phải kiếm sống bằng những nghề rất nặng nhọc. Mời bạn nghe câu chuyện về những phụ nữ bất hạnh ở bến tàu qua đoạn ký sự sau đây trích từ báo Phụ Nữ.

Khi những đoàn tàu xà lan, tàu kéo chở than, chở đá xanh, cát sỏi hụ còi cặp các bến Vân Đồn, kè Gia Thượng, Tĩnh Gia, thì đã thấy khá nhiều phụ nữ cầm thúng ào xuống cầu tầu. Tôi (phóng viên) không thể nhìn thấy gương mặt của họ trẻ hay già bởi tất cả đều được quấn bịt bằng khăn mặt, chỉ để hở có hai con mắt dưới vành nón tơi tướp và trang phục nhàu nhĩ hền hệt nhau. Họ chủ yếu là người đến đây từ nhiều tỉnh khác. Khi tôi ngỏ ý muốn mời các chị cốc nước trà đá giữa tầm nghỉ giải lao, họ bảo: “Chúng em chỉ uống nước lọc cho thêm tí muối với tí đường, vừa chống mất nước vừa không mất ngủ”, và tôi cũng biết rằng nước lọ” mà các chị vừa nói chủ yếu là thứ nước máy, nước giếng khoan nguyên chất, nó còn có thêm một điều lợi nữa mà đối với các chị là cả một vấn đề khá quan trọng, đó là: Không mất tiền.

Trong mấy gian “nhà cấp bốn” thấp ngang đầu ở xóm 3 Chương Dương, tôi cũng đã được chứng kiến bữa ăn tập thể của hơn chục chị em, quê Lý Nhân, Hà Nam. Không có mâm, không bát tộ, giữa chiếu là nồi cơm tom, nồi canh còn to hơn nữa nhưng niêu cá kho thì chỉ như một ví dụ có trong bữa cơm đạm bạc. Mỗi chị một đôi đũa, một bát con, ăn xong của ai người nấy rửa, còn xoong nồi thì phân theo thứ tự cho người ở nhà đi chợ thổi cơm hôm đó. Các chị cười có ý thẹn: “Như thế cho tiện, trước cũng bị vỡ vô khối ra rồi đấy chú ạ!”. Suốt cả buổi tối, tôi ngồi nghe chuyện các chị kể, những mảnh đời “chín cái lênh đênh”, nghe rồi thấy thật xót lòng.

Chị V. chồng nghiện hút, chết đã hai năm, để lại cho chị năm đứa con thơ dại, chị ứa nước mắt: “Bây giờ ở quê, đứa lớn nhất 13 tuổi trông bốn đứa em, thằng nhỏ út mới 4 tuổi. Chị K.H vốn là “gái bán hoa”, sau cải tạo được chị em thương kéo lên đây cho ăn ở, cho làm cùng, chăm chỉ lắm và thu nhập giờ đây cũng đủ sống. Nguyên nhân chị K.H. đi vào con đường ấy là do ông bố nát rượu, nhận lời bán con cho một người cùng làng làm ăn mãi Móng Cái. Tên người làng ấy sau khi cưỡng dâm chị đã bán lại cho người khác, xoay vần bể khổ thế nào rồi lại ra đứng đường, chị bị công an bắt và đưa đi trại cải tạo. Một chị lớn tuổi nhất thở dài, cái thở dài có ý mừng vui: “Bây giờ thì đời nó yên rồi”.

Chị S. lại có một thân phận u buồn không giống ai trong tốp, anh chồng cờ bạc, cứ vài bữa lại bất chợt ở quê lên vòi tiền, nếu chị khôn hồn thì đưa ra nếu không thì sẽ bị đánh ngã sấp bổ ngửa ngay giữa nơi thuê trọ, trước mặt các chị em mà không ai dám can ngăn vì đã có lần hắn (chồng chị S.) đã đánh thâm tím cả mặt và đầu chị L, chị Ng. vì tội: “Dám can thiệp chuyện riêng của nhà ông à"” Sự kỳ lạ được nghe, được thấy đã ngoài sức tưởng tượng của tôi.

Bạn,
Theo ghi nhận của báo Phụ Nữ, mỗi ngày một nữ công nhân phải đội trên đầu mình khoảng 60 tấn hàng, di chuyển đoạn đường một lượt từ 20-30 mét từ tàu, xà lan đến điểm tập kết trên bờ. Và như vậy đôi chân mỗi chị mỗi ngày đi khoảng 20-30km, trong khi họ phải mang vác nặng mỗi chuyến không dưới 30-40kg trên đầu. Họ đã bán cả sức người, chấp nhận mọi hiểm nguy, để trả nợ áo cơm...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.