Hôm nay,  

Dân Chạy Lũ Lên Sài Gòn

04/10/200100:00:00(Xem: 4433)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, hàng năm, cứ vào mùa lũ, nhiều cư dân ở miền Tây lại lên Sài Gòn kiếm sống. Trong tháng 9 vừa qua, tại bến xe Miền Tây ngày nào cũng có vài chục người dân miền Tây chạy lũ theo xe đò lên đây, nhiều nhất là dân Đồng Tháp. Ở Cầu Mật quận 8, bến Trần Văn Kiều thuộc quận 6, hàng ngày cũng có vài chục người từ miền Tây theo ghe đò đi nhờ lên Sài Gòn kiếm sống qua mùa lũ. Báo NLĐ dẫn lời của một bà chủ xe đò chạy đường Sài Gòn-Đồng Tháp kể rằng có người dắt díu cả gia đình đi, lên thành phố mà chẳng biết là sẽ ở đâu, làm gì. Trước tình cảnh bi thảm của nhiều cư dân chạy lũ, bà chủ xe đò nói: Thấy tội nghiệp, nhiều khi tui không lấy tiền xe hoặc chỉ lấy cho có.

Cũng theo báo NLĐ, những người chạy lũ đều nghèo khó, ngay cả khi không gặp mùa lũ. Nhiều người ao ước rằng phải chi họ có một chiếc xuồng nho nhỏ để làm chân đi bắt con tôm, con cá, thì không đến nỗi phải chạy lên Sài Gòn ở bụi, không biết phải làm gì. Lên Sài Gòn, họ đa phần đều bám vào hoạt động của các chợ Mai Xuân Thưởng, Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh... Họ chẳng câu nệ việc gì, từ phụ rửa chén bát, bàn ghế trong các hàng quán đến lặt bó rau, làm ruột cá ở ngoài chợ...miễn sao có được bữa ăn, được trả công vài ngàn đồng. Có người sắm quang gánh đi lùng sục mua ve chai, sắt vụn, có kẻ xin giúp việc nhà, giữ trẻ. Điều xót xa nhất là nhiều người dân miền Tây phải đi xin ăn. Tại chợ Cầu Ông Lãnh, Cầu Muối... và các hàng quán xung quanh, nhiều người lếch thếch, bồng bế con chưa thôi sữa, lê la xin ăn, lượm thức ăn thừa còn sót lại. Có những người trước đây chưa hề ngửa tay xin ăn, nay vì đói quá phải nhắm mắt chịu nhục. Một cư dân quê Hồng Ngự, Đồng Tháp kể: Tui cùng vợ và ba đứa con mới lên thành phố ba ngày nay. Bốn giờ sáng dắt nhau ra chợ lượm, xin rau thừa, cá chết...nếu nhắm không đủ thì phải la cà xin thêm. Làm thì chỉ có những việc tạm bợ qua ngày, ăn ở thì bụi bờ đâu cũng xong. Những đêm trời cứ mưa rả rích hoài, làm cho người dân chạy lũ cũng nếm mùi cực nhọc nhiều hơn. Ở vỉa hè đường Nguyễn Cư Trinh, Bến Chương Dương, đường Lý Thái Tổ... nhiều người cứ dọn qua, dọn lại để tránh mưa. Người lôi ra ổ bánh mì ỉu xìu, kẻ giở hộp cơm mua vội đâu đó.

Một buổi tối, phóng viên NLĐ ghé vào lề đường Hậu Giang trú mưa, cũng gặp lúc nhiều người từ chợ rau Mai Xuân Thưởng kéo đến, đa số là đàn bà, con nít, tay khư khư ôm túi xách vào người. Một chị thu xếp xong chỗ ngả lưng, chợt lại gần phóng viên mượn tờ báo kẹp trên yên xe. Chị đọc rất lâu rồi ngồi thừ người ra. Khi đem trả, phóng viên nghe chị lẩm bẩm: Nước cứ lên hoài, không biết cha con nó ở dưới có bị gì không " Phụ nữ này kể: Nước ngập, tụi tui lên bộ ở. Lộ cũng ngập, tui và mấy đứa con lên thành phố kiếm sống, còn ổng và thằng con lớn ở lại giữ nhà.

Bạn,
Người dân chạy lũ cho phóng viên biết: tại bến xe Miền Tây, lúc nào cũng có vài tay cò chờ sẵn, đón những người chạy lũ lên Sài Gòn kiếm sống. Các tay cò này hứa hẹn kiếm giùm việc làm ở các cơ sở may vá, giúp việc nhà. Một phụ nữ quê ở Thanh Bình, Đồng Tháp, đang trú tại vỉa hè đường Tháp Mười, kể lại: "Hôm tụi tui lên thành phố, có hai con nhỏ nghe lời tụi kia, nói đi may ở đâu đó. Cách đây vài ngày, một đứa chạy về đây, nói là bị dụ đi bán bia ôm, nó không chịu, trốn về, nay phụ bó rau trong chợ Mai Xuân Thưởng." Nhiều cô gái chạy lũ cũng lâm vào tình cảnh như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.