Hôm nay,  

Hướng Dẫn Viên Du Lịch

10/12/200200:00:00(Xem: 4456)
Bạn,
Theo báo Đầu Tư, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học về ngành du lịch trong những khoá gần đây đã gặp phải không ít hoàn cảnh éo le khi đi xin việc. Họ thường đổ lỗi cho số phận của mình không may mắn của mình. Báo Đầu Tư ghi nhận về tình cảnh của các sinh viên ngành du lịch như sau.
Thu K., 23 tuổi, quê ở Phú Thọ, vừa tốt nghiệp khoa du lịch vào tháng 6 vừa qua. Trước đây cô rất lạc quan vì cậy có người bác họ cũng làm hướng dẫn viên (HDV) du lịch trong một công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành có tiếng ở HN, khi cô ra trường có thể sẽ được ông bác nhấc vào một chỗ ghế trống của công ty, nếu không đi tour thì cũng ngồi văn phòng để điều hành hoặc bán tour cho khách, thu nhập bét nhất cũng hơn 2 triệu đồng/tháng. Vậy mà cho đến thời điểm này, cô cầm bằng đã hơn 5 tháng song vẫn không vào nổi công ty trên vì lý do tế nhị, khó nói ra.
Thanh Th., sinh viên khoá 43, cũng tốt nghiệp tháng 6 vừa qua, tỏ ra bi quan khi cho biết một thực tế rất bi hài. Tính đến thời điểm này, số người có được công việc (chưa dám khẳng định là có ổn định hay không) trong hơn một trăm sinh viên thuộc khoá của cô chỉ đếm trên đầu ngón tay, số còn lại thì đành làm trái nghề. Những người chấp nhận đầu quân cho các công ty hoặc văn phòng kinh doanh lữ hành tư nhân (đang mọc lên như nấm sau mưa, hầu như có thể tìm thấy ở bất cứ ngõ phố nào ở Hà Nội), thì lại nhìn thấy tương lai không lấy gì làm sáng sủa. Thậm chí nhiều người trong số họ tiết lộ: làm việc tại đây chỉ là giải pháp tình thế để tự an ủi mình, còn lâu dài thì họ phải tìm một bến đậu khác. Không riêng gì sinh viên tốt nghiệp các khoa Văn, Sử, Địa và Ngoại ngữ... bỏ nghề mà nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch sau rốt cũng đành chào thua nghề HDV du lịch. Đó là thực tế.

Tốt nghiệp loại khá của Khoa du lịch, thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Mai H. (25 tuổi), cứ nghĩ cô sẽ nhanh chóng tìm được một chỗ trong một văn phòng du lịch nào đó, vậy mà sau gần 3 năm long đong tìm nghề không đặng, cô đành chấp nhận bán hàng cho một cửa hiệu thời trang trên phố Thợ Nhuộm (Hà Nội). Cô tâm sự, rất yêu nghề nhưng không thể tìm được nơi làm việc phù hợp, vì không chỉ riêng cô mà còn rất nhiều bạn bè không muốn làm tại các văn phòng du lịch của tư nhân.
Bạn,
Báo Đầu Tư viết tiếp: Theo họ cho biết, đa phần những văn phòng trên hoạt động rất manh mún, xô bồ, không ổn định. Mức lương mà các văn phòng này chi trả cho HDV Du lịch đã thấp, lại không có chế độ khen thưởng cũng như đáp ứng quyền lợi phúc lợi xã hội tối thiểu như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động... Họ lại sẵn sàng bị cho nghỉ việc nếu văn phòng không có khách, nhất là đối với những HDV tại các văn phòng chỉ phục vụ du khách trong nước, không cần biết ngoại ngữ, hoạt động eo hẹp trong khoảng thời gian 3 tháng mùa hè... Mong muốn của Mai H. và bạn bè là một ngày nào đó được nhận vào làm tại các công ty kinh doanh du lịch lớn, hoạt động ổn định và có uy tín... Nhưng những địa chỉ quý hiếm ấy hiện nay lại rất khắt khe trong tuyển dụng và nhiều khi họ chỉ muốn quan hệ với HDV ở cấp độ cộng tác viên, tức là có khách thì gọi, không có thì thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.