Hôm nay,  

Mốt Học Tiếng Nhật

07/08/200400:00:00(Xem: 5379)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, chuyện học Anh văn, điện toán đã thành chuyện thường ngày ở VN, bây giờ muốn theo kịp thời đại thì phải biết thêm nhiều ngoại ngữ khác, đó là câu nói cửa miệng của nhiều thanh niên, thanh nữ hiện nay. Tiếng Nhật, tiếng Đại Hàn đang được giới trẻ VN ưa chuộng, trong đó lợi thế có phần nghiêng về ngôn ngữ đến từ đất nước mặt trời mọc. Báo TN viết như sau.
Có nhiều lý do để giới trẻ ngày nay chọn học Nhật ngữ: truyện tranh, phim hoạt hình của Nhật tràn ngập khắp nơi, du khách Nhật tìm đến VN khá đông, nhiều tổ chức, công ty Nhật chọn VN làm địa điểm đầu tư , nhiều học bổng du học sang Nhật dành cho sinh viên, học sinh. Do đó nhu cầu về người biết tiếng Nhật trong xã hội hiện nay là rất lớn. Điều đó khiến tiếng Nhật trở nên "có giá" và nhu cầu học tiếng Nhật đang ngày một gia tăng.
Dạo quanh các trường Nhật ngữ lớn tại TPSG có thể thấy cứ mỗi đợt khai giảng khóa mới thì số lượng học sinh, sinh viên theo học khá đông, trong đó đông nhất vẫn là những lớp vỡ lòng. Ngọc Minh, sinh viên ĐH Văn Lang cho biết: "Mình học tiếng Nhật vì muốn sau này ra trường dễ kiếm được việc làm, vả lại từ trước mình cũng yêu thích ngôn ngữ này lắm". Còn Minh Thư ,học sinh lớp 8 Trường Trần Đại Nghĩa thổ lộ: "Sau này em mong muốn được sang Nhật du học về ngành quản lý khách sạn nên từ bây giờ ngoài tiếng Anh phải học thêm cả tiếng Nhật nữa".

Tại các trường Nhật ngữ cũng dễ dàng bắt gặp những gương mặt khá trẻ hiện đang làm cho các công ty Nhật như Phạm Thị Lan (kế toán Công ty WEC Sài Gòn), cô cho biết: "Nhu cầu giao tiếp trong công việc buộc mình phải trau dồi thêm ngoại ngữ. Vừa đi làm vừa đi học tuy vất vả nhưng cũng khá lý thú". Trong khi đó tại Trường Nhật ngữ SAKURA, số người ghi danh học lớp vỡ lòng đông đến nỗi phải dùng đến "chiêu" rút thăm may mắn: ai trúng tên mới được đóng tiền nhập học. Thụy Vy (SV ĐH Hàng hải) sau khi nhận biên lai học phí cười thật tươi: "Chờ khá lâu, cuối cùng cũng được nhập học, mừng quá! Bạn bè mình nhiều người cũng theo học ở đây". Thậm chí năm ngoái, cả hai trường trên còn dùng cách tăng học phí để hạn chế bớt học viên, nhưng lượng người đến ghi danh vẫn đông như thường.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một điểm chung ở hầu hết các trường là trong khi học viên "ùn ùn" đổ vào các lớp vỡ lòng thì những lớp trên lại lâm vào cảnh "đìu hiu". Nếu lớp vỡ lòng trung bình có từ 40-50 học viên thì đến lớp 6, 7 chỉ còn phân nửa; có khi nhiều lớp phải nhập lại với nhau mới đủ sĩ số. "Càng lên cao càng rơi rụng dần. Ít người theo được đến nơi đến chốn".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.