Hôm nay,  

Thoát Nghèo Nhờ Lượm Đá

21/10/200500:00:00(Xem: 5643)
Bạn,
Theo báo SGGP, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bên triền sông Mã, tại huyện miền núi Cẩm Thủy, Thanh Hóa, có hai " làng nổi" Tân Phong, Tân Thành. Trước kia, cả hai làng đều dựa vào con nước để giăng câu, thả lưới đánh bắt con tôm, con cá. Nhưng dần dà cá, tôm cũng vợi đi, nghề chài lưới của dân 2 làng nổi này trở nên truân chuyên, cơ cực. Gần đây, cả làng thoát cảnh đói nghèo nhờ vào nghề lượm đá cuội trên sông Mã. Báo SGGP ghi lại chuyện mưu sinh bằng nghề lượm đá của dân 2 làng này qua đoạn ký sự như sau.

Cách đây vài năm, trong lúc làm nghề vận tải, mang hàng đi Hà Nội, 1 người dân tên là Phạm Văn Sơn (người Cẩm Phong, Cẩm Thủy, Thanh Hóa), tình cờ nhìn thấy những đống sỏi to lù lù ở Nhà máy gạch ốp lát Vigracera Hà Nội. Anh lân la hỏi xem loại sỏi đó để làm gì, rồi xin mẫu về so sánh với loại đá cuội ở quê mình. Khi đưa ra vài viên chào hàng, Nhà máy gạch này đã đồng ý mua loại đá của anh Sơn với số lượng lớn. Vậy là, một ý tưởng làm ăn lóe lên trong đầu: về làng chài vận động mọi người đi lượm đá để bán. Lúc đầu, nhiều người vẫn chưa tin lắm, nhưng thấy anh trả tiền ngay, nên dần dà ai nấy đều tham gia đi nhặt đá trên sông. Đá có nhiều loại lớn, nhỏ, trắng, đen và được phân cấp rõ ràng. Loại đá trắng, to, đều được anh Sơn mua với giá 170 ngàn đồng/m3. Loại đá đen to, đều, được mua với giá 120 ngàn - 130 ngàn đồng/m3, rồi giảm dần theo cấp đá.

Công việc lượm đá tuy không vất vả, nhưng lại cần có vốn liếng để đầu tư đóng thuyền. Vậy là, anh Sơn cấp vốn cho cư dân, rồi trừ dần vào tiền bán đá. Không những thế, dân chài ai cần tiền để dựng vợ, gả chồng cho con, hay trị bệnh, đóng tiền học hành cho con... tất cả đều được anh Sơn tạo điều kiện cho vay mà không bao giờ tính lãi. Nhờ vào nghề lượm đá mà nhiều gia đình sống dưới thuyền đã có vốn để lên bờ tậu đất, dựng nhà...

Anh Phạm Văn Sơn cho biết thêm: "Sau mỗi mùa nước lũ tràn về, đất, đá từ trên các sườn núi trôi xuống sông rất nhiều, chỉ sợ không đủ sức mà lấy thôi. Đặc biệt, loại đá cuội của dòng sông Mã theo như các nhà máy gạch phân tích thì thành phần chất sắt ít hơn đá của nơi khác. Do vậy, khi đưa vào nghiền thành bột để làm xương gạch sẽ cứng hơn và khó vỡ".

Bạn,
Cũng theo SGGP, cư dân Phạm Văn Sơn khẳng định, nếu 17 nhà máy gạch ốp lát trong cả VN vẫn tiếp tục mua đá cuội của anh thì chuyện dân giàu lên chưa dám nói, nhưng ở quê của anh ta sẽ không còn gia đình nghèo nào cả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.